K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2017

Nếu cốt truyện dở và sơ sài quá thì cho cmt

2 tháng 7 2017

Rừng già bừng tỉnh lúc ban mai. Tia nắng đầu tiên vừa rọi xuống trần gian, muôn loài chim muông cất cao giọng gọi: "Các bạn ơi, dậy đi thôi, Mặt Trời tỉnh giấc rồi. Chúng mình cùng vui lên nào!". Tiếng gọi buổi sáng ấy, ngày nào cũng như ngày nào, cũng cất lên đều đặn. Cây cối, hoa cỏ vươn mình, trở lá, phô mặt xanh láng mướt lên. Ánh nắng phớt đều lên những màu xanh non mỡ màng ấy. Muôn vàn lá cây bỗng lấp lánh lên như những chiếc đèn nháy tuyệt đẹp. Chà, buổi sáng trong rừng đẹp là như thế đấy!

Trong lúc cây cỏ hân hoan hứng lấy những giọt khí lành ban sớm, thì dưới nguồn sâu, có dòng suối bé nhỏ đang cật lực luồn lách qua những đám lá mục ruỗng nát đan xen với những hòn đá gồ ghề đủ cỡ. Suối Nhỏ đã mệt lắm, nó đã len lỏi một cách khổ sở như thế này suốt cả tuần nay rồi. Nhiều khi nghĩ lại chặng đường ngắn ngủn mình đã vượt qua, Suối Nhỏ tuyệt vọng: "Ta đang giậm chân tại chỗ chăng? Có lẽ nên bỏ cuộc thôi. Có tài thánh ta mới chui được qua cái đống lá ô hợp này." Thế nhưng sáng hôm đó, Suối Nhỏ lại nghe thấy tiếng chim ca ríu rít trên bầu trời. Nó cố ngước nhìn nền trời xanh thăm thẳm, liếc trông những cây cổ thụ và cây non đang lớn lên, vương tới bầu trời nơi có nhiều thật nhiều ánh sáng và sương lành. Thế rồi nó nghển cổ ngó xung quanh. Chao ôi, sao mà nhiều hoa đến thế! Nhìn kìa, trên mặt đất dọc theo đường Suối Nhỏ đã qua, rất nhiều tử đinh hương và diên vĩ nở rộ. Suối Nhỏ tự hỏi loanh quanh: "Ồ, sao mình thấy ở đây thật cằn cỗi, toàn lá khô và đá gộc. Vậy mà các bạn hoa lại nở được nhỉ? Lạ thật, phải hỏi xem nào." Nghĩ sao làm vậy, Suối Nhỏ tò mò nhìn ngắm những đóa hoa thắm tươi:

- Làm sao các bạn nở đẹp như thế, lại trên mảnh đất khô cằn này?

Một chùm linh lan mới nở trả lời:

- Là do công của bạn cả đấy Suối ạ.

Suối Nhỏ ngạc nhiên hết sức ngạc nhiên:

- Sao lại là công của mình được? Mấy hôm nay mình cứ đánh vật với đất cằn để len lên, có để ý gì đến xung quanh đâu.

Một khóm cát tường thay lời hoa linh lan:

- Linh lan nói rất đúng đấy. Chính vì bạn vật lộn với đất đai cằn cỗi và mỗi ngày một tiến lên với hy vọng mở thông dòng chảy, nên bọn mình mới được hưởng những đất ẩm bạn thấm qua để sinh sống và nở hoa đấy!

Suối Nhỏ sửng sốt:

- Ồ, vậy sao? Mình không ngờ việc đào thông dòng lại có lợi như thế đấy.

Diên vĩ cố nói thật to lên:

- Đúng vậy, hãy cố lên đi Suối Nhỏ. Khi bạn lách lên phía trước, khu rừng này sẽ càng sinh sôi. Sắc màu rực rỡ sẽ ở mọi nơi bạn đi qua. Hãy để tinh thần cầu tiến của bạn lên đầu đi nào!

Vậy là Suối Nhỏ quyết tâm khơi thông dòng chảy vốn ứ đọng, luồn lách lên trên và kêu thật lớn cốt để bạn bè gần xa nghe thấy:

- Các Lạch nước nhỏ bé ơi, các bạn còn cầu bơ cầu bất nơi đâu, hãy về đây hội tụ với mình. Chúng ta sẽ thành một dòng chảy mạnh mẽ, thắng được sự cản trở của đất rắn này!

Rừng già đem tiếng gọi đi rất xa, và còn vang tới những vùng lân cận. Muôn lạch nước nghe tiếng gọi văng vẳng, bèn thức giấc và quăng mình tiến tới nơi của Suối Nhỏ. Phút chốc, Suối Nhỏ đã hùng dũng, rộng lớn tới mức đủ sức chảy ra Sông. Suối Nhỏ không nhỏ nữa, nó đã thành Suối Lớn nhờ sự đoàn kết của biết bao nhiêu lạch nước. Mỗi tia nước bắn ra xa, ở đó một cây non sẽ đâm chồi sau bao tháng ngày nằm im lặng. Suối Lớn băng qua ba tầng núi cổ và năm cánh rừng để đem sinh lực tới cho từng thước đất nghèo dinh dưỡng, giúp chúng nảy nở, sinh sôi.

Mặt Trời nhìn thấy tinh thần quyết tâm mạnh mẽ của dòng suối, liền gọi Nắng tới và yêu cầu Nắng dành cho Suối Lớn một phần thưởng xứng đáng. Nắng liền quảng lên Suối Lớn một tấm khăn voan vàng óng ả, mượt mà. Những giọt nước ánh lên một màu như những giọt vàng lấp lánh. Thần Gió hùng mạnh cất lên điệu sáo véo von, ngân nga hòa vào dòng chảy của Suối Lớn. Rừng già hoan nghênh con Suối đã đem tới sinh khí mới cho muôn loài cây cỏ, chim chóc...

25 tháng 12 2018

 Mùa xuân đến, con vật và chim chóc dạo chơi khắp nơi. Ngay cả dòng suối cũng vậy,nó chảy róc rách khắp miền mà sao chỉ có ngọn núi là đứng yên một chỗ trầm ngâm từ bao giờ. ngọn núi trầm ngâm này đã dạy dòng suối bài học nhớ đời.

    Một hôm nắng đẹp, dòng suối cất tiếng hỏi ngọn núi một cách chế giễu:

- Ái chà chà, bác lúc nào cũng đứng yên, không ca, không hát, bác lười vậy ư?

Ngọn núi trả lời với giọng mệt mỏi:

- Bác đang tích trữ nước để nuôi cây và cung cấp nước cho cháu đấy!

Dòng suối bĩu môi bảo:

- Ối dào, cháu chẳng cần. Cháu ra nguồn lấy nước cũng được. Mà bây giờ chơi thì có sao, cháu được chơi với bạn biển, đùa cùng bé nắng, lướt cùng chị gió. Còn bác, chẳng có bạn nào cả. À, chắc bác có tính cổ hũ nên chẳng ai chơi chứ gì.

Ngọn núi ôn tồn đáp:

- Hay đấy, chơi cũng thích. Nhưng bác dành thời gian cho việc chăm cây không vui sao? Lúc cây lớn bác sẽ là ngọn núi đẹp. Hơn nữa, mùa hè không có nước thì bác tích tụ nước để cây không khô héo. Cháu nghĩ mà xem, một mùa xuân của bác có hơn của cháu không?

Dòng suối huênh hoang đáp:

- Đúng là , bác rõ chán . Càng già càng lẩn thẩn . Hè tới , cháu chỉ cần ra nguồn lấy nước là xong . Không cần nước của bác .

Ngọn núi lắc đầu trả lời :

- Ôi , cháu thật là nông nổi . Cháu nói đấy nhé , hè này ta sẽ không cho cháu nước nữa .

Giọng nói dòng suối kéo dài vẻ chê bai :

- Ứ , cho cũng chẳng thèm . Nói với bác chỉ thêm đau đầu nhức óc.  Thôi, cháu cháu đi chơi với chị gió đây .

  Nói xong , dòng suối vênh mặt đi chỗ khác để chơi .Thế rồi vào một ngày nọ,đúng với lời bác núi nói , cái gay gắt của mùa hè đến . Mọi vật ủ rũ nặng nề . ngọn núi thì lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn trước nắng . Khác xa với núi , cô suối ngày càng mệt . Cô thấy mình cứ cạn dần đi trong từng khoẳng khắc . Cô cố ra nguồn lấy nước mà không đủ sức . Cô cũng muốn cầu xin bác núi cho ít nước mà không nói nổi một lời . Giờ đây , cô chỉ biết nép vào núi cho đỡ mệt , cô tự cảm thấy mình kiêu căng đến lạ lùng . Bây giờ , cô mới hiểu câu ca dao :

                             Được mùa chớ phụ ngô khoai       

                             Đến khi thát bát lấy ai bạn cùng .

 Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau. RÙA ĐÁ ĐI CHƠI (1) Ca sĩ chim Bách Thanh bay đến bên bờ suối thì đậu lại trên một cành diệp liễu, Cảnh vật ở đây tuyệt đẹp đã níu cánh chim lại. Bách Thanh nghe tiếng suối róc rách, tiếng lá reo bồn chồn, tiếng nai tác xa xa,… cảm hứng tràn đây, chàng cất lên một điệu hát mới, đó cũng là công việc suốt đời của chàng. Bác Rùa Đá đang nằm im như một tảng đá, thò đầu ra khỏi mai, lim dim mắt đón nhận từng giọt âm thanh tươi mát. Chú Hươu Sao cũng đờ ra nghe, quên cả uống nước. Không ai để ý đến gã Rắn Mốc đang cuốn cành cây dưới chân Bách Thanh như một khúc dây leo. Hắn vươn cổ, đôi mắt gian giảo láo liên. “Phốc”, Rắn Mốc bằng một cú mổ thành thạo đã ngoạm chặt một chân Bách Thanh trong miệng, cắt đứt dòng âm thanh đang bay chơi vơi. Bách Thanh thét lên đau đớn. Bách Thanh giãy giụa đã lôi cả Rắn Mốc ngã xuống cỏ, ngay trước mặt ông Rùa Đá. Tiếng kêu của chim Bách Thanh làm rung động cả chiếc mai rùa. Bác nhích lên vài bước, và “phập”, đôi môi rắn như đá của bác đã cặp chặt lấy cổ Rắn Mốc. Rắn Mốc quằn quại quấn lấy ông Rùa Đá, ghì xiết. Nhưng miếng võ hiểm của Rắn Mốc vô hiệu trước tấm lưng trơ như đá của bác Rùa. Rắn Mốc bị cắn nát cổ, duỗi toàn thân cứng đờ như một cành cây khô. Bách Thanh gãy rời một chân, bay lên cành cây nén đau, rối rít cảm ơn: “Cháu cảm ơn bác Rùa Đá!”. Rồi Bách Thanh tha thiết mời bác Rùa Đá vào dịp Tết, tức là còn mười ngày nữa đến ăn Tết nhà mình. (2) Bác Rùa Đá lẩm bẩm: “Cây sồi chân núi Bắc à? Xa đây! Cần phải đi ngay mới kịp!”. Thế là bác Rùa Đá khăn gói lên vai ra đi. Bác đi cả ngày, cả đêm, cả mưa cả nắng… Bác đem theo cả một mái nhà thì đâu chẳng là nhà! Ca sĩ Bách Thanh bay loáng một cái đã về đến nhà, Chàng báo tin vui cho vợ con. Chàng còn đặt cả bài hát cho các con hát: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Bác Rùa Đá đang đi thì băng tan, dòng nước ào ra chảy quanh một tảng đá lớn. Trên tảng đá, một chú Thỏ Trắng đang kêu khóc gọi mẹ. Bác Rùa Đá bơi ra, cho Thỏ Trắng ngồi trên lưng, đi tìm mẹ Thỏ, bởi hang thỏ đã ngập nước. Tìm được mẹ Thỏ, trao lại Thỏ Trắng cho mẹ xong, bác lại gặp họ hàng nhà Nhím suýt chết đuối, nếu không được bác giơ lưng bịt một lỗ hổng nước đang tràn vào. Bác Rùa Đá vẫn chưa rời con suối mà đi được. Bãi Tự Nhiên xanh rờn cỏ có nguy cơ bị ngập nước. Hươu, Nai rủ nhau xếp đá thành đập, lái dòng nước cho chảy sang hướng khác. Bác Rùa Đá nhận chuyên chở từng khối đá lớn trên lưng… Con đập hoàn thành, bác Rùa Đá mới khoác khăn gói lên vai, lẩm bẩm: “Nhà Bách Thanh! Cây sồi chân núi Bắc! Phải đi ngay mới kịp!”. Bác không nghĩ rằng mùa xuân đã qua từ lâu, bởi bác cứ nhẩn nha đi, ai gặp khó khăn bác đều dừng lại giúp đỡ… (3) Trên cây sồi chân núi Bắc, có hội chim Bách Thanh đón một mùa xuân mới. Ông Bách Thanh què đã chết. Các cháu Bách Thanh đang bập bẹ hát bài như nỗi chờ mong của cả dòng họ: Một sớm xuân trong mát Cành khô cũng nở hoa Ông Rùa Đá tốt bụng Sẽ đến chơi nhà ta! Chúng không biết rằng ở dưới gốc cây sồi, ông Rùa Đá đã đến, mệt mỏi vì đường xa, tuổi tác, ông đã ngủ thiếp đi trong giọng ca trong trẻo của họ hàng nhà Bách Thanh. (Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, 1999) Đầu tiên, cần xác định những sự việc được kể, nhất là những sự việc chính. - Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính. - Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách,... của các nhân vật trong truyện. - Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em. Để hiểu được đây là một truyện đồng thoại, em hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? tác dụng của ngôi kể này? Câu 2. Xác định những sự việc chính của truyện . Câu 3. Đọc phần 1 của văn bản và cho biết: a, Nhân vật bác Rùa Đá và Bách Thanh ( Điền vào bảng sau) Nội dung Dẫn chứng Nhận xét Lời nói, suy nghĩ, tâm trạng - Cử chỉ, hành động - Tình cảnh Nhận xét của người kể - … Câu 4. Đọc phần 2 của văn bản và cho biết: a, Chuyến đi đến thăm nhà Bách Thanh của bác Rùa Đá diễn ra đúng dự định của bác không? Bác Rùa Đá đã làm gì trong chuyến đi đó? Em thấy bác Rùa Đá là người thế nào? Câu 5. Đọc phần cuối của văn bản và cho biết: a. Họ hàng nhà Bách Thanh đã làm gì ? Ý nghĩa của việc làm đó?. Câu 6. Truyện muốn gửi thông điệp nào? liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em, rút ra được những bài học gì cho bản thân?

0
29 tháng 12 2017

Ngày ấy, nhà tôi ở ven một con suối nhỏ nước trong veo, vào những hôm trời nắng đẹp đứng trên bờ suối, tôi có thể nhìn thấu xuống tận dưới đáy, ở đó có những viên sỏi trắng tinh và cả những đàn cá trắng tung tăng bơi lội. Hàng ngày, tôi cùng lũ bạn lại rủ nhau ra suối, đi men theo mép của con
suối bắt ốc, nhặt đá trắng về để chơi đồ hàng. Và vui nhất là vào những ngày hè, chúng tôi thường trốn mẹ ra suối tắm. Thực ra con suối nhỏ nhưng có những đoạn rất sâu có thể ngập đầu người lớn. Và ở trên đó là chiếc cầu của nhà dân bắc qua để lấy lối đi vào nhà.
Như thường lệ, buổi trưa ấy, chờ cho mẹ ngủ say tôi liền chạy sang nhà mấy thằng bạn học cùng lớp rủ chúng ra chỗ cầu nhà ông Quân (chúng tôi thường đặt tên những chiếc cầu bằng chính tên nhà chủ đó). Buổi trưa trời nắng nóng như lửa đốt, được đắm mình trong dòng nước mát thì còn gì bằng. Bởi vậy nên vừa nghe tiếng huýt sáo báo hiệu quen thuộc của tôi, mấy thằng cũng vội vã lách cửa sau,
nhanh chóng ra chỗ hẹn.
Vừa ra khỏi nhà, cả lũ chúng tôi chạy thật nhanh vì sợ cha mẹ phát hiện ra, bởi chúng tôi đều biết rằng nếu bị bại lộ chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ no đòn. Năm phút sau, cây cầu và dòng nước mát đã hiện ra trước mắt chúng tôi. Tôi có ý kiến hôm nay sẽ không bơi bình thường như mọi khi nữa mà thi nhảy xa, tức là đứng trên cầu nhảy xuống, ai nhảy xa nhất sẽ là người thắng cuộc. ì oàm một hồi lâu đã chán, chúng tôi trèo lên một mỏm đá nằm nghỉ ngơi ngắm mây trời. Lúc này Thắng – thằng cha gan lì cóc tía nhất lên tiếng:
- Tớ nghĩ ra trò mới nữa rồi.
- Trò gì vậy?
Cả lũ nhao nhao lên tiếng hỏi.
- Chơi lặn, đứa nào lặn được lâu nhất tuần sau đi học sẽ không phải đeo cặp.
Cả lũ reo hò hưởng ứng nhiệt liệt. Trở lại chỗ chơi cũ, tôi nói:
- Bây giờ sẽ thi lần lượt từng đứa một, những đứa còn lại đứng trên bờ theo dõi bấm giờ.
Và tôi phân công luôn vì Thắng là người đầu têu nên sẽ là người thử sức đầu tiên, cả bọn vỗ tay hưởng ứng. Quả thật trong nhóm Thắng luôn tỏ ra đàn anh hơn cả, hắn không những học giỏi mà mọi trò chơi hắn cũng chẳng bao giờ chịu thua ai.
Thắng chuẩn bị tinh thần xong, tôi hô:
- Một. Hai. Ba. Bắt đầu!
Ùm!… Thắng đã nhảy khỏi cây cầu mất tăm trong dòng nước. Lũ chúng tôi reo hò tán thưởng và bắt đầu bấm giờ: 1,2, 3, phút trôi qua sang phút qua vẫn chưa thấy Thắng nổi lên. Chúng tôi trầm trồ khen ngợi sự tài ba của Thắng. Sang đến phút thứ 4, tôi bỗng cảm thấy nóng ruột bởi bình thường nhiều lắm thì chỉ đến phút thứ ba là chúng tôi đã chẳng thể nào chịu nổi.
Thế mà đến giờ vẫn chưa thấy Thắng, mấy đứa kia cũng bắt đầu lo lắng, chỉ trong nháy mắt chẳng kịp bảo nhau câu nào mấy đứa bơi giỏi liền nhảy xuống, vừa lúc đó chúng tôi đã thấy Thắng trồi lên, khuôn mặt tái nhợt, thở lấy thở để, chúng tôi vội vàng dìu Thắng vào bờ. Người Thắng lúc này đã gần như lả đi. Phải mười phút sau Thắng mới lên tiếng:
- Chỉ cần một tích tắc nữa thôi là tao đi chầu thuỷ thần chúng mày ạ.
- Sao vậy, mọi ngày mày bơi, lặn giỏi lắm cơ mà.
- ừ, thì tao vẫn tự tin như vậy, nhưng đúng lúc sắp chịu không nổi định trồi lên thì tao bị vướng vào chùm rễ cây mọc lan từ rừng ra cuốn chặt vào chân, tao cứ định trồi lên thì nó lại kéo tao xuống, may quá đúng lúc nghĩ rằng chết thật rồi thì bỗng dưng chân tao lại giật ra được và cố sức ngoi lên.
Nghe tiếng Thắng hổn hển kể, chúng tôi đứa nào đứa nấy đều khiếp sợ. Chờ cho Thắng đỡ mệt chúng tôi mới dám về nhà và câu chuyện này vẫn mãi là bí mật của lũ chúng tôi.
Và đó là kỉ niệm sâu sắc nhất mà tôi nhớ mãi đấy các bạn ạ.

22 tháng 8 2020

Mùa xuân đã đến! Sự ấm áp của mùa xuân đã tràn về trên mảnh đất cằn cỗi này làm mọi vật bừng tỉnh, đầy sức sống. Các con vật và chim chóc bắt đầu đi dạo khắp nơi. Ngay cả dòng suối cũng vậy, nó chảy róc rách đi khắp mọi miền. Vậy mà chỉ có mỗi ngọn núi là đứng yên nhưng nó đã dạy cho dòng suối một bài học nhớ đời đấy!

Một hôm, trời nắng đẹp, muôn loài, muôn vật đều đi chơi. Dòng suối chảy thật nhanh đến những cánh đồng vui chơi. Từ xa, suối thấy núi liền đến bên và nói một cách chế giễu:

- Bác ơi, trời đẹp như vậy phải đi chơi chứ! Bác cứ đứng yên, không ca cũng chẳng hát, bạn lười vậy sao?

Dòng suối ôn tồn bảo:

- Bác đang tích trữ nước để nuôi cây và cung cấp nước cho cháu đấy!

Dòng suối bĩu môi bảo:

- Ôi dào, cháu chả cần. Bây giờ cháu chỉ cần ra nguồn lấy bao nhiêu chả có. Cháu được đi chơi với bạn biển, đùa cùng bé nắng, lướt cùng chị gió, vui ơi là vui. Ngoài ra cháu còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ đấy!

Ngọn núi đáp:

- Chiêm ngưỡng cảnh thì có khó gì? Bác cao lớn thế này, muốn chiêm ngưỡng cảnh gì chả được.

Dòng suối huênh hoang đáp:

- Bác thật là cổ hũ quá! Chắc là vì vậy nên không ai chơi với là phải. Bây giờ, người ta chỉ muốn ngắm cảnh ở chỗ gần chớ ai như bác đâu.

Bác núi vừa cười vừa đáp lại:

- Hay đấy, chơi cũng thích. Nhưng bác còn phải dành thời gian cho việc chăm sóc cây không phải vui hơn sao? Lúc cây lớn, bác sẽ là ngọn núi đẹp nhất. Hơn nữa, mùa hè không có nước, phải tích trữ để cây không bị khô héo. Cháu nghĩ mà xem, một mua xuân của bác có hơn của cháu không?

Dòng suối tức giận đáp:

- Đúng là, càng già càng lẩn thẩn rõ chán. Hè này, cháu chỉ cần ra lấy nước ở nguồn là xong, ai cần nước của bác.

Ngọn núi lắc đầu:

- Ôi, cháu thật là nông nỗi. Tuổi trẻ mà trí thì non nớt quá! Cháu nói đấy nhé, hè này bác không cho cháu nước đâu nhé!

Giọng dòng suối kéo dài vẻ chê bai:

- Ứ, cháu chẳng thèm. Nói với bác đúng là đau hết cả đầu. Thôi, cháu đi chơi với chị gió đây.

Thế là dòng suối vênh mặt đi chỗ khác. Rồi một hôm, cái nắng gay gắt của mùa hè đến. Nó như một ngọn lửa thiêu đốt tất cả. Mọi vật đề ủ rũ, nặng nề. Ấy vậy mà ngọn núi vẫn rất xanh tươi dưới ánh mặt trời. Khác với núi, dòng suối ngày càng mệt mỏi. Dòng suối tự thấy mình dần cạn đi trong từng khoảnh khắc. Nó muốn ra nguồn lấy nước mà chẳng đủ sức. Nó cũng muốn xin bác núi cho ít nước mà không đủ sức. Thấy suối như vậy, bác núi bảo:

- Cháu à, giờ cháu đã hiểu ra mọi chuyện chưa? Lần sau không được kiêu căng thế nữa. Bác sẽ cho cháu ít nước.

Dòng suối vui mừng:

- Cháu cảm ơn bác nhiều lắm! Cháu sẽ không huênh hoang nữa đâu.

Dòng suối đã rút ra một bài học đáng quý trong đời. Chắc giờ nó đã hiểu được ý nghĩa của câu thơ:

Được mùa chớ phụ ngô khoai

Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng.

21 tháng 11 2017

ý nghĩa của truyện là những vẻ đẹp của mùa xuân khi nó đến gần

phân tích

31 tháng 5 2018

a. Nơi đây khi mùa thu hãy còn là một cánh rừng già ngủ im dim -> Nhân hóa

b. Lúa chín đã qua giấc -> Nhân hóa

c. Tiếng suối trong như tiếng hát xa -> So sánh

d.        Đôi bạn ta làm trong dong

      Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng -> So sánh

e. Núi cao chi lắm núi ơi? 

Núi che mặt trời che cả người thương -> Nhân hóa

g.     Mẹ hỏi cây Kơ-nin

- Rễ mày uống nước đâu

-Uống nước nguồn miền Bắc -> Nhân hóa

31 tháng 5 2018

a) Biện pháp tu từ là : Nhân hóa

( Rừng già ngủ im dim )

b)  NHân hóa 

( Qua giấc )

c) So sánh 

( so sánh tiếng suối với tiếng hát xa )

d) So sánh 

( So sánh đôi bạn như đôi đũa ngọc )

e ) Nhân hóa

( Vì có từ ơi , con người tâm sự với núi - một vật vô tri vô giác )

g) Nhân hóa

( Mẹ hỏi cây , cây là một vật vô tri vô giác , tác giả nhân hóa cây như con người , hiểu tiếng người )

22 tháng 11 2018

Mùa xuân đến, con vật và chim chóc dạo chơi khắp nơi. Ngay cả dòng suối cũng vậy,nó chảy róc rách khắp miền mà sao chỉ có ngọn núi là đứng yên một chỗ trầm ngâm từ bao giờ. ngọn núi trầm ngâm này đã dạy dòng suối bài học nhớ đời.

Một hôm nắng đẹp, dòng suối cất tiếng hỏi ngọn núi một cách chế giễu:

- Ái chà chà, bác lúc nào cũng đứng yên, không ca, không hát, bác lười vậy ư?

Ngọn núi trả lời với giọng mệt mỏi:

- Bác đang tích trữ nước để nuôi cây và cung cấp nước cho cháu đấy!

Dòng suối bĩu môi bảo:

- Ối dào, cháu chẳng cần. Cháu ra nguồn lấy nước cũng được. Mà bây giờ chơi thì có sao, cháu được chơi với bạn biển, đùa cùng bé nắng, lướt cùng chị gió. Còn bác, chẳng có bạn nào cả. À, chắc bác có tính cổ hũ nên chẳng ai chơi chứ gì.

Ngọn núi ôn tồn đáp:

- Hay đấy, chơi cũng thích. Nhưng bác dành thời gian cho việc chăm cây không vui sao? Lúc cây lớn bác sẽ là ngọn núi đẹp. Hơn nữa, mùa hè không có nước thì bác tích tụ nước để cây không khô héo. Cháu nghĩ mà xem, một mùa xuân của bác có hơn của cháu không?

Dòng suối huênh hoang đáp:

- Đúng là , bác rõ chán . Càng già càng lẩn thẩn . Hè tới , cháu chỉ cần ra nguồn lấy nước là xong . Không cần nước của bác .

Ngọn núi lắc đầu trả lời :

- Ôi , cháu thật là nông nổi . Cháu nói đấy nhé , hè này ta sẽ không cho cháu nước nữa .

Giọng nói dòng suối kéo dài vẻ chê bai :

- Ứ , cho cũng chẳng thèm . Nói với bác chỉ thêm đau đầu nhức óc. Thôi, cháu cháu đi chơi với chị gió đây .

Nói xong , dòng suối vênh mặt đi chỗ khác để chơi .Thế rồi vào một ngày nọ,đúng với lời bác núi nói , cái gay gắt của mùa hè đến . Mọi vật ủ rũ nặng nề . ngọn núi thì lúc nào cũng xanh tươi mơn mởn trước nắng . Khác xa với núi , cô suối ngày càng mệt . Cô thấy mình cứ cạn dần đi trong từng khoẳng khắc . Cô cố ra nguồn lấy nước mà không đủ sức . Cô cũng muốn cầu xin bác núi cho ít nước mà không nói nổi một lời . Giờ đây , cô chỉ biết nép vào núi cho đỡ mệt , cô tự cảm thấy mình kiêu căng đến lạ lùng . Bây giờ , cô mới hiểu câu ca dao :

Được mùa chớ phụ ngô khoai

Đến khi thát bát lấy ai bạn cùng .

22 tháng 11 2018

                                                         Tham khảo:

Chân dung của Núi là sừng sững nguy nga, dáng vẻ của núi là uy nghiêm. Núi thường dùng sự nguy nga và uy nghiêm của mình để thể hiện mình là người cao nhất và vĩnh hằng nhất. Còn hình ảnh của Suối là thích nhảy nhót, tính cách của Suối là thích cười đùa, ồn ào, náo nhiệt. Mỗi khi chảy vòng quanh chân núi, Suối thường cất vang giọng hát của mình, và điều đó làm cho Núi cảm thấy Suối đang bỡn cợt với đời.

Núi nói: “Cháu không thể yên tĩnh một chút được sao?”

Suối đáp: “Vậy thì cuộc sống của cháu coi như chấm dứt ông ạ”.

Núi thấy vậy liền nói: “Chị của cháu cũng là nước, chị ý hiền từ mẫu mực giống như tiểu thư, còn cháu lúc nào cũng nhảy nhảy nhót nhót một cách điên loạn”.

Suối đáp: “Chị ý bị ông nhốt trong lòng núi -giống như một dòng nước đẹp nhưng đã chết, cả đời không thoát khỏi sự kiểm soát của ông, cháu không thích giống chị của mình” . Núi nói: “Cháu không thấy trong hồ có bao nhiêu là thuyền buồm và tàu du lịch đó sao?”

Suối liền hỏi lại Núi: “Nhưng chị ý có vui không ? Tại sao cháu chẳng bao giờ nghe thấy tiếng hát của chị ấy”.

Núi trả lời: “Cuộc sống của chị ý an nhàn hơn của cháu nhiều”. Núi dùng giọng nói vang vọng của mình để trả lời : “Đã có biết bao nhiêu là khách du lịch thích chụp ảnh cùng chi ý đấy”.

Suối nghe xong liền cười khanh khách và nói: “Thế chị ý có tự do không? Chị ý có thể tung tẩy giống như cháu mà không bị ai hạn chế không? Chị ý có biết là bên ngoài những dãy núi này là cả một thế giới mới lạ và có biết bao nhiêu điều thú vị không. Chị ý có…”

Núi nghe vậy không hài lòng chút nào liền cắt ngang giọng nói của Suối: ” Vậy cháu muốn tự do như thế nào? Cháu muốn nhảy nhót một cách điên loạn đến đâu? Cháu được sinh ra tại chân núi, cháu mang gien di truyền của núi. Ta đã đứng bất động ở đây cùng bầu bạn với trăng, sao, mây gió đã mấy nghìn năm nay rồi. Cái mà ta nhìn thấy ở các thế hệ sau là an phận chấp hành, biết nhường nhịn lẫn nhau, biết giữ gìn nét văn minh lâu đời, biết chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ của núi rừng …”

Suối liền cười và hỏi lại: “Đúng là ông cao thật, cao đến mức có thể sánh với bầu trời. Nhưng ông có nhìn thấy phi thuyền trên mặt trăng không?”

Núi giả vờ như điếc không nghe thấy gì và cúi xuống hỏi Suối: “Cháu nói cái gì ,cháu nói cái gì? Trên mặt trăng chỉ có chị Hằng Nga và chú Thỏ của chí ý, làm gì có phi thuyền nào đáp trên đó cơ chứ? Đã mấy nghìn năm rồi, ngoài mặt trời, mặt trăng, sao và mây xuất hiện trên đầu ta ra thì làm gì có vật nào cao hơn ta cơ chứ?”

Suối liền đáp: “Ông đúng là già quá rồi, ông chỉ biết đến những tinh hoa của trời đất, của trăng sao, mà không cần biết đến những điều bí ẩn trong vũ trụ. Cứ tiếp tục như này thì linh hồn của ông sẽ dần dần khô héo, và đến một lúc nào đó hồn phách của ông cũng không còn nữa.”

Núi phẫn nộ, chỉ thẳng vào Suối và quát: “Đứng im! Ngươi đừng có nhảy nhót như vậy nữa.”

Trước sự phẫn nộ bất ngờ của Núi, Suối sợ quá liền òa lên khóc, những giọt nước mắt của Suối kết lại tạo thành bọt nổi lên trên mặt nước. Đúng vậy Suối sinh ra và lớn lên tại đây, Suối biết mình được phun trào từ trong lòng núi, Núi là người nuôi dưỡng Suối, là người luôn truyền cho Suối dũng khí chảy về phía trước mỗi khi gặp những tảng đá cản đường. Nhưng, nếu cứ cứng nhắc giống như tổ tiên của mình( Núi ) chỉ đứng im một chỗ thì Suối cảm thấy thà mình chết đi còn hơn là sống.

Do đó, Suối liền nói với Núi: “Không cháu không thích an phận giống chị gái của mình, cháu muốn tìm đến những dòng sông, đến những Hồ lớn bên ngoài những dãy núi này, cháu muốn sát nhập với họ, cháu muốn tự đốt nóng mình để tạo ra nhiệt, tạo ra điện, tạo ra ánh sáng.”

Núi thấy vậy rất lo lắng và cảnh cáo Suối: “Cháu có biết không? điểm quy tụ cuối cùng của sông, của hồ là Biển và khi cháu đã ra đến nơi đó rồi cháu sẽ không bao giờ còn gặp lại đại gia đình của mình nữa, Núi không thể rời đi cùng cháu đó, là bản tính rồi.”

Suối liền nghẹn ngào đáp: “Nhưng chỉ có không ngừng chuyển động cuộc sống mới có thể vĩnh hằng được ông ạ, cháu phải đi đây, tạm biệt ông – Tổ tiên của cháu.”

Cuộc đối thoại kết thúc rồi đó các bạn ạ, thật ngắn ngủi nhưng thật ý nghĩa phải không ,và bây giờ các bạn hãy thử suy nghĩ xem Núi và Suối có những quan điểm như thế nào nhé?

                                            Học tốt!

 Câu 1: Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:(1) Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm suối ở sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi. […] Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(1) Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm suối ở sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào. Nước từ núi Tiên giội như thác, trắng xóa, qua suối Cộc xóm Đông tràn sang suối xóm Tây rồi dồn về suối xóm Trại chúng tôi. […] Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi tắm thỏa thê, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.

        (2) Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sáo diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng…

                           (Trích Lao xao ngày hè, Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1:. Hãy cho biết văn bản “Lao xao ngày hè” thuộc chủ điểm nào?

Câu 3:Viết từ 1 đến 2 câu văn nêu nội dung chính của phần trích trên.

Câu 4:. Theo em, tác giả Duy Khán đã thể hiện cảm xúc gì khi kể về những ngày hè đã qua trong những câu văn sau: “Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ.”? 

Câu 5:Tìm một biện pháp hoán dụ có trong đoạn (2) và cho biết thuộc kiểu hoán dụ nào? 

Giúp mình dới =^.^=

 

 

0

Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu. Nguyên nhân sinh ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đẩt không đổi phương trong không gian, nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.

Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm - dương lịch ở châu Á không giống nhau.

Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày : xuân phân (21-3), hạ chí (22-6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khời đầu của bốn mùa (hình 6.2). Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.

Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm - dương lịch, thời gian bắt đầu của các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày :

- Mùa xuân từ 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6-5 (lập hạ).

- Mùa hạ từ 5 hoặc 6-5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8-8 (lập thu).

- Mùa thu từ 7 hoặc 8-8 (lập thu) đến 7 hoặc 8-11 (lập đông).

- Mùa đông từ 7 hoặc 8-11 (lập đông) đến 4 hoặc 5-2 (lập xuân).

CÂU 1 Ó