K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
27 tháng 10 2023

Việt Nam và Cuba có mối quan hệ thân thiết bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Lịch sử đối mặt với các nước xâm chiếm và cuộc chiến tranh đã đặt cả hai quốc gia vào những tình huống khó khăn, tạo ra sự đồng cảm và hỗ trợ chính trị giữa hai nước. Cuba đã hỗ trợ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh bằng cách cung cấp cả quân sự và y tế, điều này đã củng cố mối quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia. Hơn nữa, hợp tác kinh tế, giáo dục và văn hóa đã thúc đẩy sự gắn kết, và cả hai quốc gia đều chung mục tiêu quốc tế về giá trị nhân quyền và công lý. Từ những yếu tố này, mối quan hệ thân thiết giữa Việt Nam và Cuba đã trở thành một ví dụ về sự hiểu biết và hỗ trợ chặt chẽ giữa các quốc gia.
"Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình" -  Fidel Castro 

NG
31 tháng 10 2023

Thời Chiến Tranh:

- Trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam, Cuba đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị đối với Việt Nam. Lãnh tụ Cuba Fidel Castro đã phê phán sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi hỗ trợ quốc tế cho Việt Nam.
- Cuba đã gửi nhiều đợt tình nguyện viên đến Việt Nam để giúp đỡ trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục và xây dựng hạ tầng.
- Fidel Castro đã thăm Việt Nam vào năm 1973, trong đó ông đã đến Quảng Trị, một trong những vùng bị tàn phá nặng nề nhất bởi chiến tranh. Chuyến thăm này đã thể hiện tình đoàn kết sâu sắc giữa hai quốc gia.
Thời Bình:

- Mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh. Việt Nam và Cuba đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, y tế, giáo dục và công nghệ.
- Hai quốc gia đã hợp tác trong việc trao đổi sinh viên và chương trình văn hóa, giúp củng cố mối quan hệ giữa hai dân tộc.
- Dù ở mức độ không lớn như thời chiến tranh, nhưng Việt Nam và Cuba vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng.

14 tháng 11 2021

tham khảo

Trả lời : Vì khi gia nhập ASEAN , Việt Nam phải chịu những thời cơ và thách thức như :

*) Thời cơ :

- Có điều kiện học hỏi các kinh nghiệm , hội nhập nền kinh tế tiên tiến của các nước trong khu vực .

- Sẽ học hỏi , sẽ hội nhập được với nền văn hóa khoa học kĩ thuật của các nước tiên tiến trong khu vực .

*) Thách thức :

- Gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt trong khi nền kinh tế Việt Nam chưa phát triển .

- Nếu không nắm bắt kịp thơi cơ hội sẽ bị tụt hậu.

- Sự phát triển của kinh tế xã hội VN cần phải đảm bảo điều kiện về số lượng và chất lượng.

=> Nói : Việt Nam tham gia ASEAN vừa là thời cơ , vừa là thách thức

NG
26 tháng 10 2023

Sự thành công hoặc thất bại của chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia khác nhau đến từ nhiều yếu tố. Trong trường hợp của Việt Nam, Cuba và Trung Quốc, những yếu tố như lịch sử cách mạng, văn hóa và quyết tâm của lãnh đạo (ĐCS) đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của chủ nghĩa xã hội. Những quốc gia kể trên đã tạo ra một sự cân bằng giữa quản lý kinh tế và chính trị linh hoạt, cho phép họ thích nghi với các biến đổi trong nền kinh tế và thế giới.

Ngược lại, ở Liên Xô và Đông Âu, sự thất bại của chủ nghĩa xã hội là một hệ quả tất yếu. Hệ thống quản lý kinh tế và chính trị tập trung và cơ cấu kinh tế không linh hoạt đã gây ra sự kém hiệu quả trong sản xuất và phân phối.  Ngoài ra, áp lực từ phía phương Tây và cuộc Chiến tranh Lạnh đã tạo ra các thách thức đối với các quốc gia này. 

6 tháng 4 2020

Chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam, do:

- Cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản đã đặt ra yêu cầu phải thành lập một tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.

- Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời:

+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929).

+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929)

+ Ở trung Kỳ: sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản trên đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).

21 tháng 1 2017

Trong 1 thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời vì :
- Cuối năm 1928,đầu năm 1929 ,phong trào dân tộc dân chủ mà đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh mẽ theo con đường vô sản => phải thành lập 1 tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
- Do quan điểm khác nhau trong chủ trương thành lập đảng cộng sản nên đã có liên tiếp 3 tổ chức cộng sản ra đời :
+ Ở Bắc Kỳ: những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã thành lập Đông Dương Cộng Sản đảng (17-6-1929). Tổ chức đã đáp ứng yêu cầu của cách mạng nên được đông đảo nhân dân ủng hộ.
+ Các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam Kỳ thành lập An Nam Cộng sản đảng (7-1929 tại Hương Cảng -Trung Quốc).
+ Ở trung Kỳ : sự ra đời của 2 tổ chức cộng sản kia đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng.Các đảng viên tiên tiến của Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên cũng tách ra thành lập Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (9-1929).

8 tháng 2 2022

  Nhiều thành viên của Tân Việt cách mạng đảng gia nhập vào hội Việt Nam Cách Mạng  thanh niên,tích cực chuẩn bị cho sự thành lập chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác-Lênin.Bởi khuynh hướng cách mạng theo quan điểm vô sản đã dành thắng lợi trong cuộc đấu tranh gay gắt diễn ra trong nội bộ Tân Việt Cách Mạng đảng.

 

8 tháng 2 2022

Tân Việt Cách mệnh Đảng (hay gọi tắt là Đảng Tân Việt) là một chính đảng tồn tại ở Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ 20 với chủ trương "Đánh đổ đế quốc, xây dựng một xã hội bình đẳng, bác ái". Đảng Tân Việt chấm dứt hoạt động vào năm 1929 khi phân chia làm hai phái. Một phái với xu hướng thành lập Liên đoàn Quốc gia và một phái với ảnh hưởng của tư tưởng cộng sản tách ra thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, về sau Đông Dương Cộng sản Liên đoàn sáp nhập vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

7 tháng 3 2022

Trước hiệp ước Sơ Bộ( 6/3/1946): Nhân dân miền Nam tích cực chống Pháp.Nhân dân miền Bắc tích cực chi viện cho nhân dân miền Nam chiến đấu.Ta chủ trương,chọn sách lượng hòa hoãn, nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế,tránh xung đột với cho quân Tưởng và bọn tay sai nhưng cũng kiên quyết vạch mặt âm mưu của chúng.

Sau hiệp ước Sơ Bộ( 6/3/1946): Ta chủ trương hòa hoãn với Pháp để đánh đuổi quân Tưởng và bọn tay sai của chúng.

 Tại sao lại có sự khác nhau như vậy?

- Đảng và chính phủ ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù xâm lược,vậy nên ta cần phải đưa ra lựa chọn hoặc là cùng một lúc đánh cả quân Pháp và quân Tưởng hoặc là mượn tay Pháp đánh đuổi quân Tưởng về nước.Do đó đã có sự khác nhau như vậy giữa trước và sau hiệp ước Sơ Bộ.

 

7 tháng 3 2022

ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
SAI THÌ XL Ạ

25 tháng 11 2016

Thời cơ:Liên hợp quốc hoạt đông theo xu thế chung là hoà bình ổn định và hợp tác và phát triển nen VN khi tham gia sẽ bảo vệ được nền hoà bình và đưa nền kinh tế của nước đi nên Thách thức: ......thì mình không rõ lắm

27 tháng 11 2016

thời cơ:có điều kiện đẻ hội nhâp nền kinh tế thế giới và khu vực,có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển,áp dụng kh-kt vào sx

thách thức:nếu không nắm lắy thời cơ để phát triển sẽ bị tục hậu,hội nhập sẽ hòa tan,đánh mất bản sắt dân tộc

14 tháng 12 2017
: Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

Địa chủ phong kiến:
Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ

- Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng

- Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp nông dân
- Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

- Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.

- Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.

Giai cấp công nhân
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp.
- Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.

* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam
- Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
- Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
- Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
- Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
- Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tư sản
- Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.
- Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
- Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản
- Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.

- Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.
14 tháng 12 2017

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

  • Địa chủ phong kiến:

Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ

– Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng

– Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.