K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Xã hội phong kiến thời xưa đề cao công, dung, ngôn, hạnh. Những phẩm chất đó được coi là thước đo khuôn mẫu, đức hạnh của người phụ nữ. Trong văn học trung đại nổi lên với muôn vàn hình tượng nhân vật nữ khác nhau. Tuy nhiên Kiều Nguyệt Nga trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là nhân vật được đánh giá cao nhất về vẻ đẹp tâm hồn lẫn đức hạnh của người phụ nữ phong kiến, và đặc biệt hình tượng nhân vật này đã được khắc họa hết sức sinh động và sâu sắc, nhất là trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Kiều Nguyệt Nga vốn là một cô gái xuất thân trong gia đình lư hương có cha làm quan trong triều đình. Trên đường về miền Hà Khê để đoàn tụ với gia đình, nàng đã gặp phải bọn cướp Phong Lai dữ tợn chuyên cướp bóc của dân làng. Hình ảnh bọn cướp ngang dọc hoành hành chính là phản ánh cho cả thời đại, ấy là một thời đại đầy loạn lạc. Trong bối cảnh đó, người ta mong ước có được một vị anh hùng hào kiệt sẽ dang tay cứu giúp dân lành, và Lục Vân Tiên đã xuất hiện trong bối cảnh đó. Chàng đã dẹp tan bọn cướp cứu được Kiều Nguyệt Nga. Hình ảnh nàng hiện lên không phải thông qua miêu tả kĩ càng trong thơ văn mà chỉ thông qua đoạn hội thoại ngắn ngủi với Vân Tiên. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, chúng ta đã cảm nhận được nét đẹp của nàng, đó là sự thùy mị, nết na, đoan trang mà lại có học thức:

“ Trước xe quân tử tạm ngồi

Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”.

Mặc dù còn đang trong cơn hãi hùng trước bọn cướp Phong Lai, tuy nhiên đứng trước những lời hỏi thăm đầy chân tình của Vân Tiên, nàng đã đáp lại hết sức dịu dàng thể hiện đúng mực thước của một cô gái có học thức, đồng thời cũng thể hiện sự cảm kích, ân tình trước ơn cứu mạng của Vân Tiên. Trong cuộc đối thoại với Vân Tiên, nàng cũng đã thổ lộ rõ cảnh ngộ của mình. Đó là việc nàng từ ngàn dặm xa xôi tới đây, không quản hiểm nguy chỉ mong đến được vùng Hà Khê để đoàn tụ với gia đình “tiện bề nghi gia”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng thực khiến cho người đời cảm động. Hình tượng Kiều Nguyệt Nga chính là hình mẫu lí tưởng của người con gái trong xã hội phong kiến đương thời.

“ Quê nhà ở quận Tây Xuyên

Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê

Sai quân đem bức thư về

Rước tôi qua đó định bề nghi gia

Làm con đâu dám cãi cha

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành”.

Tuy nhiên nét đẹp của nàng không chỉ dừng lại ở đó. Phẩm chất cao quý nhất của Kiều Nguyệt Nga đó là tấm lòng chân thành sâu sắc, mong muốn được đền ơn đáp nghĩa đối với ân nhân của mình, quả là một cô gái thủy chung, ân nghĩa vẹn toàn.

“Hà Khê qua đó cũng gần

Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng”.

Nàng không phải là một cô gái mang ơn cho có, lời nói của nàng đầy chân tình chứ không hề sáo rỗng. Nàng tha thiết muốn đề ơn đáp nghĩa cho Lục Vân Tiên, đấy là biểu hiện của một con người đầy nhân nghĩa, luôn đề cao đạo lí “đền ơn đáp nghĩa” đối với ân nhân của mình. Kiều Nguyệt Nga muốn thực tâm bày tỏ tấm lòng sâu sắc của mình qua hai lần mong muốn được đền ơn. Lần đầu chỉ là quỳ lạy, người đọc có thể nhầm tưởng đây là lời cảm ơn đầy khách sáo nhưng lần thứ hai nàng đã thực tâm tha thiết, chân tình mời chàng về nhà để đền ơn, đến đây chúng ta đã thực sự cảm động trước sự chân thành mà sâu sắc của cô gái này. Cái ơn đó không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả danh tiết của một người con gái, điều mà với một cô gái nó còn quan trọng hơn cả tính mạng.

“Lâm nguy chẳng gặp giải nguy

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

Và cũng chính từ tình huống gặp gỡ với con người hiệp nghĩa này, cảm kích trước ơn cứu mạng và phong thái hào hiệp trượng nghĩa của Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga đã lựa chọn tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai này. Đến đây nó không đơn thuần chỉ là đền ơn đáp nghĩa nữa mà là sự thủy chung, gắn bó sâu sắc với người mà mình yêu thương. Những phẩm chất này sẽ ngày càng được bộ lộ sâu sắc và rõ nét vào những trích đoạn sau của tác phẩm.

Có thể thấy rằng bên cạnh Lục Vân Tiên thì Kiều Nguyệt Nga cũng là nhân vật được khắc họa chân thực và đầy sống động với những nét đẹp tiêu biểu của người con gái trong xã hội phong kiến xưa. Hình tượng nhân vật nổi bật đến mức trở thành hình mẫu mà những sáng tác văn học trung đại trước và sau vẫn khó có thể vượt qua

19 tháng 10 2021

https://friendshiptag.com/vn/d_a/1809489

26 tháng 3 2021

tham khảo ạ

Hãy lắng nghe tiếng thơ ngọt ngào như tiếng hát của Ta-go, đại thi hào của Ấn Độ. Năm 1913, với tập "Thơ Dâng", ông được giải thưởng Nô-ben về văn chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tỉnh nhân ái ", là '"ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc". Thế giới thơ của Ta-go đã dành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.

Bài thơ "Mây và sóng" nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Nó là bài thơ kiệt tác rút trong tập "Trăng non" (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu.

Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn "giỡn với sớm vàng", và đùa "cùng trăng bạc" từ bình minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ thỉ tâm tình:

"Họ bảo: chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày,
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc".

Cuộc đối thoại giữa mây với em bé không chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của tuổi thơ mà còn khẳng định ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:

"Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi".

Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm… là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:

"Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh".

Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ!

Ngắm mây bay… rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng khao khát, ước mơ?. Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi".

Và rồi cứ đi đến bờ biển… sóng sẽ cuốn con đi đến mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ… Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn khoăn: “Nhưng đến tối, mẹ tôi nhớ thì sao?” Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào… Em bé bâng khuâng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:

"Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?
Họ (sóng) bên mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa…".

Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du ngoạn cùng Mây (bay cao) nên em cũng không thể đi chơi với Sóng (đi xa). Với em chỉ có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử.

Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em không nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc. Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ:

"Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ
Tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ.
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu…”.

Câu thơ "Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển" là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết lí. Không có biển thì không có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ mới có em thơ. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển reo, biển hát. Lúc "con cười giòn tan vào gối mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa với bao điều.

Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với Mây, giữa em bé với Sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Một bài thơ trong sáng, hồn hậu của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sóng hồn nhiên thích phiêu lưu mạo hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo… là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ. Em bé được nói trong "Mây và Sóng" rất yêu thương mẹ hiền.

"Mây và Sóng" là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng Sóng, Mây, Mẹ thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề:

+ Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm văn chương có giá trị

+ Ông đã để lại nhiều tác phẩm văn chương đồ sộ, trong đó có Lục Vân Tiên.

II. Thân bài

1.  Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

* Cuộc đời:

- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) sinh ở làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định

- Ông xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ.

- Học giỏi, giàu lòng hiếu thảo, cả cuộc đời sáng ngời nhân nghĩa, tình yêu nước thương dân.

- Nguyễn Đình Chiểu về Gia Định dạy học và bốc thuốc chữa bệnh cho dân.

- Cuộc đời riêng của ông đầy bi kịch: bị mù, công danh dở dang... 

* Sự nghiệp sáng tác:

- Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta trong những năm dài đau thương nửa sau thể kỉ XIX.

- Ông đã để lại cho đời những tác phẩm đồ sộ:

+ Tác phẩm gồm có:

Các truyện thơ: “Truyện Lục Vân Tiên", "'Dương Từ Hà Mậu", "Ngư tiều y thuật vấn đáp ".

+ Nhiều bài thơ, bài văn tế tuyệt tác: "Chạy giặc”, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc",...

-> Các tác phẩm của ông có giá trị truyền bá đạo lý làm người, cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước, ca ngợi những con người sẵn sàng làm việc nghĩa, sẵn sàng hi sinh vì dân, vì nước. Ông đã cho em bài học quý về đạo lý làm người, về ý chí nghị lực phi thường, về lòng căm thù giặc và lòng yêu nước.

2. Tác phẩm Lục Vân Tiên

- Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm tiểu biểu, độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu, gồm 2082 câu thơ lục bát (có dị bản dài 2246 câu thơ lục bát).

* Giá trị nội dung:

-  Truyện ca ngợi những con người trung hiếu, tiết nghĩa.

- Truyện còn đề cao tinh thần nghĩa hiệp, sẵn sàng giúp đỡ người khốn khó. Qua đó tác giả kính đáo thể hiện thái độ yêu thương, bênh vực trước những số phận đau khổ.

- Tác phẩm thể hiện ước mơ, khát vọng của người dân hương tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

* Giá trị nghệ thuật:

- Đây là tác phẩm mang tính tự thuật đặc sắc.

- Ngôn ngữ mộc mạc bình dị mang đậm màu sắc Nam bộ.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật rất gần với truyện cổ dân gian.

II. Kết bài

- Tác giả Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn là ngôi sao sáng trên bầu trời dân tộc. 

- Tác phẩm Lục Vân Tiên là một tác phẩm văn chương mang tính nhân bản sâu sắc, là sản phẩm quý báu của một thuở đã qua mà người đời sau trân trọng gìn giữ. 

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGAI. YÊU CẦU CẦN ĐẠT1. Kiến thức :- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất...
Đọc tiếp

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.

2. Năng lực :

- Đọc - hiểu văn bản truyện thơ .

- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ trong đoạn trích.

3. Phẩm chất:

- Trân trọng trước vẻ đẹp của hình tượng nhân vật lí tưởng.

- Biết yêu thương giúp đỡ người khó khăn và hoạn nạn, trung thực

II. Phiếu hướng dẫn học sinh tự học

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

-Đọc chú thích SGK T112 sau đó trả lời các thông tin về TG, TP (Phần này không cần trả lời vì đã tìm hiểu tuần 7)

H.S đọc lại 14 câu thơ đầu và trả lời

nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ trong những tình huống đánh cướp được miêu tả qua những h/ả, chi tiết vào phiếu học tập số 1

 

 

I. ĐỌC – HIỂU CHÚ THÍCH

1. Tác giả

2. Tác phẩm  Truyện Lục Vân Tiên

3. Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

* Vị trí:

* Bố cục:

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Nhân vật Lục Vân Tiên

a. Lục Vân Tiên đánh cướp

Phiếu học tập 1

Nội dung

Chi tiết

Nhận xét

-Hoàn cảnh

 

 

 

 

- Điều kiện

 

 

 

-Hành động

 

 

 

-Lời nói

 

 

 

-Mục đích:

 

 

 

- Nhận xét về tính cách nhân  vật LVT

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Đọc đoạn thơ từ trang 110,111 tìm  những lời nói của Lục Vân Tiên  với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp, từ đó nhận xét về tính cách của LVT qua phiếu học tập 2:

 

b. Lục Vân Tiên trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga

 

 

Phiếu học tập 2

Câu thơ, chi tiết thể hiện lời nói của

Lục Vân Tiên

Nhận xét về tính cách của LVT

 

 

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ CỦA HS

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Chuyển giao nhiệm vụ

HS: Nhân vật Kiều Nguyệt Nga được miêu tả  qua những phương diện (cử chỉ, hành động...) nào ? Từ đó nhận xét chung về KNN

Hoàn thành phiếu học tập 3

 

2. Nhân vật Kiều Nguyệt Nga

 

 

Kiều Nguyệt Nga

Chi tiết

Nhận xét

Lời nói

 

 

 

 

 

 

Cử chỉ

 

 

 

 

Tính cách

 

 

0
2 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, người ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào.Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, Kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.

2 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Du là một trong những cây bút sáng trong văn học Việt Nam , là nhà văn trong truyện hiện đại , đã đóng góp rất lớn cho công cuộc cách mạng Việt Nam và những tác phẩm tiêu biểu của ông như " Truyện Kiều , Đoạn trường Tân thành , Trao duyên .. " Nguyễn du là một nhà thơ dẫn đầu truyện hiện đại , tạo ra những tác phẩm đi vào lòng người , ông còn được khắc họa vào những danh nhân văn hóa Thế giới giúp cho Việt Nam đi lên một tần lớp mới . Ông còn là người có tinh thần nhân đạo sâu sắc, có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành... Đặc biệt Truyện Kiều của ông giúp ta dễ hiểu hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa mỗi tác phẩm, tâm tình hay tình cảm mà tác giả dành vào từng tác phẩm đó . Chính vì thế , Nguyễn Du là một con người suy nghĩ nhiều về cuộc sống đương thời, có thái độ yêu ghét khá rõ trước cái tốt cái xấu, nhưng không sao thoát khỏi buồn phiền vì không giải thích nổi cuộc đời và không biết phải làm thế nào để thay đổi cuộc đời đó . Tóm lại , những gì ông để lại là một gia tài , một kinh nghiệm quí gía để lại cho con cháu sau này .