K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

Kết cục:

Trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỉ XIX, một số sĩ phu, quan lại đã vượt qua những luật lệ hà khắc, sự nghi kị, ghen ghét, thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng của mình để đưa ra những đề nghị cải cách nhằm canh tân đất nước. Các đề nghị cải cách này đều nhằm đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.
Tuy nhiên, các đề nghị cải cách nói trên vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại : giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân
với địa chủ phong kiến.
Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh, nên đã không chấp nhận những thay đổi và từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của những tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc của chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
Dù không thành hiện thực, song những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã gây được tiếng vang lớn. ít nhất cũng đã dám tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX.

26 tháng 4 2018

các đề nghị cải cánh ko đc thực hiện vì

+ triều nguyễn bảo thủ, bất lực

+ các đề nghị cải cách diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong

+ chưa giải quyết đc mâu thuẫn cơ bản trong xã hội ( mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp)

*) các đề nghị cải cách rất toàn diện, đề cập đến nhiều vấn đề như:kinh tế, trính trị, pháp luật, tôn giáo,...

những vấn đề này ko đòi hỏi quá nhiều của cải, tiền bạc mà chỉ cần sự quyết tâm cao vì sự đổi mới đất nước

12 tháng 4 2021

Nguyễn Lộ Trạch còn có tên gọi khác là Nguyễn Lộc Trạch. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1853 (có tài liệu ghi năm 1852), mất năm 1898, tên tự là Hà Nhân, hiệu Kỳ Am, biệt hiệu Quỳ Ưu (còn có các biệt hiệu khác như Hồ Thiên cư sĩ, Bàn cơ điếu đồ…). Quê gốc là làng Kế Môn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên (nay là xã Điền Môn - Phong Điền - Thừa Thiên Huế) nhưng Nguyễn Lộ Trạch được sinh tại Cam Lộ (Quảng Trị).

Thời vụ sách II (hạ), gấp rút đề ra những kế hoạch giữ nước. Trong đó có nội dung rất đáng chú ý như sau:

- Tụ binh làm đồn điền để đủ lương ăn. Việc cần thiết như việc tài chính, không thể lấy chữ “bần lý” (lý luận của kẻ nghèo - TG) mà bỏ qua, ngồi chịu cái nạn cùng khốn, túng thiếu.

- Huấn luyện đồn binh: muốn có quân đội cho hùng cường, trước phải làm cho dân giàu, mà dân giàu không ra ngoài hai điều cần thiết là “nuôi” và “dạy” mà thôi!

- Học trường kỵ của nước ngoài để chế ngự: Nguyễn Lộ Trạch “xin chọn con em đại thần cùng bọn Cử nhân, Tú tài hoặc đã ra làm quan, hoặc chưa ra làm quan, chọn người nào có tư chất anh tuấn, cấp hậu lương, hướng cho ra nước ngoài học tập, định trình hạn cho nghiêm và định tưởng thưởng cho hậu thì tự nhiên người ta vui lòng học tập trong vài năm sẽ có thành tài…

- Rộng đường ngoại giao ra nước ngoài để giúp vào mặt thanh viện.

- Xứ Thanh được Nguyễn Lộ Trạch nhìn nhận như một vùng đất địa - chính trị đặc biệt, hiểm yếu, có thể xây dựng thành kinh đô thứ hai, cùng với Huế tạo thành thế ỷ dốc (ứng cứu lẫn nhau - TG), góp phần “bền vững gốc nước”. Dựng “Bắc kinh” (tức kinh đô phía Bắc) xong hãy bàn đến chuyện “sửa trong dẹp ngoài” *.

Song, giống như Thời vụ sách (thượng), bản Thời vụ sách (hạ) cũng không được triều đình quan tâm.

29 tháng 4 2019

Help me pls

12 tháng 4 2017

giúp mik với sắp kiểm tra rồi cảm ơn trước nhéyeuvui

12 tháng 4 2017

1 _Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

2 Diễn biến: Gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885-1888)
Đây là giai đoạn chuẩn bị, xây dựng lực lượng và cơ sở chiến đấu. Sau một vài trận tập kích và chống càn không hiệu quả, Phan Đình Phùng cho quân rút về làng Phùng Công (Hương Sơn), rồi lại rút lên rừng núi đáng du kích
Đầu năm 1887, thấy thực lực nghĩa quân Hương Khê quá suy yếu, Phan Đình Phùng giao quyền chỉ huy cho Cao Thắng để ra Bắc đến các tỉnh Sơn Tây,Hải Dương,Bắc Ninh,...tìm sự hỗ trợ và liên kết lực lượng.
Ở lại Hà Tĩnh Cao Thắng cùng các chỉ huy khác như Cao Nữu, Cao Đạt, Nguyễn Niên,...đem quân đến làng Lê Động để tổ chức lại lực lượng, luyện quân, xây dựng hệ thống đồn lũy, rèn đúc vũ khí,...
+ Giai đoạn 2 (1889-1896)
Cuối tháng 9 năm 1889 Phan Đình Phùng từ Bắc Kỳ trở về Hà Tĩnh. Nhờ Cao Thắng và các chỉ huy khác, mà lực lượng lúc này đã có khoảng ngàn lính và 500 khẩu súng tốt. Nhận thấy trong công tác chuẩn bị, mọi mặt đều đã khá, Phan Đình Phùng bèn cho mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp bốn tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; làm cản trở con đường đi lại Bắc-Nam và công cuộc thôn tính nước Việt của quân Pháp
Đối phó lại, thực dân Pháp cho bố trí nhiều đồn lẻ ở các nơi để phong tỏa từng khu vực và kiềm chế hoạt động của nghĩa quân. Riêng ở Hương Khê, đối phương đã cho lập tới 20 đồn, mỗi đồn có khoảng 30 lính đóng giữ.
Trong những năm từ 1889 đến 1892, nghĩa quân bốn tỉnh trên đã phối hợp và hoạt động mạnh trên một vùng rộng lớn bao gồm Diễn Châu, Yên Thành, Thanh Chương, Nghi Lộc,...để đánh trả và quấy rối quân Pháp. Theo sách Việt sử tân biên, thì nghĩa quân đã tổ chức được 28 trận lớn nhỏ trong giai đoạn này, để tập kích và chống càn quét

3 Tích cực: các đề nghị cải cách này đều đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó.

Kết cục: các đề nghị, cải cách đã không được thực hiện, do sự bảo thủ của triều Nguyễn.

tiêu cực: các đề nghị mang tính rời rạc chưa giải quyết đc mâu thuẫn cơ bản của xaz hội việt nam lúc đó

30 tháng 3 2021

tham khảo

+ Nhận xét :

Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ là sự kết hợp của ba yếu tố: yêu nước; kính chúa; kiến thức sâu rộng do đi sớm ra nước ngoài nên có cái nhìn thức thời.

- Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ rất toàn diện, đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo. Trong số những đề nghị đó, có đề nghị có thể thực hiện được như thay đổi chính kiến, quan niệm, khai thác nguồn lực của nước, của dân, chấn chỉnh giáo dục...Không đòi hỏi quá nhiều tiền của, mà chỉ cần lòng quyết tâm cao vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, thực tế đã không diễn ra như vậy

30 tháng 3 2021

tham khảo(ND)

Cuộc cải cách duy tân minh trị với nhiều cải cách ở các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, giáo dục, quân sự... đã khiến cho mọi mặt về kinh tế xã hội của nhật bản thay đổi hoàn toàn 

- Là một cuộc cách mạng tư sản chưa triệt để đã đưa nhật bản từ nước phong kiến lạc hậu thành một nước tư bản chủ nghĩa và hùng mạnh nhất châu Á