K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

Bạn tham khảo đoạn này nhé!

Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.

Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.

Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.

Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:

- Thu, con!

Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”

Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:

- Vào ăn cơm

- Cơm chín rồi

Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.

Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.

3 tháng 12 2021

nó có bị thiếu chỗ nàO không bạn

20 tháng 3 2018

A. Mở bài :

- Truyện “Chiếc lược ngà” được Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện viết trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng lại tập trung nói về tình người – cụ thể ở đây là tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt tình là tình cảm của ông Sáu – người cha cán bộ cách mạng đối với đứa con gái nhỏ - Bé Thu thật sâu sắc và cảm động.

B. Thân bài :

1. Tóm tắt qua về cuộc đời của ông Sáu:

Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ông Sáu là một người cha hi sinh cả cuộc đời để gìn giữ tình cha con bất diệt.Vì cuộc chiến đấu chung của dân tộc, ông Sáu đã mang vế sẹo trên mặt, đã hi sinh cả vẻ đẹp của một thời trai trẻ. Đấy là nỗi đau thể xác. Mấy ngày về thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi đau về tinh thần : đứa con gái duy nhất ông hằng mong nhớ, không chịu nhận ông cha, không một lời gọi “ba”. Cho đến phút cuối cùng trước lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc của người cha. Nhưng phút ấy ngắn ngủi quá. Để rồi cuối cùng ông vĩnh viễn phải xa con. Ông đã ngã xuống lặng thầm mà không một lời trăng trối, không một nấm mồ, không bia mộ…

2. Trong những ngày về phép thăm nhà.

- Ra đi đánh giặc từ năm 1946, mãi đến năm 1954 hoà bình lập lại, ông mới được về phép thăm nhà và quê hương một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con bé đã tám, chín tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi “ba” một tiếng cũng không được trọn vẹn. Đó là bi kịch thời chiến tranh.

   + Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy đứa con. Ông vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con”, có lẽ ông rất vui, rất xúc động và hạnh phúc, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Nhưng bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má. Ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn.

   + Trong hai ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu không đi đâu chỉ quanh quẩn ở nhà với con, chăm sóc con nhưng bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn. .....nhưng ông sẵn lòng tha thứ cho con. Tình yêu thương của người cha dành cho con trở nên bất lực khi ông Sáu đánh con bé một cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp ra khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé.....Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải – vết thương của chiến tranh – đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra bóng dáng người cha nữa !

- Cho đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ chợt nhận ra ba mình và kêu thét lên: “Ba…………. Ba!”. Trước cử chỉ của bé Thu, “anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con”. Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha cảm nhận được tình ruột thịt từ con mình.Và ông Sáu đã ra đi với nỗi thương nhớ vợ con không thể nào kể xiết.

3. Tình cảm của ông Sáu với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về phép thăm nhà, nhưng biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần sau của truyện, khi ông Sáu ở trong rừng tại khu căn cứ.

- Trước hết là nỗi nhớ thương xen lẫn sự day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông Sáu đúng là một người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha con. Mang lời hẹn ước của con gái ra đi : “Ba về, ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con. Ông quả là một người cha chiều con và luôn biết giữ lời hứa với con, đó là biểu hiện tình cảm trong sáng và rất sâu nặng

- Kiếm được khúc ngà, anh vui sướng như đứa trẻ được quà, rồi để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ... tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân – nghệ nhân chỉ sáng tạo một tác phẩm duy nhất trong cuộc đời. Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn và quý giá mà đó là chiếc lược kết tụ tất cả tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kì diệu làm sao! Cây lược ngà ấy chưa trải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng ông. Nó trở thành vật thiêng, an ủi ông, nuôi dưỡng trong ông tình cha con và sức mạnh chiến đấu. Hằng đêm, ông đã nhìn ngắm chiếc lược, cố mài lên mái tóc, cho chiếc lược thêm bóng, thêm mượt. Tác giả không miêu tả rõ song người đọc vẫn hình dung cái kỉ vật nhỏ bé mà thân thương ấy, mỗi ngày một đẹp lên, trắng ngà, toả sáng lung linh. Đó là biểu tượng trắng trong, quý giá, bất diệt của tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải sẽ có ngày anh Sáu được gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm này.

- Nhưng tình cảnh thật đáng thương, anh không kịp đưa cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha ấy đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, đã chuyển nó cho người bạn như một cử chỉ chuyển giao sự sống, một sự uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng của người bạn thân: ước nguyện của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói: “chỉ có tình cha con là không thể chết được”. Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng hơn cả một lời di chúc.

⇒ Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong chuyện “Chiếc lược ngà” là hình ảnh sâu nặng về tình cha – con. Ông Sáu quả là một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng và tận tuỵ vì tình yêu thương con, một người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào. Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng mở đường đi trước đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.

C. Kết luận

Câu chuyện về chiếc lược ngà làm người đọc cảm động vì tình cha con thắm thiết, đẹp đẽ. Nhưng cảm động hơn nữa, nó còn khiến cho ta nghĩ đến những đau thương, mất mát, éo le mà con người phải gánh chịu vì cuộc chiến tranh. Ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối và gian khổ. Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng” giữa rừng sâu. Nhưng chỉ có tình cha con là không thể chết được.

1 tháng 6 2021

Tham khảo

- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.

- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.

- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.

19 tháng 12 2021

Tham khảo:

Tôi là Thu, sinh ra và lớn ở vùng sông nước Nam Bộ. Vào những kháng chiến chống Mỹ ác liệt, cả Miền Nam cùng sống và chiến đấu rất anh hùng. Tôi làm công tác giao liên, chuyên đưa đón cán bộ về nơi tập kết an toàn. Vào một ngày làm công tác giao liên, tôi tình cờ gặp lại Bác Ba, một người đồng đội của Ba tôi. Chưa kịp hỏi han tin tức về Ba, Tôi đã nhận được chiếc lược ngà, món quà ba đã tự tay làm cho Tôi. Nhìn chiếc lược, lòng tôi bồi hồi cảm xúc về Ba, người mà tôi ngày đêm mong nhớ. Hình ảnh về lần gặp ba nhiều năm về trước chợt hiện về trong kí ức của tôi.

Cũng giống như bao đứa trẻ thời chiến lúc bấy giờ, chúng tôi lớn lên với mẹ. Đàn ông bây giờ đều trực tiếp tham gia chiến đấu, đánh trả quân đội Mỹ xâm lược. Khi tôi được 1 tuổi, ba tôi theo mệnh lệnh của Tổ Quốc lên đường chiến đấu. Tôi hầu như không có bất cứ hình ảnh hay hoài niệm nào về Ba.

Thế nhưng mẹ tôi vẫn ngày đêm kể cho tôi về ba, người đàn ông mà mẹ và rất nhiều người xung quanh tự hào. Ba tôi là một người anh hùng, một chiến sĩ dũng cảm nơi đầu trận tuyến. Trong trí óc non nớt của mình, tôi đã vẽ ra hình ảnh của ba là người rất đẹp, khuôn mặt ba hiền lành, ba luôn nở nụ cười ấm áp với tôi.

Năm tháng cứ thế trôi đi, hình ảnh và nỗi nhớ ba cứ lớn dần lên trong tôi. Vào một ngày đang chơi ngoài sân, tôi chợt bị một tiếng kêu làm chú ý:

- Thu, con!

Tôi quanh lưng lại, thấy một người đàn ông da đen, rắn rỏi, nhưng khuôn mặt lại có một vết sẹo dài đỏ rất lớn. Tôi hoảng sợ, chạy lại ôm mẹ, không dám nhìn. Trong đầu tôi lúc này hiện lên nhiều câu hỏi: “ Đây là ai? Sao lại gọi mình là con? Ba của mình đây sao? Không phải? Khuôn mặt ba đâu như vậy? Ba không giống như mình nghĩ? Nhất định đây không phải là ba?”

Điều làm tôi bất ngờ là má tôi lại ôm chầm người đàn ông này và tỏ ra vô cùng thân thiết. Ông ta ở lại nhà tôi vài ngày, ông đều tìm cách làm thân với tôi nhưng tôi đều đẩy ông ra. Tôi không gọi ông ta là Ba, chỉ nói trổng:

- Vào ăn cơm

- Cơm chín rồi

Dù bị Má dọa đánh nhiều lần, hay người đàn ông đó có lại gần hay làm thân với tôi thế nào, tôi cũng không gọi tiếng Ba. Đối với tôi lúc này, đây là người đàn ông hoàn toàn xa lạ, không phải là Ba như tôi đã tưởng tượng ra bấy lâu nay.

Bữa ăn hôm đó, Ông ta gắp cho tôi một miếng trứng cá to vàng cho vào chén của tôi. Sẵn dịp không thích, tôi dùng chiếc của cả xoi vào chén, rồi bất thần hất trái trứng ra, văng tung tóe cả cơm ra ngoài. Có lẽ lúc này cơn nóng giận nhiều ngày đã lên tới đỉnh điểm, ông ta đã đánh vào mông tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Bị đánh đau là thế, nhưng tôi không hề khóc lóc hay đạp đổ cả mâm cơm cho bõ tức. Tôi gắp miếng cá cho vào chén, đứng dậy rồi bước ra khỏi mâm cơm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, khua rổn rảng, khua thật to, rồi bơi sang sông. Tôi sang nhà bà ngoại ở vì tôi không muốn nhìn thấy ông ta.

Trong bụng tôi nghĩ, chỉ hết đêm nay ông ta sẽ không còn ở đây nữa, tôi sẽ không phải nhìn thấy ông ta nữa. Đêm nằm bên ngoại, tôi nghe ngoại hỏi tại sao lại xa cách cha đến vậy. Tôi nói là vì vết sẹo đỏ trên mặt, ba tôi không có vết sẹo đó, còn người đàn ông này lại có. Tôi sợ vết sẹo đó, vì thế tôi nghĩ đó không phải là ba của tôi.

Nhưng khi nghe câu trả lời của ngoại, lòng tôi lại thấy ân hận vô cùng. Ngoài bảo ba tôi là anh hùng, vết sẹo đó là do đánh nhau với tụi giặc mà có. Tụi giặc độc ác, cướp phá, giết hại đồng bào ta. Ba tôi đã anh hùng chiến đấu với tụi nó, nên mới có vết sẹo vậy.

Trời ơi, vì vết sẹo đó mà tôi không nhận ba, xa lánh và hắt hủi ba mấy ngày nay. Tôi thấy ân hận quá, nghĩ lại những việc mình đã làm, tôi thấy có lỗi với ba quá. Ba đã mong nhớ tôi đến chừng nào, vậy mà tôi đã xa cách ba, làm cho ba phải giận, phải buồn lòng. Tôi còn chưa kịp gọi tiếng Ba cơ mà.

Sáng hôm sau khi cùng ngoại về nhà, tôi thấy mọi người đã đứng kín ngoài sân. Mọi người đến chào và động viên ba lên đường chiến đấu. Má thì lo sắp xếp đồ vào chiếc ba lô nhỏ của ba. Tôi hết đứng ở góc này. rồi dựa lưng vào góc khác. Tôi muốn lại gần ba, nhưng cứ bị điều gì đó cản lại.

Đến khi nhìn ba mang ba lô trên vai, nhìn tôi khẽ nói “ Thôi ba đi nghe con” thì mọi thứ trong tôi chợt vỡ òa.

- Ba!

Tiếng ba Tôi đã dồn nén suốt bao lâu, giờ bật tung ra thành tiếng rõ ràng. Tiếng Ba như chất chứa sự nhớ mong, ân hận và nuối tiếc vì những gì đã làm cho ba mấy ngày qua. Tôi chạy thật nhanh tới, ôm ba và òa khóc.

Người ba mà tôi suốt 8 năm trời mong nhớ đã bị tôi ghẻ lạnh, giờ lại một lần nữa đi xa không biết khi nào gặp lại. Tiếng ba mà không biết khi nào tôi mới được gọi lần nữa.

Tôi ôm Ba, hôn lên mặt Ba, cả trên vết sẹo đỏ làm tôi thấy sợ hãi và xa cách ba mấy hôm nay. Tôi giữ chặt, không muốn cho ba đi. Tôi muốn giữ Ba lại bên mình mãi, không cho ba rời xa tôi thêm phút giây nào nữa.

Nhưng vì nhiệm vụ, ba vẫn phải lên đường. Trước khi đi, tôi mong muốn ba sẽ làm cho tôi một chiếc lược để chải tóc. Từng ấy năm sau đó, tôi và má sống trong sự chờ đợi và nhớ mong ba da diết. Ngày hôm nay, khi nhận lại kỉ vật của ba trên tay Bác Ba, chiếc lược ngà mà ba tỉ mỉ làm và khắc lên dòng chữ “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.

Lòng tôi lại một lần nữa quặn thắt, nước mắt rơi liên hồi. Vậy là tôi đã không có cơ hội được gặp lại cha lần nữa, cha tôi đã anh dũng hy sinh. Nhưng đến phút cuối cùng, ba vẫn ôm ấp và gửi gắm kỷ vật để đồng đội ba trao lại cho tôi. Tôi càng thêm thương nhớ ba.

Bây giờ tôi đã trở thành một giao liên, phục vụ cho công tác của cách mạng. Nhìn chiếc lược ngà ba để lại, lòng tôi càng thêm quyết tâm. Tôi sẽ cố gắng sống và chiến đấu, tiếp bước chân truyền thống cha anh. Tôi sẽ để ba luôn tự hào về cô con gái nhỏ của mình.

19 tháng 12 2021

help me

 

26 tháng 12 2021

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

                                               Bạn tham khảo!

25 tháng 12 2021

 Truyện ngắn Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu. Truyện xoay quanh những thay đổi trong tâm trạng của nhân vật ông Sáu và bé Thu. Sau bao năm chiến đấu xa nhà, ông Sáu trở về nhà tron sự háo hức gặp lại đứa con gái bé bỏng. Nhưng sự háo hức đó bỗng chốc trở thanh hụt hẫng bởi sự sợ hãi của con, một vết cứa sâu trong tâm hồn người cha. Những ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông cố gắng vỗ về, dỗ dành và gần gũi con nhưng càng vỗ về nó thì nó càng đẩy ra. Mong được nghe một tiếng "ba" mà con chẳng bao giờ chịu gọi, và không kìm được, ông đã đánh con. Cái đánh là sự bất lực về thái độ ương bướng của con nhưng nó cũng là sự khao khát tinh yêu từ người con bởi thời gian bên con của ông chẳng thể kéo dài. Ngày ra đi đã đến, người cha chỉ dám đứng nhìn con từ xa với ánh mắt yêu thương trìu mến. Bỗng tiếng thét của Thu: ”Ba…a…a” đã xé tan sự im lặng, xé tan ruột gan lòng người lính sắp đi xa. Nó chạy lại ôm chặt và hôn khắp người cha. Bao tình cảm kìm nén, bao mong mỏi được gặp cha trong nó giờ đây như tuôn trào, nó khao khát được gọi tiếng cha và được đôi bàn tay cha vỗ về. Ấn tượng hằn sâu trong tâm trí nó về người cha tlà bức ảnh cũ kĩ nó luôn nâng niu, trân trọng. Vậy mà chỉ vì vết thẹo trên má đã khiến nó nghi ngờ về cha, trong lòng nó giờ đây là yêu thương, ân hận, day dứt và cả những tiếc nuôi về quãng thời gian ngắn ngủi vừa qua. Những ngày xa con ở chiến khu, bao nhiêu nhớ thương, ân hận và cả niềm khát khao được gặp con, ông Sáu dồn cả vào việc làm chiếc lược ngà rất tỉ mẩn, rất cẩn thận. Câu chuyện đã để lại trong lòng người sự nỗi xúc động về tình cha con hết sức sâu nặng, thiêng liêng và cao đẹp dù là trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh khắc nghiệt.

16 tháng 11 2019

Hành động trái ngược của bé Thu trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà và lúc ông sắp ra đi được thể hiện:

●    Khi ông Sáu bồi hồi nhận con thì bé Thu lại tròn mắt ngơ ngác lạ lùng. Bé ngạc nhiên, sợ hãi vì người đàn ông lạ mặt ôm và tự nhận là ba của bé. Vết sẹo dài trên mặt ông Sáu vì xúc động mà đỏ ứng, giật giật khiến cho bé Thu sợ hãi, khóc và chạy về nhà. Khi nhận ra ba thì tình cảm trào dâng, Thu nhất quyết không cho ba đi.

●    Hai hành động trái ngược đó thể hiện sự yêu ghét rạch ròi phân minh, một tính cách bản lĩnh vững vàng của cô bé dù chỉ mới tám tuổi. Điều nhất quán trong tính cách nhân vật đó là tình yêu dành cho ba của Thu, cô bé yêu ba, tự hào về ba, khắc ghi hình ảnh của ba trong bức tranh khi chụp chung với má. Em chỉ yêu người ba trong ảnh. Vì vậy, khi nhìn thấy ông Sáu ngoài đời thực khác xa bức ảnh, em đã kiên quyết không nhận. Khi bà ngoại nói cho Thu biết vì thằng Mỹ mà ba có vết thẹo trên má, em yêu thương ba hơn và trong tình yêu mãnh liệt, gấp gáp ấy co cả sự ân hận day dứt.