K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2021

tieeos tục rèn luyện và truyền bá cho mọi người xung quanh nha !

11 tháng 12 2021

tiếp nhé mik sai chính tả

9 tháng 11 2021

 

 

Tham khảo

 

1/ Đàn tranh Việt Nam

đàn tranh có dáng hộp, có chiều dài từ 110 – 120cm. Đàn có một phần đầu lớn có lỗ để cài dây (rộng 25-30cm), phần đầu nhỏ có gắn khóa lên dây, số khóa tùy thuộc vào loại đàn và số dây đàn từ 16 đến 21 – 25 dây (rộng 20 – 25cm)

Chất liệu mặt đàn được làm bằng gỗ ván ngô đồng dày khoảng 0.05 – 0.1cm. Được trang bị ngựa đàn (hay còn gọi là con nhạn) nằm ở giữa phần đàn giúp gác dây và di chuyển giúp điều chỉnh âm thanh.

Dây đàn được làm bằng kim loại gồm nhiều kích cỡ khác nhau. Để chơi đàn ta cần dùng móng chất liệu kim loại, đồi mồi hoặc sừng.

Các loại nhạc cụ dân tộc Việt Nam

Tiếng đàn trong và sáng, đàn tranh có thể dược dùng khi chơi độc tấu, hòa tấu hoặc đệm hát, ngâm thơ, dàn nhạc tài tử, hòa nhạc cùng những nhạc cụ dân tộc khác.

3 tháng 12 2021

Tham khảo

1. Đàn tranh Việt Nam 

2. Sáo trúc.

3. Đàn bầu = Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa. Khi gảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng lúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội. Những điểm cạnh bàn tay chạm vào gọi là điểm nút, những điểm trên dây đàn được que gảy vào gọi là điểm gảy.

4. Đàn tỳ bà

5. Đàn nguyệt.

Cách sử dụng bạn lên gg có nha

19 tháng 5 2018

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với nền văn hóa lâu đời, do vậy dân ca Việt Nam bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại vô cùng phong phú: dân ca Quan họ Bắc Ninh, hát Ví, hát Dặm (Nghệ An), hát Xoan (Phú Thọ), hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ, hát Dô (Hà Tây), hò Huế, lý Huế ở Trung Bộ, Nam Bộ có các điệu Lý, điệu Hò… dân ca của các dân tộc miền núi phía Bắc, đồng bào Thái, H’mông, Mường, dân ca các dân tộc Tây nguyên… đều có những nét riêng, mang bản sắc riêng. Những âm điệu tiết tấu, đặc trưng của dân ca phần lớn bắt nguồn từ những câu ca dao thâm thúy khúc chiết, loại thơ vần như lục bát hay những câu đồng dao đơn giản được bổ sung qua nhiều giai đoạn rồi trở nên những thể loại hát dân gian khác nhau của từng địa phương, từng vùng đất nước.

Từ bao đời nay dân ca luôn gắn liền với đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam. Ngoài những làn điệu thuộc các loại dân ca khác nhau còn những loại hát có nhạc đệm theo như: Chầu văn, ca Trù, ca Huế… nhạc tài tử Miền Nam và những hình thức ca kịch độc đáo như Tuồng, Chèo, Cải lương… Hát Chầu văn là hình thức hát nhạc thờ cúng, có tính chất tôn giáo linh thiêng, các thầy cúng chuyên nghiệp đánh đàn nguyệt, có giọng hát điêu luyện phụ theo, thuộc nhiều điệu hát và pha vào là tiếng trống vỗ. Ngoài ra Quan họ Bắc Ninh cũng là một lối hát phong phú và độc đáo về âm nhạc.

Dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng, đi liền với tiếng hát ru, đồng dao, trò chơi trẻ em, rồi đến các điệu hò, điệu lý. Các điệu hát trong khi làm việc, trong những lễ hội tạo điều kiện cho nhiều thế hệ gặp nhau qua các loại hát giao duyên. Mức sáng tác lời mới nhiều hơn các thể loại nhạc cung đình, nhạc bác học, nhạc thính phòng và đưa vào trong văn chương bình dân những đóng góp đáng kể (hát quan họ). Phần nhiều chỉ có tuỳ hứng lời trên một điệu nhạc (hát Trống quân, Cò lả…). Chỉ có hát Quan họ là vừa sáng tác lời lẫn nhạc. Riêng Quan họ theo thống kê mới nhất hiện nay có tới trên 700 làn điệu khác nhau trong truyền thống hát Quan họ. Còn theo TS Nghiên cứu âm nhạc Hà Thị Hoa thì hiện nay có khoảng 250 làn điệu Chèo…

Dân ca lại mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tuỳ theo phong tục ngôn ngữ, giọng nói và âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. Từ những bài hát ru được nghe khi còn nằm trong nôi mà các mẹ (bà ,chị) hát ru trẻ ngủ. Loại này được gọi là hát ru (miền Bắc), ru con (miền Trung), hay gọi là hát đưa em, ầu ơ ví dầu (miền Nam).

GS. TS Trần Quang Hải nói về Dân ca Việt Nam:

Dân ca Việt Nam được trình bày theo trình tự một đời người, nghĩa là bắt đầu bằng các bài hát ru khi em bé bắt đầu chào đời, đến khi đứa bé lớn lên, trưởng thành và chết đi sẽ có những bài hát liên hệ đến từng giai đoạn của một đời người.

Ngay từ thuở lọt lòng, dân ca đã dành cho trẻ những bài hát đơn sơ, mộc mạc nhưng du dương, ngọt ngào để đưa trẻ vào giấc ngủ êm đềm. Chuyển sang tuổi ấu thơ các em lại được hát lên những bài dân ca, đồng dao để vui chơi giải trí, luyện cho trẻ quen tiếng nói tiếp cận với thiên nhiên, tìm hiểu những vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống hàng ngày. Khi trưởng thành trai gái lại tụ họp nhau thi hát đố, hát giao duyên và các bài hát vui chơi trong đời sống.

Trong mỗi chúng ta ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, lũy tre xanh trải dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người. Hai tiếng quê hương qua những giai điệu ngọt ngào của dân ca như gần gũi hơn, lung linh hơn nhờ những ca từ đầy hình ảnh.

Chính vì vậy, khi hiểu được những giai điệu quê hương chúng ta sẽ mang lại niềm tự hào cho chính mình. Cũng từ đó mà có sự hãnh diện trong lòng khi thấy dân tộc mình có một nền âm nhạc dân gian phong phú.

15 tháng 10 2021

Câu 1. Em hãy cho biết bài TĐN" Chiếc đèn ông sao được viết ở nhịp mấy? Về cao độ có những nốt nào? Về trường độ có hình nốt gì?

3 tháng 12 2021

Tham khảo nhavui

Dấu chấm dôi là một ký hiệu trong hệ thống ký hiệu nhạc phương Tây, có hình dạng là một dấu chấm nhỏ và được viết ngay bên phải thân nốt nhạc. Trong nhạc lý hiện đại, dấu này có tác dụng kéo dài trường độ của một nốt nhạc thêm 1/2 trường độ gốc của nốt đó, tương đương việc dùng dấu nối để nối nốt nhạc đó với một nốt nhạc khác cùng cao độ nhưng có trường độ bằng 1/2 nốt nhạc đó.

- Nốt móc đơn có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính một dấu móc.[1] Ký hiệu có liên quan với nốt này là dấu lặng đơn, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng có độ dài tương đương trường độ của nốt móc đơn.

Khi các nốt móc đơn nằm gần nhau trong cùng một ô nhịp, có thể nối đuôi chúng lại với nhau bằng cách vạch đường thẳng đậm (xem hình). Nốt móc đơn trong các tác phẩm theo nhịp phân ba (như 3/8, 6/8, 9/8 và 12/8) thì các nốt móc đơn được nhóm thành từng nhóm gồm ba nốt một.

- Nốt móc kép là hình một nốt nhạc có trường độ bằng 1/16 nốt tròn.

Nốt móc kép có thân nốt hình bầu dục đặc ruột (màu đen) và có đuôi đính kèm hai dấu móc. Ký hiệu có liên quan với nốt móc kép là dấu lặng kép, có ý nghĩa biểu lộ khoảng lặng với độ dài tương đương trường độ của nốt móc kép.

+ Trường độ: Nốt móc kép tương đương 1/16 nốt tròn, 1/8 nốt trắng, 1/4 nốt đen, 1/2 nốt móc đơn, hai nốt móc ba, bốn nốt móc tư,... Trong các bản nhạc theo nhịp phân đôi (2/4, 3/4, 4/4,...), một nốt móc kép ứng với 1/4 phách. Nếu thêm một dấu chấm dôi thì trường độ của nốt móc kép được kéo dài thêm một nửa.

-  Dấu bình: có hình dáng , dùng để huỷ bỏ hiệu lực của dấu thăng và dấu giáng, trả về cao độ bình thường của nốt nhạc.

* Nhịp 2/4:

– Có 2 phách, phách đầu mạnh, phách sau nhẹ

– Trường độ mỗi phách cơ bản ứng với một nốt đen.

– Thường dùng trong các bài hát thiếu nhi hoặc hành khúc vì tiết tấu hợp với tự nhiên của con người.

* Nhịp 4/4

– Là loại nhịp kép 4 phách:

.      Phách đầu(mạnh)

·         Phách hai nhẹ.

·         Phách 3 mạnh vừa.

·         Phách 4 nhẹ.

–  Trường độ mỗi phách tương đương một nốt đen.

– Dùng trong các bài hát trang nghiêm: quốc ca, lãnh tụ ca.

* Nhịp 3/8: là những nhịp đơn gồm một phách mạnh. Mỗi phách tương đương 1 móc đơn.

*Nhịp 4/8: 

- Là loại nhịp kép có 4 phách, là hai nhịp 2/8 cộng lại mà trong đó: Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa và phách 4 nhẹ.

- Trường độ của mỗi phách tương đương với một dấu móc đơn

# Học tốt nha