K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2017

Bởi vì ở mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. Ở người già lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muốn canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. Còn ở lứa tuổi thanh niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

\(\Rightarrow\)Ở trẻ nhỏ xương gãy sẽ nhanh lành lại hơn ở người già

12 tháng 12 2017

- Cảm ơn bạn nhé !

3 tháng 8 2016

Do xương của người lớn tuổi đã đến độ bị lão hóa, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều nên xương giòn dễ bị gãy và khả năng liền lại rất khó và lâu . Còn trẻ nhỏ lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn nên khả anwng lanh lại sẽ nhanh hơn

15 tháng 9 2016

bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.=> Ở trẻ nhỏ xương gãy sẽ nhanh lành trở lại hơn người già

23 tháng 9 2019

1,

Người già dễ gãy xương và khi gãy thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn là vì :

- Người già sự phân hủy nhiều hơn sự tạo thành , đồng thời tỉ lệ chất cốt giao giảm vì vậy xương trở nên giòn , xốp và dễ bị gãy khi có va chạm .

- Chất hữu cơ ngoài chức năng tạo tính dẻo dai còn hỗ trợ cho quá trình dinh dưỡng xương . Do tuổi già chất hữu cơ giảm nê khi gãy xương thì sự phục hồi diễn ra chậm , không chắc chắn .

Câu 1:

Ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

Câu 2:

Bệnh xương thủy tinh (xương dễ gãy) là rối loạn di truyền liên quan đến cấu trúc xương. Người mắc bệnh này thường dễ vỡ xương, mặc dù có thể ít hoặc không có tổn thương rõ ràng. Ngoài gãy xương, người bệnh đôi khi bị yếu cơ hoặc lỏng khớp và thường mắc dị tật xương bao gồm tầm vóc nhỏ, vẹo cột sống (cong cột sống), các xương dài hình cung. Bệnh xương thủy tinh gồm có 4 loại, đặc trưng bởi tần suất và mức độ nghiêm trọng của xương gãy, bao gồm:

Loại I: đây là loại xương thủy tinh nhẹ và phổ biến nhất. Những người mắc xương dễ gãy loại I khi còn nhỏ và niên thiếu thường do chấn thương nhỏ gây ra;

Loại II: đây là hình thức nghiêm trọng nhất của bệnh xương thủy tinh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường chết trong năm đầu tiên sau sinh;

Loại III: bệnh xương dễ gãy có các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nặng. Trẻ sơ sinh bị xương thủy tinh

loại III có xương rất mềm, dễ vỡ và có thể bắt đầu gãy trước khi sinh hoặc trong giai đoạn sơ sinh;

Loại IV: đây là hình thức bệnh tương tự như loại I. Bệnh nhân thường cần khung chân hoặc nạng để đi bộ. Tuổi thọ của họ gần hoặc giống với người bình thường.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?
- Thành phần hữu cơ là chất kết dính và đảm bảo tính đàn hồi của xương. 
- Thành phần vô cơ: canxi và photpho làm tăng độ cứng của xương. Nhờ vậy xương vững chắc, là cột trụ của cơ thể.

Vì:

-Xương của trẻ nhỏ có nhiều chất cốt giao nên xương có tính chất mềm dẻo,cứng chắc,phục hồi nhanh

-Còn ở người lớn thì chất cốt giao bị giảm xuống,xương bị lão hóa nên xương mất đi tính chất mềm dẻo.cứng chắc.Lúc này xương của người lớn sẽ trở nên giòn,dễ gãy,chậm phục hồi

17 tháng 11 2021

Tham khảo

Xương được cấu tạo gồm:

- Chất hữu cơ (hay cốt giao): đảm bảo tính mềm dẻo cho xương.

- Chất vô cơ (hay chất khoáng chủ yếu là canxi): làm cho xương bền chắc.

- Xương của trẻ nhỏ có nhiều chất cốt giao nên xương có tính chất mềm dẻo, cứng chắc, phục hồi nhanh

- Còn ở người già thì chất cốt giao bị giảm xuống, xương bị lão hóa nên xương mất đi tính chất mềm dẻo, cứng chắc. Lúc này xương của người già sẽ trở nên giòn, dễ gãy, chậm phục hồi

26 tháng 10 2021

1.Tại vì  người già không còn nhiều sức khỏe và thể lực nên người già đi giẫm mạnh hay động tác mạnh với chân thì có thể sẽ bị gẫy chân.

Hồi trẻ, cơ thể sức lực tốt,khỏe mạnh nên khi bị một chấn thương gì đó thì phục hồi rất nhanh.Nhưng khi về già thì sức khỏe yếu đi nên lúc hồi phục các vết thương thì sẽ chậm và lâu.                                                                                                                         2. Khi hầm xương bò, lợn... chất cốt giao bị phân hủy. Vì vậy, nước hầm xương thường sánh và ngọt, phần xương còn lại là chất vô cơ (không còn cốt giao) nên bở.                   

6 tháng 10 2018

1. Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến vòng kiềng.

6 tháng 10 2018

Câu 1

– Trẻ bị còi xương do thiếu
vitamin D là nguyên nhân chính dẫn đến
vòng kiềng.
– Trẻ tập đứng, tập đi quá sớm.
– Trẻ béo phì, có cân nặng quá tải đối với đôi
chân.
– Do thói quen sinh hoạt một số vùng không
tốt như: địu trẻ trên lưng, trẻ thường xuyên
phải cưỡi ngựa, lừa…

Câu 2

- Những trẻ bụ bẫm có nguy cơ bị còi xương cao hơn trẻ bình thường khác. Vì nhu cầu về canxi, vitamin D và phốt pho của trẻ cao hơn những đứa trẻ bình thường khác.

Câu 3

Những người bị thiếu canxi là : trẻ em, người tuổi dậy thì, phát triển

Hậu quả : còi xương, mệt mỏi, ảnh hưởng đến chiều cao

Câu 4

- Thiếu ánh sáng mặt trời: Nhiều trẻ bị còi xương chỉ vì cha mẹ giữ gìn quá kỹ hoặc không có điều kiện cho tắm nắng (do yếu tố địa lý khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường...).

- Tình trạng thiếu hụt nặng vitamin D, canxi ,...

- Suy dinh dưỡng

Câu 5

- Thường xuyên tắm nắng

- Bổ sung canxi, vitamin D, dinh dưỡng,...

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
3 tháng 10 2021

1. Người già xương đã bị thoái hoá. Trẻ con các tế bào xương vẫn còn khả năng lớn lên và sinh sản mạnh mẽ nên nhanh lành vết thương. 
2. Gọi nhân viên y tế. 

6 tháng 11 2018

- Mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau.

- Ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, khi bị ngã dễ gãy.

- Ở tuổi trẻ em, lượng cốt giao nhiều, do đó xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn, nên xương ít bị gãy khi ngã.

6 tháng 11 2018

- Bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy.

- Còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

20 tháng 12 2017

người càng giòn và dễ gãy do chất collagen và đạm giảm, vỏ xương mỏng và thiếu canxi nên dễ gẫy .Cấu trúc xương liên quan đến quá trình tạo xương và phá hủy xương, 2 quá trình này song song tồn tại và mức độ thì liên quan đến tuổi. Xu hướng tuổi càng cao thì quá trình hủy xương cao hơn nhiều so với tạo xương."

20 tháng 12 2017

Xương khớp bị thoái hóa không ngừng ngay từ khi chúng ta bắt đầu biết vận động. Nhưng khi còn trẻ, sự thoái hóa đó sẽ được bù đắp bằng quá trình tái tạo mô xương mới. Tuổi càng cao thì thoái hóa càng nhanh, còn tái tạo lại dần chậm đi khiến xương khớp không còn được như trước.

Người ta cho rằng, càng về già thì chất collagen và lượng canxi – 2 thành phần đặc biệt quan trọng tạo nên độ rắn chắc của xương càng giảm đi. Đây không chỉ là một quá trình tất yếu của thời gian, mà nó còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống thiếu khoa học, thường xuyên sử dụng rượu bia và chất kích thích, xương khớp phải vận động quá nhiều ở tuổi trung niên khiến quá trình lão hóa đến sớm hơn dự định.

Điều đó giải thích vì sao xương người già giòn và dễ gãy, tất cả chúng ta đều gặp phải hiện tượng này dù có tích cực phòng tránh bằng cách nào đi nữa.

Không chỉ giòn và dễ gãy, các vết thương xương khớp của người già còn rất khó lành do việc tái tạo tế bào xương và trao đổi chất kém. Do đó, người già cần phải hết sức cẩn thận trong các hoạt động, tránh làm việc quá sức, không đi đến những nơi có bề mặt gồ ghề, địa hình hiểm trở hoặc trơn trượt.