K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì cho con bú vì: Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau, tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi và trạng thái sinh lí của cơ thể: trẻ em cần nhiều năng lượng và các chất để cung cấp cho quá trình phát triển tầm vóc cơ thể, phụ nữ khi mang thời và cho con bú cũng cần nhiều năng lượng và các chất để đáp ứng đủ nhu cầu của cả cơ thể mẹ và sự phát triển của em bé,... Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng ở bên trong cơ thể mẹ. Giai đoạn phôi gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau: phân cắt, phôi nang, phôi vị, tạo cơ quan. Ở người, giai đọan phôi thai diễn ra trong tử cung của người mẹ. Hai tháng đầu gọi là giai đoạn phôi, từ tháng thứ 3 đến khi sinh ra là giai đoạn thai. Ở giai đoạn này, phôi cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, cần có chế độ ăn uống riêng đầy đủ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ em và phụ nữ đang mang thai.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lí, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng về chất và lượng; phù hợp với từng giai đoạn của thai kì nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng chất kích thích, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần luôn thoải mái để thai nhi phát triển bình thường. 

5 tháng 5 2023

Anh nghĩ là D (câu A thấy ăn ít là nên loại vì nó là tốt nên phải ăn đủ, B chất béo và đường không tốt và dễ làm phụ nữ mang thao stress, ăn chủ yếu rau và trái cây như câu C sẽ khiến phụ nữ thiếu chất, câu D nghe hợp lí nhất)

22 tháng 8 2019

Uống thuốc viên tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen nhân tạo trong máu cao, gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi. Vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, tuyến yên giảm tiết FSH và LH. Do nồng độ các hoocmôn GnRH, FSH và LH giảm nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.

12 tháng 5 2022

tham khảo:
Trong mỗi chu kì của người phụ nữ, cùng với sự phát triển của trứng thì các tế bào nang trứng tiết ngày càng nhiều hoocmôn ơstrôgen. Hoocmôn này có tác dụng làm các tế bào niêm mạc thành tử cung phát triển ngày càng dày, xốp và xung huyết để chuẩn bị đón trứng được thụ tinh xuống làm tổ. Khi trứng rụng, bào nang trứng phát triển thành thể vàng, bộ phận này tiết ra hoocmôn prôgestêrôn vừa có tác dụng duy trì thể vàng, vừa tác động ngược lên tuyến yên, kìm hãm quá trình tiết FSH và LH của cơ quan này đồng thời ức chế quá trình chín và rụng của trứng.

12 tháng 5 2022

tham khảo

Do quá trình thụ thai chỉ  thể xảy ra khi trứng và tinh trùng gặp gỡ để bắt đầu thụ tinh  tạo thành hợp tử, sau đó phát triển thành phôi thai. Vậy nên nếu không rụng trứng thì việc thụ thai hoàn toàn không thể xảy ra.

7 tháng 8 2023

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở người phụ nữ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, một số trường hợp có thể ngắn hoặc dài hơn nhưng nếu đều đặn thì là bình thường.

Sau khi mang thai, trứng sẽ không còn rụng! Bởi vì khi một người phụ nữ đã mang thai, nội tiết tố trong cơ thể có nhiều thay đổi, khi đó, buồng trứng chuyển sang 1 nhiệm vụ mới.

26 tháng 4 2017

Hằng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh Thai (chứa prôgestêron tổng hợp hoặc prôgestêron+estrôgen tổng hợp) có thể tránh thai vì:

Uống thuốc viên tránh thai hằng ngày làm cho nồng độ các hoccmôn này trong máu cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vàng dưới đồi làm giảm liết GnRH. FSH, LH. Do tuyến yên và vàng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH nên trứng không chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.


 

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

• Trẻ vị thành niên không nên dùng các biện pháp tránh thai như: thuốc tránh thai, triệt sản, dụng cụ tử cung vì các biện pháp này rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau và sức khỏe của trẻ vị thành niên.

• Khi dùng thuốc tránh thai thì trứng không rụng mà phụ nữ vẫn có kinh nguyệt vì: - Đối với thuốc tránh thai hằng ngày loại 28 viên, có 21 viên chứa hormone estrogen và progesterone, còn 7 viên còn lại chứa chủ yếu đường và sắt, không chứa hormone. Vì vậy sau 21 ngày uống thuốc, nồng độ hormone không được bổ sung nữa, do đó nồng độ hormone giảm. Sự thay đổi này dẫn đến gây ra hiện tượng kinh nguyệt, có thể xảy ra trong thời gian uống 7 viên thuốc còn lại.

- Đối với thuốc tránh thai hằng ngày loại 21 viên, cả 21 viên đều chứa hormone, tuy nhiên sau khi uống hết vỉ 1 cần nghỉ uống 7 ngày. Do đó nồng độ hormone không được bổ sung nữa và giảm, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt.

- Đối với thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc có chứa hormone cao liều nên ức chế ngay lập tức không cho trứng rụng. Kinh nguyệt có thể vẫn xảy ra bình thường ở tháng tiếp theo hoặc đến trễ hơn do tác dụng phụ của thuốc.