K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Tham khảo: Một số đặc trưng của mô hình “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới”

♦ “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” được đặt nền móng từ lý luận về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc do nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình nêu lên, sau đó tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện trong quá trình cải cách, mở cửa.

♦ Trong quan niệm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khái niệm chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới (Socialism with Chinese Characteristic for a New Era) được lý giải là: “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào thời đại mới có nghĩa là dân tộc Trung Hoa trải qua muôn vàn khó khăn từ thời cận đại đến nay đã chào đón sự nhảy vọt vĩ đại: từ đứng lên, giàu lên đến mạnh lên, có triển vọng sáng lạn thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa...”. Thời đại mới mà Trung Quốc nhắc đến ở đây chính là thế kỷ XXI (cụ thể là từ sau Đại hội XIX - 2017) - thế kỷ mà Trung Quốc đặt ra những mục tiêu lớn, như: hoàn thành xây dựng xã hội khá giả toàn diện (vào năm 2021), phấn đấu đưa Trung Quốc trở thành cường quốc xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa, tươi đẹp (giữa thế kỷ XXI); là thời kỳ Trung Quốc ngày càng tiến gần hơn tới trung tâm vũ đài thế giới.

- Kể từ Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc (2017) đến nay, hệ thống lý luận về “Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới” đã được định hình với 5 trụ cột chính là: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và văn minh sinh thái. Cụ thể là:

- Về kinh tế:

+ Trung Quốc chuyển từ “tăng trưởng cao” về tốc độ sang giai đoạn phát triển "chất lượng cao".

+ Đẩy nhanh xây dựng đất nước theo mô hình sáng tạo.

+ Thực hiện chiến lược chấn hưng nông thôn.

+ Thực thi chiến lược phát triển nhịp nhàng giữa các khu vực.

+ Đẩy nhanh hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

+ Thúc đẩy hình thành bố cục mở cửa toàn diện.

- Về chính trị: bản chất của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới là: nền chuyên chính dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng, mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.

- Về văn hóa:

+ Nắm vững quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với công tác ý thức hệ.

+ Bồi dưỡng và thực hiện “giá trị quan” cốt lõi xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường xây dựng đạo đức tư tưởng.

+ Phát triển văn hóa nghệ thuật xã hội chủ nghĩa.

+ Thúc đẩy phát triển sự nghiệp văn hóa và ngành công nghiệp văn hóa.

- Về xã hội: Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội hài hòa, theo yêu cầu chung là: dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, thành tín hữu ái, tràn đầy sức sống, yên ổn trật tự, con người chung sống hài hòa với thiên nhiên.

- Về văn minh sinh thái:

+ Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định: xây dựng văn minh sinh thái liên quan tới hạnh phúc của nhân dân, liên quan đến phương kế lâu dài trong tương lai của dân tộc.

+ Nguyên tắc chung trong xây dựng văn minh sinh thái là tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, kiên trì phương châm ưu tiên tiết kiệm, ưu tiên bảo hộ, phục hồi tự nhiên là chính, nỗ lực thúc đẩy phát triển xanh, phát triển tuần hoàn, phát triển các bon thấp, hình thành bố cục không gian, sản xuất, sinh hoạt tiết kiệm tài nguyên, thân thiện môi trường, tạo ra môi trường sống và sản xuất tốt cho nhân dân, đóng góp cho an ninh sinh thái toàn cầu.

(Nguồn: TS Phạm Thị Hoàng Hà, TS Nguyễn Văn Quyết, Mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới và những gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Chủ nghĩa xã hội - Lý luận và thực tiễn, số 3 (13) 2021, trang 60 - 63).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

Tham khảo: Một số thông tin về đất nước Cu-ba

- Đất nước Cu-ba có hình dạng giống một con cá sấu vươn dài trên vùng biển Caribê, rộng khoảng 111.000 km2 với dân số khoảng 11,29 triệu người (2023).

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Cu-ba ngày càng phát triển. Đến ngày 1/1/1959, chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phi-đen Cát-xtơ-rô đứng đầu.

- Năm 1961, chính quyền Cách mạng Cuba thực hiện nhiều chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Từ năm 1961 đến nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cu-ba vẫn quyết tâm đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu quan trọng.

- Đến nay, toàn dân Cu-ba được bảo đảm một nền giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao miễn phí; an sinh xã hội được phổ quát đến mọi tầng lớp nhân dân; 100% người dân biết đọc, biết viết; không còn trẻ em suy dinh dưỡng; tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong hạ xuống sát mức 4/1.000; tuổi thọ bình quân của người dân xấp xỉ 80 tuổi; văn hóa, thể thao sôi động và lành mạnh; chỉ số phát triển con người đạt gần 0,8 điểm, ngang với các nước phát triển trên thế giới; là một trong 20 quốc gia có chỉ số y tế cao nhất thế giới; môi trường sinh thái được bảo đảm nghiêm ngặt...

- Việc Cuba kiên trì con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa là một trong những nguồn động viên, cổ vũ cho phong trào đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc và quyền phân phối phúc lợi xã hội công bằng cho người dân ở một số nước Mỹ Latinh.

12 tháng 10 2019

Hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế là ý nghĩa của chính sách kinh tế mới, không phải là bài học về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Đáp án cần chọn là: D

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

♦ Thắng lợi của Liên Xô và các nước Đồng Minh cùng lực lượng dân chủ thế giới chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của nhiều nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á và khu vực Mĩ Latinh. Cụ thể:

- Ở khu vực châu Á:

+ Tại Mông Cổ: năm 1924 Mông Cổ hoàn thành cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Năm 1940, định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện nhiều cải cách nhằm phát triển kinh tế - văn hóa.

 

+ Tại Triều Tiên: tháng 9/1948, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. Sau chiến tranh giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên (1950 - 1953), nhân dân Bắc Triều Tiên đã tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện các kế hoạch khôi phục và phát triển phát triển đất nước.

+ Tại Trung Quốc: tháng 10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tại Việt Nam: Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Năm 1975, sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam và thực hiện thống nhất đất nước (1976), cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tại Lào: tháng 12/1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Ở khu vực Mỹ Latinh: sau thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hòa Cu-ba được thành lập. Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ và phương Tây, nhưng nhân dân Cu-ba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

21 tháng 11 2023

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin vào xây dựng đất nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc: “Nguyên lí chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lí luận Đặng Tiểu Bình”.

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã góp phần làm phong phú thêm mô hình phát triển chủ nghĩa xã hội trong thực tiễn; chứng tỏ sức sống, triển vọng của chủ nghĩa xã hội; đồng thời, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.

20 tháng 7 2023

Tham khảo!!

- Trước năm 1945, Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội dần dần mở rộng và phát triển sang các nước Đông Âu.

- Từ năm 1944 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu phát triển qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1, từ năm 1944 - 1945: Trước những thất bại về quân sự của các nước phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hunggari đã đứng lên lật đổ chế độ tư sản - địa chủ; nhân dân Bungari, Rumani, Anbani đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.

+ Giai đoạn 2, từ năm 1945 - 1949: các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành các quyền tự do dân chủ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân... Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời và sau đó tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

+ Giai đoạn 3, từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX: các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu, như: nông nghiệp và công nghiệp phát triển nhanh chóng; trình độ khoa học - kĩ thuật được nâng cao; trở thành các quốc gia công - nông nghiệp…

=> Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản. Từ đây, hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.

21 tháng 6 2017

Hoàn cảnh ra đời của CNXH không tưởng:

- Sự bóc lột tàn nhẫn người lao động của giai cấp tư sản.

- Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn, không có tư hữu và bóc lột.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời đại diện là Xanhximông, Phuriê, Ooen.

- Những mặt tích của CNXH không tưởng

- Nhân thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột lao động.

- Phê phán sâu sắc xã hội tư bản, dự đoán tương lai.

- Hạn chế:

- Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó.

- Không thấy được vai trò và sức mạnh của gia cấp công nhân.

- Ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong XH lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề ra đời của chủ nghĩa Mác.

10 tháng 10 2023
Các nước châu Á và Mỹ Latinh đã trải qua các cách mạng và áp dụng chủ nghĩa xã hội. Ví dụ như Trung Quốc với Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, Việt Nam với Cách mạng tháng Tám và tháng Mười, và Cuba với Cách mạng Cuba. Các nước này đã thay đổi cấu trúc xã hội và kinh tế, tạo ra một hệ thống chủ nghĩa xã hội và nhà nước tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.