K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2017

- Từ nách được Nguyễn Du sử dụng để chỉ chỗ tiếp giáp giữa hai bức tường xây chắn chung quanh nhà (góc tường).

- Tác giả đã chuyển nghĩa từ nách từ việc chỉ một bộ phận trên cơ thể con người sang chỉ một góc tường, đó là hình ảnh ẩn dụ. Nếu thay từ nách tường bằng góc tường thì giá trị của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều.

26 tháng 6 2017

- Trong câu thơ: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại thì hai từ xuân vừa chỉ mùa xuân, vừa chỉ tuổi xuân, sức sống của con người và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ.

- Trong câu thơ: Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay, từ xuân trong từ cành xuân chỉ vẻ đẹp của người con gái vẫn đang trong tuổi xuân thì.

- Từ xuân trong câu thơ Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân của Nguyễn Khuyến chỉ chất men say nồng của rượu ngon, đồng thời nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm bạn bè thắm thiết.

- Trong hai câu thơ của Hồ Chí Minh: Từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc chỉ mùa xuân. Từ xuân trong câu thứ hai chuyển nghĩa chỉ sức sống mới, tươi đẹp.

13 tháng 4 2023

Bài thơ thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

3 tháng 3 2019

- Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị oan

- Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, vẻ ngoài cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ

- Đội trời đạp đất: biểu hiện lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc, khuất phục trước uy quyền

18 tháng 9 2017

a. Hai câu thơ của Huy Cận: Trong hai câu thơ này, từ mặt trời được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ. Nhưng tác giả đã kết hợp sử dụng với biện pháp nhân hóa làm cho hình ảnh mặt trời trở nên gần gũi, sinh động.

b. Ở hai câu thơ của Tố Hữu: Từ mặt trời đã được chuyển nghĩa thành chân lí, lí tưởng cách mạng.

c. Hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:

- Từ mặt trời trong câu thơ đầu của Nguyễn Khoa Điềm dùng để chỉ mặt trời theo nghĩa gốc.

- Từ mặt trời trong câu thứ hai dùng với nghĩa ẩn dụ, chỉ đứa con trên lưng mẹ. Đứa con là mặt trời, là niềm hạnh phúc, niềm tin và là ánh sáng của đời mẹ.

10 tháng 3 2017

- Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

- Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời

⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Ý nghĩa của đề tài với ngành du lịch:

+ Ý nghĩa thiết thưc, quan trọng đối với việc khai thác, phát triển ngành du lịch

+ Góp phần khẳng định giá trị, thế mạnh của ngành du lịch

+ Góp phần làm rõ định hướng phát triển bền vững các kì quan thên nhiên trong quá trình khai thác và bảo tồn.

- Suy nghĩ của bản thân:

+ Khai thác có kế hoạch cụ thể, chiến lược rõ ràng.

+ Khai thác đi đôi với bảo vệ, giữ gìn.

+ Hạn chế khai thác, tăng cường bảo vệ.

3. Xác định câu đúng, câu sai trong các nhóm câu dưới đây. Những câu sai đó mắc lỗi gì, vì sao?a1) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.a2) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng, giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.a3) Ý thức sử dụng tiếng Việt trên...
Đọc tiếp

3. Xác định câu đúng, câu sai trong các nhóm câu dưới đây. Những câu sai đó mắc lỗi gì, vì sao?

a1) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

a2) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng, giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

a3) Ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

b1) Qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

b2) Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

b3) Qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

b4) Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

c1) Truyện ngắn Chí Phèo, một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người.

c2) Truyện ngắn Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người.

c3) Truyện ngắn Chí Phèo, một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đã phản ảnh một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người.

c4) Truyện ngắn Chí Phèo, một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nam Cao, một trường hợp điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa mất cả hình người và tính người, đã đi vào lịch sử văn học Việt Nam như một thành tựu tiêu biểu của dòng văn chương hiện thực.

1
15 tháng 8 2023

tham khảo

+ a1. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

+ a2. Đúng

+ a3. Đúng

+ b1. Đúng

+ b2. Đúng

+ b3. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

+ b4. Câu thiếu vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần định ngữ là vị ngữ của câu.

+ c1. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần biệt lập là vị ngữ và thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

+ c2. Đúng

+ c3. Câu thiếu chủ ngữ do  người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

+ c4. Câu thiếu vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần biệt lập, định ngữ là vị ngữ của câu.

Xác định câu đúng, câu sai trong các nhóm câu dưới đây. Những câu sai đó mắc lỗi gì, vì sao?a1) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.a2) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng, giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.a3) Ý thức sử dụng tiếng Việt trên không...
Đọc tiếp

Xác định câu đúng, câu sai trong các nhóm câu dưới đây. Những câu sai đó mắc lỗi gì, vì sao?

a1) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

a2) Với ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng, giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

a3) Ý thức sử dụng tiếng Việt trên không gian mạng của giới trẻ đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

b1) Qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

b2) Tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

b3) Qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

b4) Qua tác phẩm Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã cho ta thấy có hai loại người đối lập nhau: những người nghệ sĩ tài hoa, có nhân cách và những kẻ tiểu nhân phàm tục.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

a1) Sai: Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

a2) Đúng

a3) Đúng

b1) Đúng

b2) Đúng

b3) Sai. Câu thiếu chủ ngữ do người viết, người nói nhầm lẫn thành phần trạng ngữ là chủ ngữ của câu.

b4) Câu thiếu vị ngữ do người viết, người nói nhầm thành phần định ngữ là vị ngữ của câu.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:
Đề 1: Từ ý kiến dưới đây, em hãy suy nghĩ về việc "chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"?
"Cái mạnh của con người Việt Nam chúng ta là ở sự thông minh và nhạy bén với cái mới… nhưng bên cạnh cái mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng", nhất là khả năng thực hành, sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…".

(Theo Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2: Tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình (bài II).
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.

Đề nào có tính  định hướng cụ thể, đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?

1
17 tháng 3 2019

- Đề 1 thuộc dạng đề có định hướng cụ thể.

- Đề 2 và 3 là những dạng đề mở, yêu cầu người viết phải tự tìm tòi và xác định hướng triển khai.