K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2021

2 câu trên dùng phép so sánh. Biện pháp giúp thể hiện sự quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của người mẹ trong cuộc đời nhân vật, cũng như mặt trời, mặt trăng không thể thiếu đối với sự tồn tại của nhân loại.

9 tháng 5 2019

biện pháp tu từ trong câu: liệt kê

+con người của Bác, đời sống của Bác

+bữa cơm,đồ dùng,cái nhà,lối sống

tác dụng: liệt kê những chi tiết để làm sáng tỏ Bác là con người sống giản dị,điều đó đc mọi người kính trọng và tôn yêu

31 tháng 12 2021

điệp từ này, con gà

miêu tả về 2 con gà mái mơ và mái vàng

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “ánh nắng chảy đầy vai” → Hình ảnh ánh mặt trời rực rỡ lan tỏa khắp không gian, chảy trên cả vai của hai cha con.

1. 2 câu thơ đầu:- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em...
Đọc tiếp

1. 2 câu thơ đầu:

- Hãy tưởng tượng và miêu tả bức tranh thiên nhiên ( không gian, thời gian, âm thanh, cảnh vật, màu sắc,...) trong 2 câu thơ

- Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong câu thơ đầu? Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

- Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của cảnh trăng rừng như thế nào?

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên?

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ?

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

3
27 tháng 11 2016

1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

2. 2 câu thơ cuối:

- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.

3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?

Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >

  • Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.

  • Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.

4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?

_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.

27 tháng 11 2016

+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.

+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.

+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.

2 câu thơ cuối

+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.

+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động

+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp

19 tháng 1 2023

BPTT: Điệp ngữ, So sánh, Ẩn dụ

Tác dụng: Giúp cho đoạn thơ giàu hình ảnh, giàu sức gợi hình gợi tả

Cho thấy vai trò của con đối với mẹ và tình yêu tổ quốc của người mẹ

19 tháng 1 2023

Em ơi chị đã giải thích cho cả 3 bptt bằng dòng đầu của phần tác dụng rồi. Nếu giải thích làm 3 mục riêng biệt chị nghĩ là câu từ sẽ lặp lại và không cần thiết, vậy nên em chỉ cần ghi những gì chị đã làm là ổn. Chị học đại học rồi nên chị hiểu em muốn nói gì mà! ☺

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023
- Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như điệp từ, liệt kê, ẩn dụ trong đó nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ. 

- Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua các hình ảnh như:

+ Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ đều là những ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người.

+ Giọt long lanh rơi ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời. 

+ Tuổi hai mươi và khi tóc bạc ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ có tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước.

- Biện pháp nghệ thuật so sánh 

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi."

So sánh: "Công cha" - "núi ngất trời", "nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông"

Tác dụng: Cho thấy công lao nuôi nấng, sinh thành vĩ đại của cha mẹ. Công cha và nghĩa mẹ đều có sự tương đồng với núi ngất trời và nước ở ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn cho thấy rằng ý nghĩa của cha mẹ là vô cùng lớn lao. 

- Biện pháp nhân hóa: 

"Trâu ơi ta bảo trâu này.

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Cấy cày giữ nghiệp nông gia.

Ta đây trâu đấy, ai mà quản công."

Nhân hóa: con trâu trở thành một người bạn thân thiết của người nông dân. 

Tác dụng: Cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa trâu và người nông dân. 

- Biện pháp ẩn dụ: 

"Ngày ngày một mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" 

Ẩn dụ "mặt trời" - chỉ Bác Hồ 

Tác dụng: Cho thấy sự vĩ đại của Bác Hồ có thể sánh ngang với mặt trời của dân tộc ban phát ánh sáng tự do, phá vỡ mọi xiềng xích nô lệ. Đồng thời cho thấy tình cảm mến yêu, kính trọng của tác giả dành cho Bác 

- Biện pháp hoán dụ:

"Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên"

Hoán dụ: Áo nâu - nông dân, áo xanh công nhân

Tác dụng: Cho thấy sự đoàn kết giữa hai tầng lớp xã hội: nông dân và công nhân.

 

 

 

- Biện pháp điệp ngữ: 

"Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phía Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do, dân tộc đó phải được độc lập."

Điệp ngữ: "một dân tộc" và "dân tộc đó phải"

Tác dụng: Nhấn mạnh hình ảnh dân tộc thể hiện sự gai góc dũng cảm của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến đồng thời thể hiện là lời ca ngợi dân tộc ta - một dân tộc anh hùng, bất khuất. 

- Biện pháp nói giảm nói tránh:

- Bà ấy đã ra đi rồi. 

Nói giảm nói tránh : ra đi - chết 

Tác dụng: Giảm đi cảm giác ghê rợn, đau buồn cho người nghe. 

- Biện pháp nói quá: 

“Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.”

Nói quá: "thánh thót như mưa ruộng cày"

Tác dụng: Cho thấy nỗi vất vả trăm bề của những người nông dân phải cày cấy giữa cái nắng như thiêu như đốt. 

- Biện pháp liệt kê: 

Ở trên các tỉnh thành của Việt Nam chúng ta có rất nhiều đặc sản như: Bánh đậu xanh(Hải Dương), chả mực(Quảng Ninh), nem chua(Thanh Hoá), bún chả(Hà Nội), bánh đa cua(Hải Phòng),…thu hút rất nhiều các du khách từ trong và ngoài nước ghé thăm. 

Liệt kê các tỉnh thành cùng món ăn nổi bật của vùng miền đó

Tác dụng: Cách gọi tên những đặc sản nổi tiếng trên làm cho câu văn hấp dẫn người đọc, người nghe đồng thời làm nổi bật sự phong phú ẩm thực của nước ta. 

- Biện pháp chơi chữ: 

"Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

 Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn." 

Chơi chữ bằng từ đồng âm "lợi": 

- Từ lợi mà bà già dùng nghĩa là thuận lợi còn từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng.

Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già đã có tuổi rồi còn lấy chồng làm gì nữa. Từ đó tạo sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm cho câu chuyện