K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Tham khảo

- Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh. Tạc những pho tượng bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo. 
 

1 tháng 12 2019

Đáp án A

1 tháng 3 2016

*Sự thành lập vương triều Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức dể giải quyết các công việc  ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đêm quân trở lại đánh chiếm Gia Định, biến vùng này làm căn cứ, mở các cuộc tấn công lại Tây Sơn.

- Từ Gia Đinh, Nguyễn Ánh tổ chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn, làm cho lực lượng Tây Sơn suy giảm nhanh chóng.

- Tháng 6-1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế), Quang Toản chống cự không nổi, phải bỏ chạy ra Thăng Long.

- Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long, Quang Toản và triều đình Tây Sơn chạy đến Xương Giang (Bắc Giang) thì bị bắt. Vương triều Tây Sơn chấm dứt.

- Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long lập nên Vương triều Nguyễn (1802-1945).

*Chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn

- Đối với Trung Quốc: Nhà Nguyễn chủ trương thần phục.

+ Năm 1803, Gia Long cử xứ bộ sang Trung Quốc xin quốc hiệu và cầu phong.

+ Năm 1804, Nhà Thanh sai sứ sang phong vương cho Gia Long. Từ đó nhà Nguyễn phải định kì cống nạp.

-Đối với Cao Miên và Lào: Nhà Nguyễn sử dụng lực lượng quân sự bắt Cao Miên và Lào thần phục, thậm chí có lúc còn thiết lập chế độ bảo hộ ở Cao Miên.

- Đối với các phương Tây:

+ Trong giai đoạn đầu: Gia Long thi hành chính sách tương đối cởi mở với Pháp và đạo Thiên Chúa.

+ Sang thời Minh Mạng (1820-1840):

-Nhà Nguyễn khước từ dần những quan hệ với phương Tây

-Thi hành chính sách đàn áp Thiên Chúa giáo và “đóng cửa”. Ngăn cản ảnh hưởng của người phương Tây trên đất nước Việt Nam.

Nhà Nguyễn càng tỏ ra bảo thủ, đưa đất nước lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu đến nỗi suy kiệt khả năng tự vệ.

19 tháng 2 2016

Sự thành lập của Vương triều nhà Nguyễn:

- Lợi dụng tình hình Tây Sơn đang dồn sức giải quyết các công việc ở Bắc Hà, Nguyễn Ánh đem quân trở về đánh chiếm Gia Định, biến vùng này thành căn cứ mở các cuộc tấn công chống lại Tây Sơn. Từ Gia Định, Nguyễn Ánh tổ  chức các cuộc tập kích quân Tây Sơn. Tháng 6 – 1801, Nguyễn Ánh tấn công Phú Xuân (Huế). Ngày 21-6-1802, Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long.

- Vương triều Tây Sơn chấm dứt. Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long, lập nên vương triều Nguyễn (1802 - 1945).

* Tổ chức Vương triều:

- Chính quyền trung ương:

+ Gia Long tập trung thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương trên một lãnh thổ rộng lớn, tương đương với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

+ Gia Long quyết định xây dựng một chính thể quân chủ quan liêu chuyên chế, trong đó vua là người đứng đầu trong triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước.

+ Dưới vua có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư. Dưới bộ có các ti chuyên trách.

+ Đến thời Minh Mạng, tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện chặt chẽ hơn. Ngoài 6 bộ còn có các viện và các cơ quan chuyên trách như Đô sát viện, Nội các, Cơ mật viện…

+ Phú Xuân được chọn làm kinh đô, laftrung tâm đầu não của cả nước.

- Chính quyền địa phương:

+ Thời Gia Long, đất nước được chia thành Bắc thành và Gia Định thành do Tổng trấn thay mặt Hoàng đế quyết định mọi việc và các trực doanh do trực tiếp triều đình quản li.

+ Thời Minh Mạng, trong hai năm 1831 – 1832 lần lượt bãi bỏ Bắc thành và Gia Định thành cùng các chức Tổng trấn, chia lại cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa thiên, các đều do Tổng đốc hay Tuần phủ đứng đầu nhưng đều trực thuộc chính quyền trung ương. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, tổng, xã, thôn.

+ Để bảo vệ quyền uy tuyệt đối của Hoàng đế, nhà Nguyễn không đặt chức Tể tướng, không lấy đỗ Trạng nguyên, không lập Hoàng hậu và không phong tước vương cho người ngoài họ.

- Luật pháp:

Nhà Nguyễn rất coi trọng luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ (luật Gia Long) được chính thức ban hành.

Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của Hoàng đế, triều đình; sử phạt rất hà khắc, nhất là những tội gây phương hại đến chính quyền.

- Quân đội:

+ Chủ trương xây dựng một đội quân thường trực mạnh, được chia làm binh chủng (bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh). Binh lính phục vụ trong quân đội được hưởng các chế độ ưu đãi.

+ Quân đội nhà Nguyễn từng bước được chính quy hóa từ tổ chức đến trang bị vũ khí và là một đội quân khá mạnh ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.

* Ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Minh Mạng  

- Thống nhất hệ thống đơn vị hánh chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

18 tháng 3 2016

Nhà Lý tồn tại từ năm 1009 đến năm 1225. Trong thời kì này đất nước đạt nhiều thành tựu về mọi mặt.

* Về chính trị

- Ngày  21-11-1009, Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế (Lý Thái Tổ).

- Đầu năm 1010, Lý Thái Tổ lấy Hoa Lư chật hẹp, kinh tế thấp kem, giao thông khó khăn, ông hạ chiếu dời đô: "Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương có thé rồng cuộn, hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt phồn vinh, xem khắp nước Việt chỗ ấy là hơn cả. Thực là chốn hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của sinh sư muôn đời". Mùa thu năm 1010, vua cho dời đô từ Hoa Lư về và gọi là Thăng Long.

- Hoàng thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện và có thành, hào bao quanh. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi tên nước thành Đại Việt.

- Chính quyền trung ương từng bước được hoàn chỉnh. Vua đứng đầu đất nước có quyền hành cao nhất về chính trị, luật pháp, quân sự, lễ nghi, đối ngoại. Giúp việc cho vua có tể tướng, các đại thần, các chức hành khiển, các cơ quan hành chính pháp lí như sảnh, viện, đài. Ngoài ra còn có các chức quan trông nom sản xuất nông nghiệp, hệ thống đê điều.

- Đất nước được chia thành nhiều lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Kinh thành Thăng Long được chia thành hai khu vực: kinh thành của vua quan và phố phường của dân, có chức Lưu thủ trông coi.

- Quân đội được tổ chức quy củ. Có cấm binh bảo vệ nhà vua và kinh thành. Lộ Binh ở các địa phương được tuyển chọn theo chế độ "ngụ binh ư nông".

- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, góp phần ổn định trật tự xã hội.

- Quan lại ban đầu tuyển chọn từ con em gia đình quý tộc, quan lại. Về sau, những người thi cử đỗ đạt cũng được làm quan, nắm giữ một số chức vụ quan trọng.

- Nhà Lý cho dựng lầu chuông ở hai bên thềm điện Long Trì để dân kêu oan, mời vua xét xử. Hằng năm, vua thường rời kinh đi các nơi làm lễ "cày tịch điền", xem nhân dân cày cấy gặt hái.

- Chính sách đối ngoại: đối với các triều đại phong kiến phương Bắc tuy vẫn giữ lệ thần phục, nộp phú cống đều đặn nhưng luôn giữ tư thế của nước độc lập. Đối với các nước láng giềng phía nam, đặc biệt là Chawmpa, tuy có lúc căng thẳng nhưng luôn giữ thái độ vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn để giữ vững biên cương.

* Về kinh tế

- Nhà nước khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Lấy ruộng thưởng cho những người có công và cấp cho các chùa.

- Nhà Lý có luật lệ bảo vệ trâu bò. Chú ý cho dân đào kênh máng, đắp đê. Nhiều năm được mùa lớn.

- Thủ công nghiệp thời Lý

+ trong nhân dân, các nghề cổ truyền như đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ, dệt lụa, nghề in khắc gỗ... phát triển, chất lượng sản phẩm cao.

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công để rèn vũ khí, đúc tiền, may áo mũ cho vua quan, xây dựng cung điện, đền đài, chùa.

+ Một số mỏ vàng, mỏ đồng được khai thác.

- Thương nghiệp

+ Việc giao lưu buôn bán giữa các làng, các vùng ngày càng nhộn nhịp. Hình thành các chợ huyện, chợ làng.

* Về văn hòa

- Tôn giáo: Phật giáo đạt mặc cực thịnh ở thế kỉ X-XIII

- Giáo dục: Nhà nước quan tâm đến giáo dục. Năm 1070 vua Lý Thánh Tông cho lập văn miếu ở kinh đô Thăng Long. Năm 1075, nhà Lý tổ chức "thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường". Năm 1076, mở Quốc tử giám. Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Kiến trúc: Hoàng Thành Thăng Long được xây dựng gồm nhiều cung điện có hào thành bao quanh. Các ngôi chùa lớn, tháp chuông, đền đài được xây dựng.

- Âm nhạc, sân khấu dân gian như chèo, múa rối nước phát triển.

* Kháng chiến chống Tống bảo vệ độc lập dân tộc (1075-1077)

 

4 tháng 6 2018

Đáp án A

11 tháng 9 2018

    - Đến đầu Công nguyên, miền bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kỳ mới, thời kỳ phát triển cao và đặc sắc của lịch sử Ấn Độ - Vương triều Gúp-ta.

    - Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua 150 năm (319-476). Nét đặc sắc nổi bật của thời kỳ này là sự định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ.

       + Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta: Sự truyền bá đạo Phật, lòng tôn sùng đạo Phật người ta làm nhiêù chùa hang. Cùng với chùa là những pho tượng Phật điêu khắc bằng đá , trên đá.

        + Ấn Độ giáo cũng ra đời và phát triển.

        + Chữ viết chủ yếu là Phạn.