K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 8 2018
  • Cà Mau hãy đến mà coi,

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh tựa bánh canh.

  • Cần Thơ là tỉnhCao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,
Anh có thương em, cho bạc cho tiền,Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.
  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,
  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đáChợ Rạch Giá cẩn xi măngGiã em xứ sở vuông trònAnh về xứ sở không còn ra vô.

Ai bưng bầu rượu đến đó phải chịu khó bưng về 
Em đang ở hầu thầy mẹ cho trọn bề hiếu trung

 177 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc...

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, 
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không.

 38 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ai đi bờ đất một mình...

- Ai đi bờ đất một mình,
Phất phơ chéo áo giống hình trò Ba?
Trò Ba đi học trường xa,
Cơm canh ai nấu, cửa nhà ai lo?
- Cửa nhà đã có con Ba,
Cơm canh con Bốn, rượu trà con Năm,
Một trăm chìa khóa con Sáu cầm,
Giang sơn con Bảy giữ, tảo tần con Tám lo…

 16 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ai làm cho chuối không cành...

Ai làm cho chuối không cành,
Cho anh không vợ cắn quanh mẹ già.
Mẹ già như mẹ người ta,
Thì anh có vợ trong nhà đã lâu.
Mẹ anh ác nghiệt cơ cầu,
Cho nên anh chịu âu sầu đến nay.

 18 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ai ơi chồng dữ thì lo...

Ai ơi chồng dữ thì lo, 
Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.

 149 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ai ơi giữ chí cho bền...

Ai ơi giữ chí cho bền, 
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Xin đừng làm, nói đơn sai,
Tin mình đừng sợ những lời dèm pha.
Anh em một họ một nhà,
Thương nhau chân thật đường xa cũng gần.

 117 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ai về tôi gửi đôi giày...

Ai về tôi gửi đôi giày,
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.

 9 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh đi làm mướn nuôi ai...

Anh đi làm mướn nuôi ai,
Cho áo anh rách, cho vai anh mòn?
Anh đi làm mướn nuôi con,
Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai.

 128 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh em chín họ mười đời...

Anh em chín họ mười đời, 
Hai người cùng có, chẳng rời nhau ra. 
Chị em cùng khúc ruột rà, 
Kẻ giàu, người khó, họ xa tám đời.

 123 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh em cốt nhục đồng bào...

Anh em cốt nhục đồng bào, 
Vợ chồng là nghĩa lẽ nào không thương.

 110 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh em hiền thật là hiền...

Anh em hiền thật là hiền, 
Bởi một đồng tiền làm mất lòng nhau.

 123 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh em nào phải người xa...

Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

 161 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh em như chân như tay...

Anh em như chân như tay, 
Vợ chồng như áo cởi ngay nên lìa.

 105 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh ơi! em bảo anh này...

Anh ơi! em bảo anh này, 
Công cha nghĩa mẹ cao dày chớ quên.

 12 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Anh về Bình Định thăm cha...

Anh về Bình Định thăm cha, 
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.

 3 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ba bà đi chợ với nhau...

Ba bà đi chợ với nhau 
Một bà đi trước kể chuyện nàng dâu
Một bà đi sau tu tu lên khóc
Nhà bà có phúc cưới được dâu hiền,
Nhà tôi vô duyên cưới cô dâu dại
Việc làm thì rái, chỉ tưởng những ăn
Hễ bảo quét sân đánh chết ba gà
Bảo đi quét nhà, đánh chết ba cho
Có mâm giỗ, họ miếng ra miếng vào
Rửa bát cầu ao liếm dĩa quèn quẹt
Đi chợ quên thúng quên quan tiền
Về nhà quên ngõ đâm xiêng vào chùa
Vo chùa thấy hai ông Hộ Pháp mới tô
Nó nghĩ khách tới đầy nhà nhà tôi
Trở ra nó mỉm miệng nó cười
Thằng chồng nó đánh một hồi cẳng chân
Bà đi giữa nghe chuyện phân vân
Rằng dâu tôi cũng không đần không khôn
Mẹ chồng có nói đến con
Thì con tôi chỉ cười dòn nói đưa!

 6 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Bao giờ cá lý hóa long...

Bao giờ cá lý hóa long, 
Đền ơn cha mẹ ẵm bồng xưa nay.

 108 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Bảo vâng, gọi dạ, con ơi...

Bảo vâng, gọi dạ, con ơi, 
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên.
Công cha, nghĩa mẹ, khôn đền, 
Vào thưa, ra gửi, mới nên con người.

 17 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Bồng bềnh giữa chốn giang tân...

Bồng bềnh giữa chốn giang tân, 
Bên tình bên nghĩa biết phân bên nào.
Em ơi, nhất lê nhì lựu tam đào,
Bên tình bên nghĩa, bên nào cũng thương.

 87 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Ca dao Việt Nam...

Mẹ già như chuối ba hương, 
Như xôi nếp mật, như đường mía lau.

 150 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Cá không ăn muối cá ươn...

Cá không ăn muối cá ươn, 
Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

 128 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Cái ngủ, mày ngủ cho lâu...

Cái ngủ, mày ngủ cho lâu, 
Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về. 
Bắt được con giếc, con trê, 
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.

 91 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Cha mẹ để của bằng non...

Cha mẹ để của bằng non,
Không bằng để đức cho con ở đời.

 6 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Cha mẹ là biển là trời...

Cha mẹ là biển là trời, 
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.

 23 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng...

Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày.

 119 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Chăn tằm rồi mới ươm tơ...

Chăn tằm rồi mới ươm tơ, 
Làm dâu rồi mới được như mẹ chồng.

 14 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Chàng ơi! Ơn cha ba năm cúc dục...

Chàng ơi! Ơn cha ba năm cúc dục
Nghĩa mẹ chín tháng cù lao
Ai đền ơn cho thiếp mà nhủ thiếp trao ân tình?

 10 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Chẻ tre lựa cật đan nia...

Chẻ tre lựa cật đan nia, 
Có chồng con một khỏi chia gia tài.

 21 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Chồng dữ thì em mới lo...

Chồng dữ thì em mới lo,
Mẹ chồng mà dữ mổ bò ăn khao.

 102 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Chồng dữ thì em mới rầu...

Chồng dữ thì em mới rầu, 
Mẹ chồng mà dữ giết trâu ăn mừng.

 116 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Có cha, có mẹ có hơn...

Có cha, có mẹ có hơn, 
Không cha, không mẹ như đàn không dây. 
Mẹ cha như nước, như mây,
Làm con phải ở cho tầy lòng con.

 24 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Có con hơn của anh ơi...

Có con hơn của anh ơi, 
Của như buổi chợ họp rồi lại tan.

 24 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Cơm cha cơm mẹ đã từng...

Cơm cha cơm mẹ đã từng, 
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người.
Cơm người khổ lắm mẹ ơi! 
Chả như cơm mẹ, vừa ngồi vừa ăn.

 21 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con cò bay bổng bay la...

Con cò bay bổng bay la, 
Bay từ của miếu bay ra cánh đồng.
Cha sinh mẹ đẻ tay không,
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi.
Trước là nuôi cái thân tôi,
Sau nuôi đàn trẻ nuôi đời cò con.

 8 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con cò lặn lội bờ sông...

Con cò lặn lội bờ sông,
Mẹ đi tưới nước cho bông có đài.
Trông trời, trông nước, trông mây,
Trông cho lúa chín, hột sây nặng nhành,
Trông cho rau muống mau xanh,
Để mẹ nấu một bát canh đậm đà,
Mát lòng sau bữa rau cà,
Cho con mau lớn, việc nhà con lo.

 6 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con dâu bắt chí mẹ chồng...

Con dâu bắt chí mẹ chồng,
Ngó ra ngoài đồng thấy ổ le le.

 7 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ...

Con dẫu lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

 8 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con lên ba con chửi mẹ cười...

Con lên ba con chửi mẹ cười,
Con lên mười con chửi mẹ khóc.

 15 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con ơi ghi nhớ lời này...

Con ơi ghi nhớ lời này 
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.

 173 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con tài, lo láo, lo kiêu...

Con tài, lo láo, lo kiêu, 
Con ngu thì lại lo sao kịp người.

 114 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Con thơ tay ẫm tay bồng...

Con thơ tay ẫm tay bồng, 
Tay dắt mẹ chồng đầu bạc như bông.

 5 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha ba năm tình thâm lai láng...

Công cha ba năm tình thâm lai láng,
Nghĩa mẹ đậm đà chín tháng cưu mang,
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn,
Biết lấy chi đền nghĩa khó khăn,
Hai đứa mình lên non lấy đá xây lăng phụng thờ.

 9 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha đức mẹ cao dày...

Công cha đức mẹ cao dày, 
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ. 
Nuôi con khó nhọc đến giờ, 
Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

 263 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha nghĩa mẹ ai đền...

Công cha nghĩa mẹ ai đền,
Mà em ông áo ôm mền theo anh?

 4 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha nghĩa mẹ chưa đền...

Công cha nghĩa mẹ chưa đền, 
Hiếu trung chưa trả sao em ôm mùng mền theo trai?

 6 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha nghĩa mẹ khó quên...

Công cha nghĩa mẹ khó quên, 
Vào thưa ra gửi mới nên con người.

 5 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha nghĩa mẹ ơn thầy...

Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,
Ngày sau khôn lớn ơn dày biển sâu.

 6 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha như núi ngất trời...

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi.

 9 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công cha như núi Thái Sơn...

Công cha như núi Thái Sơn, 
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. 
Một lòng thờ mẹ kính cha, 
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 245 người thích  Thích

Ca dao Việt Nam - Công thầy, nghĩa mẹ chưa đền...

Công thầy, nghĩa mẹ chưa đền, 
Sao con lại dám kéo mền đắp chung.



Đọc thêm tại: http://www.tudiendanhngon.vn/ca-dao/tinh-cam-gia-dinh © TuDienDanhNgon.vn

5 tháng 8 2019

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.
Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)
Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.
Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.
Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!
Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.
Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!
Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

5 tháng 8 2019

Trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, cảm hứng yêu nước và cảm hứng nhân đạo tựa như hai mạch ngầm xuyên suốt, cuôn chảy qua bao chặng đường lịch sử. Đặc biệt trong thời kì văn học Trung đai trước nhiều biến cố lịch sử lòng yêu nước ấy lại hừng hực cháy trong tâm hồn các thi nhân để rồi tuôn trào nơi đầu bút lực những nỗi lòng,tâm sự ngân lên như những nốt nhạc trầm bổng trong 1 bản đàn. Có lẽ chăng xuất phát từ đó mà sách giáo khoa Ngữ văn 10 đã cho rằng:
“ Điều đáng lưu ý là văn thơ nói đến những nội dung yêu nước đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần mà quan trọng hơn là sự tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc”.
Thế nào là cảm hứng yêu nước? Nói đến cảm hứng yêu nước là nói đến nội dung tình cảm trong mỗi tác phẩm tình văn học. Cảm hứng yêu nước được bộc lộ qua thơ bằng muôn hình vạn trạng. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, yêu cảnh sắc thiên nhiên, xứ sở. Đó là ý chí chống xâm lăng vì khát vọng ấm no, hạnh phúc, được sống trong tự do, độc lập, hòa bình bền vững. Đó là niềm tự hào về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hiến Việt Nam lâu đời, giàu bản sắc. Đó còn là ý thức tự lập, tự cường, xây dựng và bảo vệ đất nước muôn đời giàu đẹp.
Bước vào kỉ nguyên xây dựng quốc gia phong kiến độc lập sau hàng nghìn năm đô hộ, biểu hiện trước hết của tư tưởng yêu nước là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, ý thức về chủ quyền độc lập. Đó là lời thơ hào sảng trong “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt:
“Sông núi nước nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”.
Chủ quyền độc lập thiêng liêng bất khả xâm phạm được khẳng định qua những câu thơ chắc nịch, giọng thơ đanh thép, hùng hồn. Đó là một “bài thơ thần”, xứng đáng là Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước Đại Việt.
Đến bài “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi- bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, chân lí lịch sử ấy nâng lên ở một tầm cao mới với cái nhìn toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ việc dừng lại ở việc khẳng định chủ quyền độc lập ở bài “Nam quốc sơn hà” thì bài “Cáo bình Ngô” đã tiếp nối và phát triển lên thành chân lí muôn đời: Đại Việt là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có biên giới riêng, có phong tục tập quán riêng, có quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang và cùng tồn tại với các vương triều phong kiến phương Bắc. Sự phát triển ấy về khái niệm quốc gia dân tộc được thể hiện rõ nét qua tư tưởng lấy dân làm gốc, tập hợp sức mạnh của nhân dân để xây dựng lực lượng nòng cốt, tạo dựng sức mạnh chiến đấu và chiến thắng.
Với ý thức sâu sắc như vậy về quốc gia, dân tộc, khi tổ quốc bị xâm lăng, yêu nước là căm thù giặc sục sôi, là tinh thần quyết chiến quyết thắng để bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc, là đoàn kết toàn dân “Tướng sĩ một lòng phụ tử”, bền gan chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn.
Yêu nước không chỉ dừng lại ở đó, mà khi đất nước thanh bình, nội dung của tư tưởng yêu nước thể hiện ở khát vọng xây dựng đất nước hòa bình và hạnh phúc lâu bền:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”.
Hai câu thơ thể hiện cho ước mơ, niềm tin vô hạn của tác giả và cũng là ước mơ ngàn đời của nhân dân về một đất nước thái bình, thịnh trị, trường tồn đến muôn đời. Đó là hào khí sục sôi, vang dội của một đời, của một thời, sáng ngời cả hồn thiêng sông núi, âm vang đến muôn đời.
Nhưng sức sống lâu bền của một tác phẩm văn chương khồn chỉ ở chỗ là chứa đựng nội dung tư tưởng đơn thuần mà điều cốt yếu hơn, quan trọng hơn là những nội dung, tư tưởng tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, tâm huyết với đủ màu vẽ và cung bậc. Với những hoàn cảnh khác nhau, những cảnh ngộ khác nhau, cá tính sáng tạo khác nhau cảm hứng yêu nước được thể hiẹn dưới nhiều dọng điệu khác nhau. Mỗi tác phẩm là một nốt nhạc, có nốt trầm, có nốt bổng hòa quyện làm nên một bản anh hùng ca bất diệt, ca lên đến muôn đời âm vang của thời đại.
Đó là giọng điệu dõng dạc, hào sảng động vọng trong không gian với khí thế ngùn ngụt, hình ảnh thơ tráng lệ, kì vĩ trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt:
“Sông núi nước nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”.
Là giọng thơ đĩnh đạc, lời văn rắn rỏi, chắc nịch như khắc, như tạc qua bài “Cáo bình Ngô”:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”.
Những tình cảm nồng cháy như được khơi dậy qua từng câu, từng chữ, từng lời thơ, ánh lên trong tâm hồn mỗi người một niềm tự hào mãnh liệt về dáng đứng oai hùng của dân tộc trong lịch sử.
Ta như hừng hực bầu máu nóng trong những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn trong “Hịch tướng sĩ” : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu trăm thây phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. Đó là nỗi đau đớn, xót xa đến xé lòng của vị tướng sĩ hét mực yêu nước. Để rồi từ khí thế xung thiên ấy ta như nghe vang vọng tiếng đồng thanh: “Quyết đánh!” của các bô lão trong Hội nghị Diên Hồng, như thấy rực cháy ánh lửa quân sĩ tướng tá sáng bừng dưới ánh trăng mài gươm giáo để xung trận, thích lên cánh tay hai chữ “Sát thát” với một ý chí kiên định. Tinh thần, ý chí sắt đá, kiên định ấy đã làm nên chiến thắng quân Mông- Nguyên vang dội núi sông trong lịch sử.
Nỗi căm thù, uất hận vút lên thành lời, thành những bản cáo trạng đanh thép: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con nhỏ xuống dưới ầm tai vạ”, trở thành tiếng thét vang dội, thành lời thề quyết chiến:
“Ngẫm thù lớn hà đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống”.
Ta như thấy hiện lên trước mắy không gian hào hùng, khí thế, chiến công nối tiếp chiến công làm nên một bản tráng ca ngân lên cao vút, dài vô tận khi đọc những vần thơ hả hê của Nguyễn Trãi trong “Cáo bình Ngô”:
“Đánh một trận sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông
Cơn gió to trút sạch lá khô
Tổ kiến hỏng sụt toang đê vỡ…”
Giọng thơ cuồn cuộn như triều dâng thác đổ,. Niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm vui sướng bất tận, hả hê tạo ra nhạc điệu bay bổng dồn dập, âm thanh giòn giã nối đuôi nhau mạnh mẽ như có gươm đao loảng xoảng trong một trận tuyến vang trời.
Nội dung yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện bằng những cảm xác, giọng điệu đa dạng, không chỉ là lòng căm thù giặc sục sôi, tinh thần quyết chiến quyết thắng hừng hực, như một nét vẽ tinh tế mà sâu sắc về lòng yêu nước sự hổ thẹn trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão cũng là một cách tỏ bày độc đáo:
“Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”.
“Thẹn” vì chưa trả hết nợ công danh, lập công báo quốc; thẹn vì chưa có được tài năng như Gia Cat Lượng để phò vua giúp dân. Nỗi “thẹn” ấy là biểu hiện cao đẹp cho lí tưởng sống, hoài bão sống lớn lao của người con trai đời Trần làm sáng bừng lên hào khí Đông A một thời.
Đó còn là nỗi niềm hoài vọng về quá khứ đã qua trước di tích vẫn còn để rồi tiếc ngậm ngùi trong lòng một niềm tiếc nuối:
“Đến nay sông nước tuy chảy hoài, mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.
Là sự suy ngẫm về lẽ tồn vong của muôn đời, sự thành bại của sự nghiệp cũng ngân lên giọng điệu hùng tráng:
“Giặc tan muôn thuở thái bình
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”.
Và khi đất nước trở về thái bình, thịnh trị lòng yêu nước ấy lại hóa thân vào sông núi, một cành hoa, một cây cỏ, một cánh chim trời chao liệng:
“Nước biếc, non xanh, thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt hạc, khách bên lầu”.
Trong cảnh nước mất nhà tan, nỗi đau đời, uất hận khi vận nước đổi thay dồn lại, nén chạt tạo nên giọng điệu trầm uất, bi tráng. Bài thơ “Cảm hoài” nổi tiếng của Đặng Dung với hai câu kết:
“Thù nước chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày”.
Đặng Dung đã kí thác cho đời thăm thẳm một nỗi đau đời, một niềm bi phẫn, trầm uất, đắng cay, xót xa vì người anh hùng sinh lầm thế kỉ. Hình ảnh một dũng tướng mái đầu đã bạc mải miết mài gươm dưới ánh trăng khơi gợi biết bao cảm xúc liên tưởng, chẳng khác nào “con ngựa già còn ham rong ruổi’. cái ánh sáng lóe lên trong câu thơ thần là ánh sáng vằng vặc của bóng trăng khuya giữa bầu trời mênh mông, bát ngát, cũng là ánh sáng lưỡi gươm chính khí chưa cất lên được để tiêu diệt kẻ thù, cũng là ánh sáng của tấm lòng yêu nước trung trinh của nhà thơ. Lời đã hết, bài thơ đã khép lời mà cảm xúc thơ vẫn lai láng, bồi hồi, xúc động. Đó là bài thơ có giọng điệu bi tráng bậc nhất trong thơ ca Việt Nam thời Trung đại- tiếng lòng của một dũng tướng chiến bại.
Sống trong những triều đại khác nhau, chịu sự chi phối khác nhau của lịch sử, đồng thời mỗi người với một tâm tính, một cá tính sáng tạo đã làm nên những cảm hứng riêng về cảm hứng yêu nước. Có nỗi buồn, có niềm vui, niềm say mê hứng khởi, có giận thương, có buồn tủi, có bâng khuâng hổ thẹn, có rạo rực hả hê…Nguồn cảm hứng vô tận được thể hiện bằng nhiều cách nói, nhiều giọng điệu riêng. Có giọng điệu hùng tráng ở nhiều cấp độ, hình thái khác nhau. Có giọng điệu bi tráng, phẫn uất thành tiếng than, lời gọi. Có giọng điệu nhẹ nhàng, say sưa trước cảnh sắc thiên nhiên, đất nước… Tất cả tạo nên sự đa thanh, đa sắc, thể hiện sâu sắc, phong phú nội dung tư tưởng yêu nước- một vẻ đẹp rực rỡ của tâm hồn dân tộc.

14 tháng 3 2021

Tham khảo:

Đối với em, cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào, vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền, bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng, những nét bút, tiềng nói, đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt, những bãi nương dâu, màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

2 tháng 11 2016
Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.  
2 tháng 11 2016

Đối với em ,cứ nhắc đến quê hương là lòng em lại dâng trào biết bao niềm tự hào. Quê hương em là nơi chôn rau cắt rốn ,là nơi đã nuôi nấng em thành người. Nơi đây đã ghi lại bao kỷ niệm ngọt ngào ,vui buồn của tuổi thơ em. đó là những ngày em được sống bên bố mẹ được bố mẹ yêu thương. Ngày nắng chói chang mẹ vừa quạt vừa ru em ngủ. Mùa đông lạnh già bố ủ ấm cho em bằng tình yêu thương của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn hiền ,bạn tốt. Những người bạn cùng em học tập. cùng em chăn trâu cắt cỏ trên bờ đê. Những người bạn đã cùng em sẻ chia bao nỗi buồn vui. Em còn nhớ những thầy cô đã dạy dỗ em. Nhưng lời giảng ,những nét bút ,tiềng nói ,đã khắc sâu trong trái tim em. Làm sao em có thể quên được những con người đáng yêu đáng quý ở nơi yêu dấu của mình ? Quê hương còn cho em những hàng cây xanh mướt ,những bãi nương dâu ,màu xanh tươi của đồng lúa. Chao ôi! biết ơn và tự hào biết mấy quê hương yêu dấu của em.

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã...
Đọc tiếp

tìm câu rút gọn trong đoạn văn sau

 

Văn chương có một tác dụng vô cùng to lớn đối với đời sống con người. Trong văn bản “ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy, văn chương đã góp phần tích cực trong việc xây đắp và bồi dưỡng tình cảm cho con người. Từ thuở lọt lòng, ta đã được nghe những lời ru ngọt ngào,, tha thiết. Đó chính là những làn điệu ca dao, dân ca ngợi ca tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương đất nước… Kho tàng văn học dân gian phong phú đa dạng đã xây đắp cho ta tình yêu đối với những người thương yêu ruột thịt, với xóm làng và đất nước thân yêu. Chẳng những vậy, những tác phẩm văn học ta được đọc sau này “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), “Ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh),… lại tiếp tục bồi dưỡng, củng cố tình yêu đối với những gì máu thịt, gắn bó nhất với ta trong suốt cuộc đời.

0
28 tháng 6 2021

Tham Khảo !

Từ xưa tình yêu quê hương đát nước đã có trong trái tim của mỗi người Việt Nam. Quê hương chính là những ký ức tuổi thơ không thể nào quên. Đó cũng chính là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và thấy bình yên nhất. Tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn luôn như đã mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Khi tết đến, chúng ta càng thấy nhớ nhà và muốn trở về quê hương hơn nữa. Nó còn chính là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, như cũng thật mong chờ biết bao. Đặc biệt hơn đó là khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, và đồng thời cũng là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Trong ngôi nhà có những người mà ta yêu quý nhất họ luôn dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về. Đó chính là tình yêu chân thành, xuất phát từ tận sâu trái tim của những người yêu thương dành cho chúng ta.

 

Em tham khảo bài làm của anh nhé :

Không có mô tả.

Không có mô tả.