K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sau đây là phần làm bài của mình:

Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm: 

                                           “Khi đang là hạt

                                                  …

                                           Bắt đầu bập bẹ.”

 

          Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. 

           Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc:

“Rằng các bạn ơi

Cây chính là tôi

Nay mai sẽ lớn

    Góp xanh đất trời.”

      Khổ thơ cuối là lời của cây tự giới thiệu về mình “Cây chính là tôi”kèm theo lời khẳng định “Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời”. Mầm đã không phụ bàn tay chăm sóc của con người giờ đã trở thành cây con mạnh mẽ và tương lai có thể trở thành bóng mát góp phần phủ rợp màu xanh cho quê hương đất nước. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”. 

     

 

Bạn tham khảo ở đây nhé:

https://dafulbrightteachers.org/ke-ve-ki-niem-dang-nho-ngay-khai-truong-dau-tien/

7 tháng 9 2021

đâu ra thế

27 tháng 12 2021

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta. Là người tiên phong dẫn lối cho đất nước ta bước ra khỏi tấm màn đen của đêm trường nô lệ. Đó là những điều người người nói đến khi nhắc về Hồ Chủ tịch. Thế nhưng, bên cạnh đó, Người còn là một nhà thơ, một người nghệ sĩ đích thực với tâm hồn nhạy cảm và những tác phẩm giàu giá trị. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến bài thơ Rằm tháng giêng.

Đây là một tác phẩm thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt đường luật quen thuộc. Ngay cả cấu tứ bài thơ cũng không có gì quá mới khi hai câu thơ đầu dành để tả cảnh, hai câu thơ sau ngụ tình, tả người. Nhưng bằng tài năng, bằng trái tim nhạy cảm nhà thơ đã vẽ nên những câu thơ với hình ảnh hấp dẫn, sống động, và những ý thơ dạt dào tình cảm, ý nghĩa.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp. Đó là vào một đêm của mùa xuân, khi mặt trăng tròn đầy viên mãn ngự trị trên trời cao. Ấy là lúc khắp đất trời sung sướng mà vẫy vùng trong bể trăng đầy ăm ắp. Cái thứ ánh sáng trắng ngọc trắng ngà ấy phủ lên những lớp vàng, bạc óng ánh. Khiến cho đất trời như đẹp hơn, tình tứ hơn. Bởi vậy, mà sắc xuân, hương xuân cũng thấm đẫm hơn trên cảnh vật. Dòng sông, con nước, bầu trời không còn là nó của ngày hôm qua nữa. Mà khoác lên mình tấm áo mới, trở thành sông xuân, trời xuân. Hình ảnh thơ khiến người đọc lâng lâng trong cảm giác khi xuân chín nục, tỏa ngát thơm hương. Bầu trời, dòng sông được mùa xuân thấm đượm, lồng vào nhau, dây dưa khó phân. Mà có lẽ cũng chẳng cần phân tách, nên chúng cứ thế mà đan vào nhau, tuy hai mà một. Cả bức tranh thiên nhiên trở nên rộng lớn và thoáng đãng khi cả đất trời ngự về trên dòng thơ. Và từng hơi thở cũng vì thế mà nhẹ nhàng, mê say hơn, khi sắc xuân đương nồng thắm, sinh động mà luân chuyển, mà chảy âm ỉ trong lòng thơ.

Trong khung cảnh mê say ngây ngất ấy, hình ảnh con người hiện lên ẩn sau hình ảnh chiếc thuyền trôi giữa con sông. Điều đặc biệt là, những con người ấy đến nơi đây không phải để thưởng nguyệt hay đọc thơ mà là để làm việc:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Những con người trong chiếc thuyền đấy là những người chiến sĩ đang tập trung để bàn bạc việc quân sự, để bảo vệ tổ quốc. Tinh thần ấy, không chút nào bị tác động, bị lay chuyển, dù là cảnh sắc tươi đẹp ở bên ngoài thuyền. Các chiến sĩ ấy bàn bạc việc quân miệt mài đến tận đêm khuya vẫn chẳng dừng lại. Đến tận quá nửa đêm, khi ánh trăng đã tắm đẫm cả con thuyền vẫn còn miệt mài suy nghĩ.

Hình ảnh ánh trăng trải đầy thuyền là một hình ảnh vô cùng thơ mộng. Ánh trăng như một người bạn, một người đồng chí luôn ở bên quan tâm, đồng hành cùng các chiến sĩ. Hình ảnh trăng - người chiến sĩ là cặp hình ảnh song hành quen thuộc trong các tác phẩm thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, luôn ở bên, sát cánh cùng nhau. Ngoài ra, bức tranh sáng rọi của ánh trăng, còn thể hiện một niềm tin vững chắc về tương lai tươi sáng ở phía trước của đất nước ta. Đó là một tương lai hạnh phúc, độc lập, bình yên, như khuôn trăng tròn đầy ở trên kia.

Bài thơ Rằm tháng giêng đã xây dựng nên một đêm trăng mùa xuân tươi đẹp, hấp dẫn. Cả bài thơ khắc họa nên bầu không gian rộng lớn, thoáng đãng, trong đó xuất hiện hình ảnh con người tuy nhỏ bé, nhưng khó để bỏ qua được. Từ đó, thể hiện được tài năng, tâm thế của tác giả. Đó là một trái tim tràn đầy tình yêu thiên nhiên, nhưng vẫn không quên nhiệm vụ đối với tổ quốc. Thật không sai khi gọi Hồ Chí Minh là “nhà thơ chiến sĩ”.

20 tháng 10 2021

1. - Văn bản trích từ tác phẩm "cổng trường mở ra "của Lý Lan - Nội dung: Văn bản “Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu thêm về tình yêu thương, sự lo lắng của người mẹ đối với mỗi đứa con, đồng thời, qua đó còn cho chúng ta thấy vai trò của nhà trường trong quá trình phát triển của mỗi con người

2.- Câu văn: Đêm nay mẹ không ngủ được - Thành phần chính + Chủ ngữ: mẹ + Vị ngữ: không ngủ được

3. Thế giới kì diệu là thế giới của tri thức, là thế giới của tình người và những nỗ lực. Tại đây, con được tiếp thu với kiến thức rộng mở, được vui chơi cùng bạn bè và cùng nhau nỗ lực vươn lên