K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
30 tháng 12 2020

Câu 1:

1. Do trình độ phát triển công nghiệp Hoa Kì rất cao nên tạo ra nhiều ngành nghề, việc làm cho người dân nên Hoa kì dễ dàng chuyển dịch kinh tế từ khu vực 1 và 2 sang khu vực 3. Nên khu vực 3 chiếm tỉ trọng lớn.

2. Do thu nhập của dân cao nên dịch vụ phát triển.

3. Do trình độ học vấn người dân cao nên họ lao động trí óc nhiều hơn.

4. Hạ tầng phụ vụ dịch vụ rất đầy đủ và hiện đại.

5. Có nguồn vốn lớn để đầu tư mạnh vào cách lĩnh vực dịch vụ.

Câu 2: Vì mặc dù nước chiếm 75% bề mặt trái đất nhưng chủ yếu là nước mặn, không sử dụng được. Tài nguyên nước ngọt khan hiếm.

Trữ lượng nước ngọt lớn nhất ở 2 cực. Nhưng do nóng lên của trái đất, hiện tại băng tan ra dẫn đến nước ngọt giảm, nước biển dâng.

Biến đổi khí hậu, Nhiều vùng bị thiếu nước ngọt trầm trọng => hoang mạc hóa.

Câu 20: Nhân tố giữ vai trò quyết định đến một nước đang phát triển rút ngắn, đi tắt, đón đầu tiến kịp các nước phát triển A. phát triển nguồn lao động cả số lượng lẫn chất lượng.          B. khai thác triệt để các nguồn lực của quốc gia đang có.C. chính sách phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia đó.D. tranh thủ được vốn và tri thức của các nước phát triển.Câu 21: Quá trình liên kết...
Đọc tiếp

Câu 20: Nhân tố giữ vai trò quyết định đến một nước đang phát triển rút ngắn, đi tắt, đón đầu tiến kịp các nước phát triển

A. phát triển nguồn lao động cả số lượng lẫn chất lượng.          

B. khai thác triệt để các nguồn lực của quốc gia đang có.

C. chính sách phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia đó.

D. tranh thủ được vốn và tri thức của các nước phát triển.

Câu 21: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt được gọi chung là gì?

A. Liên hợp hoá khu vực kinh tế.                           B. Toàn cầu hoá. 

C. Xã hội hoá kinh tế lãnh thổ.                               D. Thương mại hoá thế giới.

Câu 22. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?

A. Thương mại quốc tế phát triển nhanh.               B. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.

C. Hạn chế sự phân công lao động quốc tế.            D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 23. Tổ chức có vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới

A. EU                B. NAFTA                      C. WTO               D. APEC

Câu 24. Thành viên thứ 150 của WTO

A. Trung Quốc            B. Cămpuchia                   C. Việt Nam          D. Liên bang Nga

Câu 25. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của

A. thương mại thế giới phát triển mạnh                B. thị trường tài chính quốc tế mở rộng

C. đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh              D. các công ty quốc gia có vai trò ngày càng lớn

Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không phải của các công ty xuyên quốc gia

A. phạm vi hoạt động rộng                                      B. nắm trong tay những của cải vật chất lớn

C. chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng            D. số lượng có xu hướng giảm đi

u 27. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là gì?

A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo            B. Tác động xấu đến môi trường xã hội

C. Làm ô nhiễm môi trường tự nhiên           D. Làm tăng cường các hoạt động tội phạm

Câu 28. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ gồm có

A. 4 thành viên           B. 3 thành viên           C. 5 thành viên            D.6 thành viên

Câu 29. Trong quá trình thực hiện xu hướng khu vực hoá, các quốc gia cần quan tâm giải quyết vấn đề nào sau đây?

A. Việc mở cửa thị trường các quốc gia.            

B. Việc tạo lập thị trường khu vực rộng lớn.

C. Vấn đề tự chủ về kinh tế.    

D. Vấn đề đầu tư dịch vụ giữa các khu vực với nhau.

Câu 30. Bùng nổ dân số, già hoá dân số, ô nhiễm môi trường... được coi là những vấn đề mang tính toàn cu, vì lí do nào?

A. Gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt.              

B. Ảnh hưởng không tốt đến nhiều quốc gia.

C. Cần sự hợp tác của toàn cầu để giải quyết các vấn đề đó.

D. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế các quốc gia đang phát triển.

Câu 31. Vấn đề dân số cần giải quyết các nước đang phát triển hiện nay

A. bùng nổ dân số                               B. già hoá dân số         

C. phân hoá giàu nghèo rõ nét            D. tỉ lệ dân thành thị cao

Câu 32. Biện pháp quan trọng để giảm gia tăng dân số hiện nay các nước đang phát triển

A. giảm tỉ suất sinh                               B. giảm tỉ suất tử

C. tiến hành xuất khẩu lao động           D. phân bố lại dân cư giữa các vùng

Câu 33. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi trong dân số thế giới ngày càng thấp, thể hiện vấn đề

A. gây bùng nổ dân số .                          B. số lao động ngày càng đông. 

C. xu hướng già đi của dân số.               D. dân số giảm dần.

Câu 34. Già hoá dân số gây nên hậu quả cơ bản là

A. thừa lao động                                     B. thiếu lao động          

C. thiếu việc làm                                     D. chi phí chăm sóc trẻ em lớn

Câu 35: Thủ phạm gây ra hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ôzôn là

A. hoạt động nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu.

B. phát triển du lịch quá tải, tác hại đến môi trường.

C. tăng lượng khí CO2 và khí CFC trong bầu khí quyển.

D. chất thải sinh hoạt thải ra môi trường.

Câu 36. Hậu quả cơ bản của hiệu ứng nhà kính là

A. tan băng ở các cực                            B. mực nước biển dâng cao hơn

C. nhiệt độ toàn cầu tăng lên                 D. xâm nhập mặn vào nội địa sâu hơn

Câu 37. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do

A. nước biển nóng lên                           B. ô nhiễm môi trường nước

C. hiện tương thủy triều đỏ                    D. độ mặn của nước biển tăng

Câu 38: Phần lớn lãnh th châu Phi có khí hậu khô nóng là do

A. lãnh thổ nằm xa biển.          

B. phần lớn lãnh thổ phân bố hai bên đường chí tuyến Bắc và Nam.

C. phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vùng Xích đạo.         

D. phần lớn lãnh thổ là đất cát dễ thoát nước.

Câu 39: Trong các tiêu chí sau đây châu Phi có tiêu chí nào cao nhất so với thế giới?

A. Tuổi thọ trung bình của dân số.                           B. Tỉ lệ người nhiễm HIV so với dân số.

C. GDP bình quân trên đầu người.                          D. Trung bình số năm đi học của mỗi người.

Câu 40: Giải pháp cấp bách nhất để đưa nền kinh tế châu Phi thoát khỏi tình trạng chậm tiến là

A. giải quyết thuỷ lợi cho sản xuất nông nghiệp.            

B. sử dụng tài nguyên có hiệu quả.

C. chấm dứt xung đột vũ trang.                     

D. gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).  

0
17 tháng 2 2016

a) Khắp nơi trên thế giới đều có hoạt động bảo vệ môi trường vì:

- Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại

- Môi trường là ngôi nhà chung của tất cả muôn loài, trong đó con người tồn tại và phát triển

- Cuộc sống của mỗi người có liên quan mật thiết với môi trường

- Cong người là một thành phần của môi trường, không thể tách rời môi trường

- Môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người sinh sống

b) Ở các nước đang phát triển, vấn đề bảo vệ môi trường và xóa đói giảm nghèo có liên quan với nhau

- Ở các nước đang phát triển, cuộc sống của một bộ phận lớn dân cư gắn chặt với việc khai thác trực tiếp nguồn lợi tự nhiên.

- Việc khai thác bừa bãi với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường

- Với những điều kiện đó đã làm cho cuộc sống của họ ngày càng đói khổ

- Để giảm nghèo cho họ trên cơ sở vẫn sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ càn phải có những biện pháp cụ thể, kịp thời

- Muốn bảo vệ môi trường, không thể tách rời cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo

c) Một số loài động vật ở nước ta đang có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít :

- Một số loài động vật hầu như đã bị tuyệt chủng: tê giác 2 sừng, heo vòi, vượn tay trắng, cầy nước, …

- Một số loài có số lượng còn quá ít, nguy cơ tuyệt chủng:

+ Hổ, tế giác 1 sừng, bò xám, bò rừng, bò tót, hươu vàng

+ Hạc cổ trắng, gà lôi lam mào đen, công, trĩ, rùa

23 tháng 3 2018

Chọn đáp án C

Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

11 tháng 10 2016

Chỉ số HDI nếu mình không nhầm đó là chỉ số phát triển con người.
Ở những nước giàu thì do y tế phát triển nên tuổi thọ con người cao hơn.
Ở các nước nghèo do đói nghèo, thiếu thốn, bệnh tật, xung đột nên tuổi thọ giảm rất nhiều.

11 tháng 10 2016

tks b nha

 

 

29 tháng 7 2023

– Chỉ số GNI/ người và HDI của Nhật Bản (nước phát triển):

+ GNI/người của Nhật Bản năm 2020 là: 42.460 USD

+ HDI của Nhật Bản năm 2021 là: 0,925

– Chỉ số GNI/ người và HDI của Việt Nam (nước đang phát triển):

+ GNI/người của Việt Nam năm 2020 là: 8.200 USD

+ HDI của Việt Nam năm 2021 là: 0,703

6 tháng 6 2017

Các nước EU phát triển các liên kết vùng vì :

- Mỗi nước tận dụng được những lợi thế riêng của mình trong phát triển chung.

- Các nước tận dụng được lợi thế của nước khác để cùng phát triển.

17 tháng 2 2016

Mối quan hệ giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển là quan trọng nhất, vì:

- Đây là mối quan hệ đa dạng nhất, tận dụng được lợi thế của hai nhóm nước, xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân mỗi nhóm nước để tăng tiềm lực phát triển kinh tế.

- Các nước đang phát triển cần: vốn, khoa học kĩ thuật và công nghệ (có thể phân tích thêm)

- Các nước phát triển cần: nguyên liệu (nông sản, tài nguyên thiên nhiên), lao động, thị trường… 

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

– Vai trò của Liên Hợp quốc còn được thể hiện qua thực tiễn hoạt động trong hơn 60 năm qua. Những tác động tích cực, to lớn đến mọi mặt của đời sống quốc tế và từng dân tộc tuy rằng tổ chức này đã phải trải qua nhiều khó khăn và chịu một số hạn chế. Số lượng thành viên có sự tăng lên nhanh chóng làm hiệu quả lên việc thúc đẩy quá trình thực dân hóa, góp phần đưa các vùng lãnh thổ không tự quản gồm tới hơn 700 triệu người trở thành 80 quốc gia độc lập.
– Theo đề nghị của những bên xung đột tổ chức Liên Hợp quốc đã triển khai hơn 60 hoạt động gìn giữ hòa bình nhằm góp phần tạo môi trường thuận lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa thuận đó. Liên Hợp quốc đã xây dựng và tiến hành soạn thảo được 15 Công ước quốc tế về giải trừ quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định Thế giới. Do đó, lực lượng gìn giữ hòa bình của tổ chức Liên Hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Tổ chức Liên Hợp quốc và ông Tổng thư ký Kofi Anna được tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel năm 2001.

Những đóng góp lớn của tổ chức Liên Hợp quốc là đã góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh Thế giới mới trong 62 năm qua. Những cuộc khủng hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của tổ chức Liên Hợp quốc. Theo những số liệu được thống kê bởi Liên Hợp quốc, tổ chức đã hỗ trợ được các cuộc thương lượng đưa đến giải pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột xảy ra trên khắp các khu vực trên Thế giới.