K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2022

TK:

Những thuận lợi:Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)Những khó khăn:Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố,...)
11 tháng 9 2017

- Thuận lợi:

      + Nguồn lao động dồi dào.

      + Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

      + Người dân ở đây có trình độ thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đôi cao; đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo.

- Khó khăn:

      + Bình quân đất nông nghiệp (đặc biệt là đất trồng lúa) hiện ở mức thấp nhất trong cả nước.

      + Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn mức trung bình toàn quốc.

      + Nhu cầu lớn về việc làm, y tế, văn hoá, giáo dục ngày càng cao, đòi hỏi đầu tư lớn.

28 tháng 1 2021

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số trung bình là 1179 người/km2 (năm 2002), gấp 4,87 lần mức trung bình cả nước (242 người/km2).

 

- Thuận lợi:

 

+ Dân số đông, mang lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, nhất là những ngành cần nhiều lao động.

 

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

 

+ Là cơ sở, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.

 

+ Thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

 

+ Người dân có trình độ thâm canh lúa nước, giỏi nghề thủ công, tỉ lệ lao động qua đào tạo tương đối cao, đội ngũ trí thức, kĩ thuật và công nghệ đông đảo.

 

- Khó khăn:

 

+ Dân số tăng quá nhanh trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh, tạo sự kìm hãm phát triển kinh tế.

 

+ Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động trở nên gay gắt, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm tăng cao.

 

+ Gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa – xã hội, nhà ở…

 

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

+ Những thuận lợi:

- Có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi để phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, là lợi thế để thu hút đầu nước ngoài.

- Có thị trường tiêu thụ lớn tại chỗ kích thích sản xuất phát triển.

+ Những khó khăn:

Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng đã gây nhiều sức ép đến:

- Giải quyết việc làm, y tế, giáo dục,…, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

- Sản xuất lương thực, thực phẩm (bình quân đất canh tác trên đầu người thấp).

- Tài nguyên, môi trường.

- An ninh, trật tự xã hội.

5 tháng 6 2017

+ Những thuận lợi:

- Có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi để phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, là lợi thế để thu hút đầu nước ngoài.

- Có thị trường tiêu thụ lớn tại chỗ kích thích sản xuất phát triển.

+ Những khó khăn:

Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng đã gây nhiều sức ép đến:

- Giải quyết việc làm, y tế, giáo dục,…, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

- Sản xuất lương thực, thực phẩm (bình quân đất canh tác trên đầu người thấp).

- Tài nguyên, môi trường.

- An ninh, trật tự xã hội

20 tháng 1 2017

- Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

      + Cung cấp lương thực cho nhân dân.

      + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu.

      + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

      + Đảm bảo an ninh lương thực còn là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

- Những thuận lợi và khó khăn của đồng bằng sông Hồng để phát triển sản xuất lương thực

- Thuận lợi:

      + Phần lớn diện tích đất đồng bằng là đất phù sa không được bồi đắp hằng năm (Đất trong đê) , thuận lợi cho việc phát triển cây công nghiệp.

      + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp.

      + Nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống và kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

      + Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

      + Thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

      + Một số nơi đất đã bạc màu

      + thiếu nước trong mùa khô

      + Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

1 tháng 4 2017

* Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)

*) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng

+ Những thuận lợi:

- Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.

- Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.

- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)

+ Những khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.

- Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.

- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).

- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).

1 tháng 4 2017

* tầm quan trọng của việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng :
+ Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
+ Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…)
* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng
+ Những thuận lợi:
– Đất phù sa nhìn chung màu mỡ, diện tích, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
– Điều kiện khí hậu và thủy văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.
– Nguồn lao động đông, trình độ thâm canh cao nhất nước.
– Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
– Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
+ Những khó khăn:
– Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người), đất bị chia cắt manh mún, hạn chế cho việc cơ giới hóa sản xuất.
– Diện tích đất bị canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, bị suy thoái.
– Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
– Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, lương thực lao động có trình độ bị hút về các thành phố…).

2 tháng 1 2018

- Thuận lợi:

      + Đất phù sa sông Hồng màu mỡ.

      + khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh nên có thể trồng cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Có khả năng thâm canh, xen canh, tăng vụ và đưa vụ đông lên thành vụ chính.

      + Tài nguyên nước dồi dào, thuận lợi cung cấp nước cho tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt

      + Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể là các mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

      + Tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đáng bắt thủy sản, du lịch,...

- Khó khăn:

      + Diện tích đất lầy thụt, đất mặn đất phèn cần được cải tạo.

      + Rìa đồng bằng một số nơi đất đã bạc màu.

      + Chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán,...

1 tháng 4 2017

+ Thuận lợi:

- Giao lưu thuân lợi với các vùng khác trong nước và với nước ngoài, có lợi thế để phát triển nền kinh tế mở, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Có điều kiện phát triển kinh tế biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, giao thong vận tải biển, du lịch biển - đảo …)

+ Khó khăn:

-Phải thường xuyên phòng chống thiên tai.


23 tháng 11 2017

- Thuận lợi:

  • Đất phù sa màu mỡ.
  • Điều kiện khí hậu và thuỷ văn thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp.
  • Có một mùa đông lạnh rất phù hợp cho một số cây trồng ưa lạnh, cho phép phát triển vụ đông với nhiều loại rau.
  • Tài nguyên khoáng sản: mỏ đá Tràng Kênh (Hải Phòng), Hà Nam, Ninh Bình; sét cao lanh (Hải Dương); than nâu (Hưng Yên); khí tự nhiên (Thái Bình).
  • Nguồn tài nguyên biển: sinh vật biển phong phú, có địa điểm xây dựng cảng nước sâu thuận lợi (Cái Lân), có vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- Khó khăn:

  • Diện tích đất bình quân đầu người thấp, đất bị bạc màu.
  • Thiếu nguyên liệu tại chỗ cho phát triển công nghiệp.
  • Thiên tai thường xảy ra: bão, úng lụt, rét đậm, sâu bệnh,...