K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 7 2023

- Vào mùa hè: Nhiệt độ cao làm cơ thể toát nhiều mồ hôi dẫn đến mất nước và các chất khoáng. Do đó, cần uống đủ nước; bổ sung nhiều trái cây, rau củ; tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt như thực phẩm nhiều đường, chất béo,…

- Vào mùa đông: Nhiệt độ thấp, cơ thể cần nhiều năng lượng để duy trì nhiệt độ. Do đó, cần sử dụng các loại thực phẩm giàu protein, vitamin A, một số chất khoáng (Mg, Zn, I,…) giúp tăng cường khả năng chịu lạnh và miễn dịch của cơ thể.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống hợp lí, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng về chất và lượng; phù hợp với từng giai đoạn của thai kì nhằm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng chất kích thích, giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tinh thần luôn thoải mái để thai nhi phát triển bình thường. 

Tham khảo!

- Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học: đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần.

- Giải thích:

+ Chế độ ăn uống đủ năng lượng đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú,…).

+ Chế độ dinh dưỡng đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng giúp cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) với tỉ lệ cân đối, thích hợp.

Tham khảo!

- Đào thải các chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa để duy trì ổn định môi trường trong của cơ thể.

5 tháng 1 2018

Nội dung I đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu sẽ không thể thay thế bằng một nguyên tố nào khác.

Nội dung II sai. Nguyên tố khoáng thiết yếu phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể.

Nội dung III đúng. Nguyên tố khoáng thiết yếu là những nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành được chu trình sống.

Nội dung IV đúng.

Vậy có 1 nội dung không đúng.
Chọn A

- Sinh vật đơn bào quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng chỉ diễn ra ở cấp độ tế bào (giữa tế bào với môi trường và trong tế bào).

- Với sinh vật đa bào thì quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở cả cấp độ cơ thể và cấp độ tế bào thông qua 3 giai đoạn:

(1) Giữa môi trường ngoài và cơ thể: cơ thể lấy các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết từ môi trường.

(2) Giữa môi trường trong cơ thể và tế bào: Các chất dinh dưỡng và năng lượng được thu nhận và vận chuyển đến từng tế bào. Các chất không cần thiết được cơ thể tiếp nhận và đào thải.

(3) Trong từng tế bào: Các chất dinh dưỡng và năng lượng có thể được dùng trực tiếp hoặc được biến đổi thành các chất trước khi dùng. 

\(\Rightarrow\) Vậy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cấp cơ thể không diễn ra riêng biệt mà có mối quan hệ mật thiết với nhau, cấp độ này là tiền đề của cấp độ kia và ngược lại.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, được thực hiện ở cấp cơ thể cũng như cấp tế bào. Cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải các chất bài tiết ra ngoài. Tế bào hấp thụ các chất cần thiết từ cơ thể và thải các chất bài tiết.

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở tế bào bao gồm quá trình đồng hóa gồm tổng hợp các chaát mới, tích lũy năng lượng, tiến hành song song với quá trình dị hóa để giải phóng năng lượng, phân giải các chất hấp thụ. Trao đổi chất và chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.

Tham khảo!

- Mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật: Chất dinh dưỡng được cơ thể lấy vào và chuyển tới tế bào. Tại đây, các chất tham gia vào quá trình đồng hóa tổng hợp nên chất hữu cơ xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng. Một phần chất hữu cơ được phân giải, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Chất thải sinh ra từ quá trình dị hóa tế bào được cơ thể thải ra ngoài môi trường. Như vậy, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào là cơ sở cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của cơ thể sinh vật.

Tham khảo!

- Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cơ thể: Nhờ có sự trao đổi chất thường xuyên với môi trường mà cơ thể có thể lấy nguyên liệu cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời, thải ra môi trường các chất dư thừa, chất độc hại. Do đó, nếu quá trình này bị rối loạn, cơ thể không được cung cấp đủ nguyên liệu và năng lượng, chất độc hại tích lũy, ảnh hưởng tới các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong.

- Một số biện pháp để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi:

+ Uống đủ lượng nước cần thiết.

+ Ăn đủ chất, đủ lượng, hợp lí và cân đối.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.

+ Sử dụng hợp lí một số chất giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể như cà phê đen, trà xanh, thức ăn cay,…

Sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực:

- Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) rồi giảm dần khi tuổi về già. Giải thích: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành (15 – 19 tuổi) do ở độ tuổi này cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.

- Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn ở nữ. Giải thích: Nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn, hoạt động thể lực cao hơn,… nên cần nhiều năng lượng và nguyên liệu cho hoạt động sống hơn.

- Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai. Giải thích: Phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để vừa cung cấp cho cơ thể mẹ vừa cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

- Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng. Giải thích: Người hoạt động thể lực nặng tiêu hao nhiều năng lượng cho các hoạt động làm việc ở cường độ cao nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở những người này cao hơn.