K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Xã hội phong kiến thời xưa đề cao công, dung, ngôn, hạnh. Những phẩm chất đó được coi là thước đo khuôn mẫu, đức hạnh của người phụ nữ. Trong văn học trung đại nổi lên với muôn vàn hình tượng nhân vật nữ khác nhau. Tuy nhiên Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là nhân vật được đánh giá cao nhất về vẻ đẹp tâm hồn lẫn đức hạnh của người phụ nữ phong kiến, và đặc biệt hình tượng nhân vật này đã được khắc họa hết sức sinh động và sâu sắc, nhất là trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Kiều Nguyệt Nga vốn là một cô gái xuất thân trong gia đình lư hương có cha làm quan trong triều đình. Trên đường về miền Hà Khê để đoàn tụ với gia đình, nàng đã gặp phải bọn cướp Phong Lai dữ tợn chuyên cướp bóc của dân làng. Hình ảnh bọn cướp ngang dọc hoành hành chính là phản ánh cho cả thời đại, ấy là một thời đại đầy loạn lạc. Trong bối cảnh đó, người ta mong ước có được một vị anh hùng hào kiệt sẽ dang tay cứu giúp dân lành, và Lục Vân Tiên đã xuất hiện trong bối cảnh đó. Chàng đã dẹp tan bọn cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga. Hình ảnh nàng hiện lên không phải thông qua miêu tả kĩ càng trong thơ văn mà chỉ thông qua đoạn hội thoại ngắn ngủi với Vân Tiên. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, chúng ta đã cảm nhận được nét đẹp của nàng, đó là sự thùy mị, nết na, đoan trang mà lại có học thức:

“ Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”.

Mặc dù còn đang trong cơn hãi hùng trước bọn cướp Phong Lai, tuy nhiên đứng trước những lời hỏi thăm đầy chân tình của Vân Tiên, nàng đã đáp lại hết sức dịu dàng thể hiện đúng mực thước của một cô gái có học thức, đồng thời cũng thể hiện sự cảm kích, ân tình trước ơn cứu mạng của Vân Tiên. Trong cuộc đối thoại với Vân Tiên, nàng cũng đã thổ lộ rõ cảnh ngộ của mình. Đó là việc nàng từ ngàn dặm xa xôi tới đây, không quản hiểm nguy chỉ mong đến được vùng Hà Khê để đoàn tụ với gia đình “tiện bề nghi gia”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng thực khiến cho người đời cảm động. Hình tượng Kiều Nguyệt Nga chính là hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến đương thời.

“ Quê nhà ở quận Tây Xuyên

Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê

Sai quân đem bức thư về

Rước tôi qua đó định bề nghi gia

Làm con đâu dám cãi cha

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.

Tuy nhiên nét đẹp của nàng không chỉ dừng lại ở đó. Phẩm chất cao quý nhất của Kiều Nguyệt Nga đó là tấm lòng chân thành sâu sắc, mong muốn được đền ơn đáp nghĩa đối với ân nhân của mình, quả là một cô gái thủy chung, ân nghĩa vẹn toàn.

“Hà Khê qua đó cũng gần

Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”.

Nàng không phải là một cô gái mang ơn cho có, lời nói của nàng đầy chân tình chứ không hề sáo rỗng. Nàng tha thiết muốn đề ơn đáp nghĩa cho Lục Vân Tiên, đấy là biểu hiện của một con người đầy nhân nghĩa, luôn đề cao đạo lí “đền ơn đáp nghĩa” đối với ân nhân của mình. Kiều Nguyệt Nga muốn thực tâm bày tỏ tấm lòng sâu sắc của mình qua hai lần mong muốn được đền ơn. Lần đầu chỉ là quỳ lạy, người đọc có thể nhầm tưởng đây là lời cảm ơn đầy khách sáo nhưng lần thứ hai nàng đã thực tâm tha thiết, chân tình mời chàng về nhà để đền ơn, đến đây chúng ta đã thực sự cảm động trước sự chân thành mà sâu sắc của cô gái này. Cái ơn đó không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả danh tiết của một người con gái, điều mà với một cô gái nó còn quan trọng hơn cả tính mạng.

“Lâm nguy chẳng gặp giải nguy

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

Và cũng chính từ tình huống gặp gỡ với con người hiệp nghĩa này, cảm kích trước ơn cứu mạng và phong thái hào hiệp trượng nghĩa của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã lựa chọn tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai này. Đến đây nó không đơn thuần chỉ là đền ơn đáp nghĩa nữa mà là sự thủy chung, gắn bó sâu sắc với người mà mình yêu thương. Những phẩm chất này sẽ ngày càng được bộ lộ sâu sắc và rõ nét vào những trích đoạn sau của tác phẩm.

Có thể thấy rằng bên cạnh Lục Vân Tiên thì Kiều Nguyệt Nga cũng là nhân vật được khắc họa chân thực và đầy sống động với những nét đẹp tiêu biểu của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Hình tượng nhân vật nổi bật đến mức trở thành hình mẫu mà những sáng tác văn học trung đại trước và sau vẫn khó có thể vượt qua

19 tháng 10 2021

https://friendshiptag.com/vn/d_a/1809489

28 tháng 3 2017

So sánh về cách trần thuật và xây dựng nhân vật của hai tác phẩm tiêu biểu: Lão Hạc, Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

  Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng Lão Hạc
Cách trần thuật Trần thuật theo hành trạng, tên tuổi, các việc làm, con cháu liên tục Biến hóa đa dạng, châm đóm hút thuốc rồi kể chuyện bán chó
Lời văn Đối thoại, thuật lại Lời đối thoại: trực tiếp
Cách miêu tả nhân vật Miêu tả giản lược, chỉ kể sự việc Miêu tả kĩ hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ, nội tâm nhân vật
Mối quan hệ giữa các nhân vật Mối quan hệ giữa các nhân vật được tạo lập trên cơ sở giải quyết tình huống Nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác được thể hiện bằng hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm
Điểm nhìn trần thuật Điểm nhìn toàn tri của tác giả, người kể ở ngôi thứ ba Điểm nhìn của nhân vật ông giáo, ngôi kể thứ nhất
13 tháng 10 2021

tham khảo

Điểm giống nhau của hai chị em:

- Cả hai chị em đều là những giai nhân tuyệt sắc, "mười phân vẹn mười".

- Nhan sắc của họ đều như báo hiệu, ẩn chứa trong đó tâm hồn đẹp đẽ, hoặc phúc hậu, hoặc đằm thắm, mặn mà.

* Điểm khác nhau.

- Trong cách miêu tả của Nguyễn Du, vẻ đẹp của Thúy Vân được làm nên từ ngoại hình (khuôn mặt, nét mày, tiếng cười, giọng nói, nước tóc, làn da) trang trọng, đầy đặn, nở nang. Thúy Kiều vẻ đẹp được làm nên từ sự sắc sảo, thắm tươi như tỏa ra từ đời sống nội tâm của người con gái (đặc tả đôi mắt).

- Nhan sắc của hai chị em đều đẹp hơn những vẻ đẹp thiên nhiên. Nhưng với Thúy Vân, thiên nhiên chịu "thua, nhường", còn với Thúy Kiều, thiên nhiên lại "hờn, ghen".

- Nguyễn Du không hề nói đến cái tài của Thúy Vân mà chỉ nói đến cái tài của Thúy Kiều. Và cái tài của nàng được ông miêu tả rất kĩ nhất là tài âm nhạc, thứ nghệ thuật mà có người đã gọi "bản ghi nhanh của tình cảm. Và bản đàn Thúy Kiều tâm đắc nhất là khúc nhạc có tên: bạc mệnh.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Khác nhau :
* Vẻ đẹp của Thúy Vân là vẻ đẹp đoan trang, thùy mị, phúc hậu, dịu dàng, khiến thiên nhiên (mây, tuyết) còn nhân nhượng (thua, nhường), là "đòn bẩy" để nổi bật tài sắc của Kiều .
* Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp của tài hoa, tài tình, của sự "sắc sảo mặn mà" khiến cho thiên nhiên (hoa, liễu) cũng phải "ghen, hờn" . Đó là vẻ đẹp dự báo cho cả cuộc đời mười lăm năm lưu lạc "thanh lâu hai lượt , thanh y hai lần" của Kiều : "tài tình chi lắm cho trời đất ghen", hay "chữ tài liền với chữ tai một vần" (N. Du)

 

- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.

- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.

  Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.

 Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.

 Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.

 Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.

18 tháng 10 2021

Em cảm ơn chị ạ