K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

Câu 1 : 

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong ba thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Thắng lợi đó đã tạo ra "một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta": chấm dứt sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp tồn tại trong 87 năm (1858-1945) và sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập…Cả dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

 

     Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra đời, chưa kịp củng cố và phát triển thì chính quyền cách mạng phải đối phó với muôn vàn khó khăn: kinh tế nghèo nàn lạc hậu, ngân quỹ nhà nước trống rỗng, nạn đói, nạn dốt, sự chống phá của các đảng phái phản động… nhưng khó khăn lớn nhất khiến vận mệnh dân tộc rơi vào tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" đó là âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, đặc biệt là của quân Tưởng và thực dân Pháp.

 

     Để giữ vững chính quyền cách mạng, để bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân đã đạt được, trên lĩnh vực ngoại giao, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối chính trị vô cùng linh hoạt, sáng tạo đó là "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược", triệt để lợi dụng mẫu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù,  tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

 

     Từ tháng 9-1945 đến trước tháng 3-1946, thực hiện việc nhân nhượng với quân Tưởng, chính quyền cách mạng cung cấp 10 ngàn tấn gạo mỗi tháng cho quân đội Tưởng, thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu về nhà ở, điều kiện sinh hoạt, tạm thời cho phép lưu hành tiền Quan Kim trong phạm vi trao đổi hàng hoá giữa nhân dân ta với quân đội Tưởng, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp lâm thời, dành 1 ghế Phó Chủ tịch nước, 4 ghế Bộ trưởng và 70 ghế trong Quốc hội cho Việt Quốc, Việt Cách không thông qua bầu cử, tránh mọi xung đột với quân đội Tưởng. Phải nhân nhượng với Tưởng nhưng Đảng ta cũng xác định phải giữ vững 2 nguyên tắc, đó là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, chính quyền cách mạng và giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời kiên quyết trừng trị bọn tay sai phản cách mạng.

 

     Với sách lược tạm hòa hoãn với quân Tưởng, chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất mọi hoạt động phá hoại của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, góp phần làm ổn định mọi mặt ở miền Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân ta có thêm thời gian củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

 

     Ngày 28-2-1946, chính quyền Tưởng Giới Thạch và thực dân Pháp ký Hiệp ước Hoa - Pháp tại Trùng Khánh. Theo Hiệp ước này, quân đội Tưởng rút về nước nhường cho quân Pháp quyền giải giáp quân đội Nhật của chúng ở miền Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, bán cho Tưởng đoạn đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều, nhượng cho Tưởng một đặc khu ở cảng Hải Phòng, hàng hóa của Tưởng vận chuyển qua miền Bắc sẽ được miễn thuế.

 

     "Hiệp ước Hoa - Pháp" là một sự chà đạp thô bạo đối với độc lập, chủ quyền của Việt Nam; buộc Đảng và nhân dân ta phải lựa chọn một trong hai con đường: hoặc là đánh Pháp ngay từ khi chúng đưa quân ra miền Bắc, hoặc là chủ động hoà hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, tránh  tình thế cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

 

     Lựa chọn giải pháp hòa với thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ lập trường đàm phán của chúng ta là: "Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của dân ta… và sự thống nhất quốc gia của ta".

 

     Chủ trương hòa với thực dân Pháp được tiến hành thông qua việc ký kết bản "Hiệp định sơ bộ" (6-3-1946) và bản "Tạm ước" (14-9-1946) giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Pháp.

 

     Mọi nỗ lực ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều bị tư tưởng hiếu chiến của thực dân Pháp phá bỏ. Nhân dân Việt Nam một lần nữa phải đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược.

 

     Chủ trương "cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược" đã thể hiện rõ sự thông minh, sáng suốt, tài tình, khéo léo, bản lĩnh chính trị vững vàng của Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chủ trương này được thực hiện thắng lợi không chỉ góp phần to lớn vào việc giữ vững nền độc lập, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, đưa dân tộc vượt qua tình thế "ngàn cân treo sợi tóc", cả nước có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu đối với hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta trong những giai đoạn sau này.

 

4 tháng 3 2021

Còn câu 2 nữa anh

 

19 tháng 4 2022

NNN

19 tháng 4 2022

NNN

 

18 tháng 2 2021

* Hoàn cảnh:

- Tháng 12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Quân dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mĩ phải trở lại ký Hiệp định Pa-ri.

=> Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa bốn Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

18 tháng 2 2021

 

* Hoàn cảnh:

- Tháng 12-1972, Mĩ mở cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm. Quân dân miền Bắc đã đập tan cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mĩ phải trở lại ký Hiệp định Pa-ri.

=> Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết giữa bốn Bộ trưởng đại diện các Chính phủ tham dự hội nghị.

TKhao

 

22 tháng 5 2022

- Giữ vững các nguyên tắc lập trường trên bàn đàm phán.

- Luôn kiên quyết, kiên trì, sử dụng đồng thời các thắng lợi khác để bổ trợ cho công tác đối ngoại.

- Tôn trọng các cam kết nhưng không bao giờ mất cảnh giác.

- Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng phải dựa vào sức mình là chính.

21 tháng 5 2022

Tham Khảo

Câu 1:

– Đứng trước tình thế một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng và Chính phủ ta đã sử dụng sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù; Sách lược đó thể hiện sự khác nhau, như sau:

– Trước 6/3/1946, hòa với Tưởng ở miền Bắc, tập trung lực lượng đánh Pháp ở Nam Bộ.

– Sau 6/3/1946, hòa với Pháp để đuổi Tưởng nhằm tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù trong lúc lực lượng của ta còn non yếu.

– Sau khi ta nhân nhượng với Tưởng để đánh Pháp ở Nam Bộ thì Pháp – Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp vào 28/2/1946, theo đó Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi của Trung Quốc và chấp nhận cho Tưởng vận chuyển hàng hóa từ Hải Phòng sang Hoa Nam không phải đóng thuế; còn Tưởng chấp nhận cho Pháp đưa quân ra Bắc để cùng với Tưởng giải pháp phát xít Nhật.

– Tình hình đó đã đặt nhân dân ta đứng trước hai con đường phải lựa chọn: Hoặc cùng một lúc đánh cả Pháp lẫn Tưởng; hoặc hòa với một kẻ thù để đánh một kẻ thù. Ta đã lựa chọn con đường hòa với Pháp để dùng bàn tay của Pháp đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc.

Câu 2:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là cuộc cách mạng bạo lực, có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và vũ trang. Trong đó:

- Đấu tranh chính trị: đóng vai trò quyết định thắng lợi.

- Đấu tranh vũ trang: đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ đấu tranh chĩnh trị

Câu 3:

Nạn đói, dốt rất nặng nề;ngân quỹ quốc gia trống rỗng;nguy cơ bị xâm lược từ các thế lực bên ngoài

nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, chính quyền còn non trẻ và giặc ngoại xâm, nội phản.

Câu 4 :

Cách mạng nước ta đang ở thời kỳ cao trào thì chiến tranh thế giới thứ 2 bước sang giai đoạn kết thúc. Ngày 9/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với phát xít Nhật. Trong vòng một tuần lễ, quân đội Liên Xô đã tiêu diệt hoàn toàn 1 triệu quân Quan Đông thiện chiến của Nhật, giải phóng Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, buộc phát xít Nhật phải đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô đối với phát xít Nhật đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa ở Châu Á phát triển mạnh. Chính phủ Nhật đầu hàng, bọn chỉ huy và binh lính Nhật ở Đông Dương chia rẽ, mất tinh thần. Chính quyền bù nhìn từ Trung ương đến địa phương bị tê liệt, các đảng phái phản động và bọn Việt gian hốt hoảng. Từ giữa tháng 8/1945, quân đội Tưởng Giới Thạch và quân đội Anh gấp rút chuẩn bị kéo vào nước ta để tước khí giới quân Nhật theo quy định của Hội nghị đồng minh tại Potxđam (7/1945).

Tình thế cách mạng trực tiếp đã đến, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm chắc thời cơ, kịp thời lãnh đạo toàn dân nổi dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân đồng minh vào. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Vĩnh Yên, dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự tỉnh, các đoàn thể cứu quốc và quần chúng trong thị xã đã tham gia cuộc biểu tình liên huyện Kim Anh-Yên Lãng- thị xã Vĩnh  Yên. Tháng 7/1945, các thanh niên cứu quốc thị xã đã phá cuộc mít tinh do bọn Đại Việt tổ chức ở rạp hát, biến cuộc mít tinh của chúng thành nơi tuyên truyền cách mạng, vạch mặt bọn Đại Việt hại dân, hại nước. Phong trào ở thị trấn Tam Đảo cũng diễn ra sôi nổi, hầu hết các gia đình đều được tuyên truyền và họ tự nguyện đứng trong hàng ngũ cứu quốc, bởi vậy việc tổ chức tiêu diệt đồn binh Nhật giải phóng trị trấn Tam Đảo gặp nhiều thuận lợi.

Trước ngày tấn công, ta đã có cơ sở vững chắc ở trong nhân dân, anh em binh lính người Việt ở đơn vị Bảo an đã được ta tuyên truyền giác ngộ, trong đó có cả cấp chỉ huy cũng theo Việt Minh. Những anh em tù hăng hái đều được huấn luyện quân sự bằng súng của anh em binh lính. Trong hàng ngũ địch, ta còn tranh thủ được sự đồng tình của một số tù binh người Pháp. Trong khi đó, quân giải phóng Phạm Hồng Thái trước đây là đội du kích đã bắt liên lạc chặt chẽ với Việt Minh ở thị trấn Tam Đảo theo dõi tình hình phong trào cách mạng và mọi diễn biến của đồn binh Nhật. Đơn vị do đồng chí Thạch Sơn chỉ huy, đồng chí Vũ Tuân làm chính trị viên. Đây là đơn vị đã lập được nhiều chiến công trong trận đánh Nhật ở khu nghỉ mát Tam Đảo (7/1945). Trước khí thế cách mạng đang dâng lên đã làm cho bọn giặc trong đồn nao núng. Nhận rõ thời cơ đó, đồng chí Trung Đình là người lãnh đạo trực tiếp đơn vị giải phóng Phạm Hồng Thái lúc đó, sau khi nhận được chủ trương của trên đã cùng đội trưởng Thạch Sơn đến đồn Nhật ở thị trấn để điều tra cụ thể tình hình và thống nhất phương án hạ đồn binh Nhật ở thị trấn Tam Đảo.

Trận đánh đã được chuẩn bị chu đáo từ trước, nhân dân thị trấn được thông báo đã bí mật chặt cây dựng chướng ngại vật từ km thứ 13 trở lên thị trấn, cắt đường dây điện thoại để chặn viện binh của Nhật. Nhưng bất ngờ, chiều ngày 15/7/1945 một tên lính Bảo an cơ sở của ta cho biết Nhật sẽ tước súng của Bảo an binh trước dự kiến trận đánh. Ngay lập tức, các đồng chí được phân công bám sát cơ sở đã hành động trước bọn Nhật. Một mặt, cho người về cấp báo đơn vị Thạch Sơn, một mặt tổ chức lực lượng chiến đấu gồm anh em Bảo an binh và anh em tù. Đêm 15 rạng sáng ngày 16/7, ta chủ động tiến công trước, tiếng súng vang dội của quân ta từ trên đỉnh núi đã thôi thúc chiến sỹ giải phóng quân Phạm Hồng Thái bất chấp trời mưa, đường trơn, dốc cùng phối hợp với anh em.

Trận chiến đấu giữa ta và địch diễn ra ác liệt. Đêm ngày 16, ta chuyển cách đánh, bộ đội đã lấy mìn đánh thẳng vào đồn Nhật làm hiệu lệnh cho quân ta ồ ạt xung phong. Tiếng mìn, tiếng lựu đạn ném qua các ô cửa sổ, tiếng súng và tiến hò reo của quân ta đã đè bẹp sự chống cự của quân Nhật. Đa số bọn Nhật bị tiêu diệt, còn lại một số ít tên chạy trốn.

Ngày 17 được nhân dân chỉ đường, ta quét sạch bọn giặc Nhật, chỉ có 2 tên chạy thoát (lúc ta đánh có 11 tên đóng ở đồn). Kết quả ta đã tiêu diệt được 9 tên, thu toàn bộ vũ khí, trong đó có 1 trung liên và 1 số trang bị khác như máy chữ, máy điện thoại, đã giải phóng được 100 tù nhân của ta và của Pháp, số tù nhân của Pháp được ta giúp đỡ chu đáo và đưa về chiến khu.

Sau trận đánh, ta vừa rút xong thì địch ở thị xã Vĩnh Yên kéo lên Tam Đảo. Đến nơi thấy cảnh đồn tan hoang, xác đồng bọn bị tiêu diệt, chúng đã tiến hành khủng bố một số bà con chưa kịp lánh nạn, sau đó chúng rút quân, thị trấn Tam Đảo được giải phóng. Trong phong trào cách mạng sôi sục tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trận đánh ở Tam Đảo là một trận thắng lớn, có ý nghĩa nhiều mặt đối với việc thực hiện nghị quyết hội nghị quân sự Bắc Kỳ của Đảng ta.

Việc một đơn vị nhỏ quân giải phóng được sự ủng hộ và tham gia chiến đấu của các tầng lớp quần chúng, ngoan cường và mưu trí đánh tập kích tiêu diệt hoàn toàn một đội quân Nhật trong một thị trấn đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào vũ trang giết giặc cứu nước của nhân dân ta.

Được cách mạng giác ngộ lòng yêu nước, binh lính Việt Nam ở đồn Tam Đảo không chỉ tạo điều kiện cho anh em tù nhân tham gia cách mạng mà còn cùng nhau hợp thành một lực lượng không chịu để bọn Nhật tước vũ khí. Hơn nữa còn lấy súng đạn của địch theo quân giải phóng tiêu diệt địch. Việc này đã góp phần thức tỉnh những người đang còn cầm súng cho giặc lập công quay về với nhân dân.

Đối với người Pháp và đồng minh, trận Tam Đảo cho họ thấy rõ Việt Minh có lực lượng vũ trang và được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, quyết tâm đánh phát xít Nhật, giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho đất nước. Sau trận Tam Đảo, báo Quân giải phóng số 1 do cơ quan của Việt Nam giải phóng quân xuất bản, tác giả Trí Dũng viết: “Tam Đảo! Hai chữ Tam Đảo sẽ lưu truyền đời đời trong lịch sử cách mạng giải phóng của ta”.

Được tin Nhật đầu hàng ngày 12/8/1945, Ủy ban kháng chiến khu giải phóng hạ lệnh cho quân giải phóng phối hợp với du kích và tự vệ khởi nghĩa ở các tỉnh trong khu. Đêm 13/8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.

Từ ngày 13 đến ngày 15/8/1945, hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào chủ trương lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Chủ trương khởi nghĩa của Đảng được Quốc dân Đại hội nhất trí tán thành. Quốc dân Đại hội đã cử ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (Chính phủ lâm thời) do cụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và quy định quốc kỳ là nền đỏ sao vàng 5 cánh ở giữa, quốc ca là bài Tiến quân ca.

Sau hội nghị, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh có lời kêu gọi đồng bào toàn quốc nổi dậy Tổng khởi nghĩa. Trong “Lời hiệu triệu của Đảng Cộng sản Đông Dương”, Trung ương kêu gọi các đảng viên toàn Đảng “Các đồng chí phải sáng suốt trong việc lãnh đạo và cương quyết hy sinh trong cuộc chiến đấu để giành quyền độc lập cho Tổ quốc, để xứng đáng là một đội quân tiên phong của dân tộc”.

Trong thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào toàn quốc, Người viết: “Hỡi đồng bào yêu quí!

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vòng nửa tháng, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra và giành thắng lợi. Những sự kiện đặc biệt quan trọng trên đây cùng với tin tức khởi nghĩa thắng lợi ở các tỉnh trong khu giải phóng, đã dồn dập dội về Vĩnh Yên, cổ vũ mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân dân sẵn sàng nổi dậy khởi nghĩa. Thị xã Vĩnh Yên lúc này là tỉnh lỵ Vĩnh Yên; vì vậy, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã có vị trí là khởi nghĩa giành chính quyền cấp tỉnh.

Thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, ngày 22/8/1945 Tỉnh ủy Vĩnh Yên họp thông qua kế hoạch khởi nghĩa giành chính quyền tỉnh. Qua phân tích tình hình, hội nghị quyết định huy động lực lượng toàn tỉnh khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 25/8.

Ở thị xã Vĩnh Yên, Nhật đóng quân ở Đình Ấm. Bọn Quốc dân đảng đã tổ chức lực lượng bảo an ở Thổ Tang 40 tên được Nhật trang bị vũ khí nên cuộc khởi nghĩa ở thị xã gặp nhiều khó khăn. Từ ngày 17/8, cấp trên đã giao cho các tổ Việt Minh ở Tam Dương, Vĩnh Yên về thị xã chuẩn bị một số vũ khí để khởi nghĩa.

Trước tình hình khởi nghĩa nổ ra khắp mọi nơi, bọn Đại Việt do Đỗ Đình Đạo cầm đầu mặc dù được Nhật giúp đỡ nhưng vẫn hoang mang, dao động. Cùng lúc đó, Quốc dân đảng ở Hà Nội đã có âm mưu với quân Tưởng cử tên Đinh Viết Sinh (tức Lê Khang) là đặc phái viên của chúng cùng một số tên tay sai lên trấn an Đỗ Đình Đạo. Cuộc đấu tranh ở thị xã gặp nhiều khó khăn, phát xít Nhật đóng ở Bảo Sơn thường xuyên cung cấp vũ khí cho bọn phản động. Quốc dân đảng do Lê Khang cầm đầu cùng với bọn Đại Việt, Bảo an binh cấu kết với nhau tổ chức cướp chính quyền trước Việt Minh.

Ngày 19/8, chúng ép tỉnh trưởng bù nhìn Nguyễn Trọng Tấn phải trao chính quyền. Đồng thời, chúng ra sức xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang để chống lại cách mạng. Chúng lùng bắt cán bộ Việt Minh, bắt lính tống tiền và tăng quân ở Tam Lộng về. Cho đến trước khởi nghĩa, cán bộ, đảng viên và cơ sở Việt Minh phần lớn đều đã bị bắt hoặc rút khỏi thị xã, trong khi quần chúng không có người lãnh đạo, một bộ phận dân chủ đảng giao động đã lôi kéo một số quần chúng cách mạng chạy khỏi thị xã.

Ngày 22/8, Quốc dân đảng, Đại Việt tổ chức mít tinh ở dốc Láp tuyên bố chính quyền Vĩnh Yên đã thuộc về chúng. Cũng trong thời gian này, do vỡ đê gây ngập lụt, việc giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nên dự kiến khởi nghĩa vào ngày 25/8 ở Vĩnh Yên phải hoãn lại.

Ngày 28/8/1945, Tỉnh ủy họp ở ấp Vân Hội (Tam Dương) quyết định huy động lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang của tỉnh biểu tình, khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 31/8/1945. Trước thời gian khởi nghĩa, số cơ sở còn lại của ta trong thị xã đã bắt liên lạc với bên ngoài và nhận lệnh khởi nghĩa. Do đó, việc chuẩn bị cho khởi nghĩa rất gấp rút như: Vận động quần chúng sắm sửa vũ khí, may cờ… tổ chức sẵn sàng lực lượng bên trong. Đúng ngày 31/8/1945, hàng vạn quần chúng trong đó có hàng nghìn tự vệ và du kích trong tỉnh giương cao cờ đỏ sao vàng từ nhiều hướng tiến về thị xã. Nhân dân trong thị xã đã cắm cờ vào các bè chuối thả xuống Đầm Vạc, mặt nước Đầm Vạc rực màu đỏ của cờ cách mạng. Do ngập lụt nên chỉ có một con đường độc đạo duy nhất vào thị xã ở phía dốc Láp men theo đường sắt.

Trước khi kéo vào thị xã, một phái đoàn Việt Minh gồm 5 người là: Lý Quảng Thịnh, Trần Minh Thưởng, Đặng Việt Thanh, Tô Tạc và đồng chí Kim Ngọc do Lý Quảng Thịnh làm trưởng đoàn được cử vào thị xã trước gặp bọn chỉ huy Quốc dân đảng yêu cầu chúng để đoàn biểu tình vào thị xã lập chính quyền cách mạng.  Bọn phản động với âm mưu quyết chiếm giữ bằng được thị xã để chờ quân Tưởng vào, nên chúng đã bố trí mai phục chĩa súng vào hướng quần chúng tập trung. Mặt khác, chúng cầu cứu quân Nhật đóng ở Bảo Sơn, không cho quần chúng biểu tình vào thị xã với lý do chính quyền Vĩnh Yên đã thuộc về tay chúng và bắt giam phái đoàn Việt Minh. Thấy bọn Quốc dân đảng trở mặt, Lý Quang Thịnh và Trần Minh Thưởng tìm cách trốn thoát, 3 đồng chí còn lại bị chúng bắt giam. Hành động của bọn Quốc dân đảng làm cho quần chúng biểu tình vô cùng căm phẫn, anh em tự vệ cùng đoàn biểu tình tiến vào thị xã. Lập tức, bọn phản động nổ súng vào đoàn biểu tình làm hàng trăm người chết và bị thương. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã không thành công.

Tuy thị xã bị bọn phản động chiếm đóng, nhưng các huyện trong tỉnh đã khởi nghĩa thành công. Đầu tháng 9/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh được thành lập do đồng chí Đặng Việt Châu làm Chủ tịch. Ở thị xã, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời một số xã cũng lần lượt được thành lập như ở thị trấn Tam Đảo, Định Trung, Khai Quang…

Trong thời gian này, bộ đội giải phóng quân phối hợp với lực lượng vũ trang của tỉnh tiêu diệt bọn phản động ở Tam Lộng và bao vây chúng ở thị xã. Cuộc đấu tranh đang diễn ra thì quân Tưởng kéo đến, quần chúng nhân dân đã tạm dừng cuộc tấn công bọn phản động để thực hiện sách lược hòa hoãn với Tưởng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến tháng 8/1946 khi quân Tưởng rút, bọn Quốc dân đảng ở thành phố hoang mang, dao động ta mới có điều kiện giải phóng thị xã.

Cuộc biểu tình khởi nghĩa giành chính quyền ở Vĩnh Yên mặc dù có quyết tâm rất cao nhưng không thành công. Điều này chứng tỏ tính chất gay go của cuộc khởi nghĩa mà trước đó Đảng ta đã dự kiến: Không phải Nhật bại mà nước ta tự nhiên độc lập. Nhiều sự gay go trở ngại sẽ xảy ra. Cuộc khởi nghĩa đã để lại cho Đảng bộ bài học về chọn thời cơ. Đến ngày 31/8, khi quân Tưởng kéo vào các tỉnh biên giới phía Bắc, khi bọn phản động do tên Đỗ Đình Đạo cầm đầu từ chỗ hoang mang khi Nhật đầu hàng đã củng cố được lực lượng, cướp chính quyền trước ta.

Sự kiện ngày 31/8 cũng cho thấy ta còn chủ quan, chưa đánh giá đúng bản chất phản động của kẻ thù. Đến ngày khởi nghĩa mới cử đoàn đại biểu Việt Minh vào thuyết phục là quá muộn. Hơn nữa, khởi nghĩa không chỉ dựa vào lực lượng bên ngoài mà còn phải dựa vào lực lượng tự nổi dậy rất quan trọng ở bên trong mới giành được thắng lợi.

 

 

8 tháng 4 2019

- Ta giành được những thắng lợi quan trọng, đánh bại chiến lược "Chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dương hóa chiến tranh", đặc biệt là thắng lợi trong việc đánh bại cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972.

- Mĩ âm mưu kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược (Hội nghị Pa-ri kéo dài 4 năm 9 tháng do lập trường của các bên khác nhau), nhưng thất bại liên tiếp của Mĩ ở Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 cuối năm 1972 đã buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri.

19 tháng 3 2021

C,B

29 tháng 4 2019

Từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đảng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào để vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay?

A. Nhanh chóng chớp lấy thời cơ thuận lợi

B. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước lớn và bạn bè quốc tế

C. Tăng cường quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực

D. Huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng