K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2016

Cha tôi vẫn luôn dạy rằng, mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau, làm quen và gần gũi với nhau là đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Có lẽ đến tuổi 15, tôi mới thực sự thấu hiểu lời cha nói. Tôi vốn là dân ở tỉnh lẻ, cuộc sống trải qua những ngày tháng vô cùng yên ả. Tuổi thơ của những đứa trẻ như tôi ở làng quê miền núi gắn liền với những chiều hè oi ả lội bờ tung tăng bên bờ sông, những ngày trời xanh ngắt và nắng óng chiếu xiên qua vòm lá bưởi và mùi hương đồng nội đặc trưng sau những mùa gặt thoang thoảng ngọt ngào. Tôi đã từng tâm niệm rằng, bất kì thời điểm nào của cuộc đời tôi cũng sẽ gắn liền với nơi này. Nhưng, một cơ duyên đưa đẩy dẫn con đường đời tôi đi theo một ngã rẽ mới. 15 tuổi tôi trở thành học sinh của trường Nguyễn Tất Thành, nghĩa là tôi phải dời đổi nơi ở từ xóm núi thanh bình xuống thủ đô Hà Nội náo nhiệt. Sự kiện này thực sự đem lại một bất ngờ lớn cho tôi. Tính cách tôi vốn mang nét ôn hòa của cha và sự khép mình của mẹ, nên việc phải rời xa gia đình không khỏi khiến tôi hoang mang, lo lắng. - “Không! Đây sẽ là một cơ hội mới cho mình. Nơi đó chắc chắn sẽ cho mình một môi trường tốt hơn!”- tôi đã tự trấn an mình như vậy! Cha tôi ngồi bên vỗ về tôi và khuyên rằng: - Chẳng bao lâu là con sẽ có nhiều bạn mới. Phải cố gắng hòa nhập nhanh để học hành chứ con! Mẹ tôi động viên thêm: - Con ở đó được gần với bà ngoại nữa mà! Tuy cũng nghĩ như vậy nhưng thực sự tâm trạng của tôi không khá lên được mấy. Tôi hằng hi vọng mỗi ngày có thể dài thêm một chút, tôi vẫn còn những nỗi tiếc nuối vẩn vơ với nơi này. ………. …………….. ………………….. Đã đến ngày tôi nhập trường, tâm trạng thật khó diễn tả, tôi không biết phải làm cách nào để tự tin hơn, để bắt đầu các mối quan hệ mới mẻ ở phía trước. “Tùy cơ ứng biến vậy, mong là mọi việc sẽ suôn sẻ”- tôi suy nghĩ mông lung khi bước tới bảng tin xếp lớp. - Ồ! 10D2. Số 2 là số may mắn! Mong trời phù hộ cho, đây sẽ là một lớp học thú vị?! Sáng ngày hôm sau, tôi đến nhận lớp, trong lòng có chút thư thái hơn những ngày trước, linh tính báo hiệu rằng điều tốt lành đến với tôi như chính thời tiết đẹp tuyệt của ngày cuối hè này. “Tùng…… tùng……… tùng………” - tiếng trống trường vang lên gióng giả. Tôi nhanh chóng bước nhanh lên bậc thang cuối cùng hướng đến lớp học mà chỉ trong vài giây nữa thôi tôi sẽ trở thành thành viên chính thức. Bước vào lớp, tôi nhận ra đã có khá nhiều bạn đã đến sớm hơn, tôi nhanh chóng tìm được chỗ ngồi cho mình ở bàn đầu tiên. Mọi người nói chuyện với nhau rất nhỏ, có lẽ vì các bạn cũng giống tôi, không quen biết nhiều bạn bè trong lớp. - Cậu ơi! Tớ ngồi đây được không?- một bạn nữ tiến đến. - Cậu ngồi đi! Chỗ ấy chưa có ai ngồi cả- tôi mời bạn ấy ngồi kèm theo nụ cười thân thiện nhất có thể, vì chắc đây sẽ là người đầu tiên tôi quen trong lớp. Tôi đang mừng thầm trong bụng thì một cô giáo bước vào, chắc hẳn đây là cô chủ nhiệm. - Chào tất cả các bạn, cô sẽ là cô giáo chủ nhiệm lớp mình. Nhưng cô sẽ giới thiệu về cô sau, trước hết cô muốn xếp lại chỗ ngồi cho các em đã- cô giáo mới của tôi có vẻ rất nhiệt tình. Tôi được chuyển xuống bàn cuối cùng, ngồi cạnh một bạn nam cao nhất lớp. Bạn này cao hơn tôi gần một cái đầu, thú thực đứng gần bạn ấy có phần hơi tự ti. Nhưng được một phần an ủi là bạn nữ vừa rồi ngồi ngay bàn phía trước tôi. - Tớ với cậu lại được ngồi gần nhau này- tôi gọi bạn ấy. Và tôi nhận lại từ bạn gái đáng yêu ấy một nụ cười thật tươi. Tôi thấy lòng nhẹ nhõm hẳn, tan biến cả những cảm giác căng thẳng trĩu nặng suốt những ngày qua. Hóa ra làm quen với một môi trường mới không khó khăn như tôi từng nghĩ. Qua một vài buổi học, tôi với bạn nữ ấy dần trở nên thân thiết. Bạn ấy tên là Diệu Trinh, cũng đến từ một nơi rất xa, xa hơn tôi- là vùng biển Vũng Tàu xinh đẹp. Có một sự việc trùng hợp đã khiến chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó là ngay buổi học thứ hai, cả hai đứa đều đi học muộn và bị phạt ở lại đóng cửa lớp- một hình phạt rất nhẹ nhàng, để nhắc nhở là chính. Khi ra về, không ngờ rằng hai đứa lại chung đường vì chỗ ở khá gần nhau. Tôi và Trinh nói chuyện khá hợp “cạ”, từ mấy vấn đề âm nhạc đến truyện tranh rồi kể về kỉ niệm quê nhà nữa… Những ngày sau, lớp học cũng trở nên vui vẻ hơn, vì các bạn đã dần hòa nhập và quen nhau dần. Theo truyền thống của trường, học sinh khối 10 sẽ tham gia một khóa học quân sự trong một tuần để rèn luyện và để có cơ hội hòa đồng, gần gũi nhau hơn. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với chúng tôi. - Để xem nào, mình sẽ mang cái này…… này ……. này…… Trước ngày khởi hành, mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi. Giờ tôi chỉ mong học kì quân sự sẽ giúp tôi có thêm nhiều bạn bè hơn. Hôm ấy trời mưa rất to, thời tiết có vẻ chưa ủng hộ chúng tôi cho lắm. Chờ đợi một lúc lâu, cuối cùng chiếc xe dán số của lớp D2 đã đến. Chúng tôi nhanh chóng mang đồ đạc ra sau xe rồi từng người tìm chỗ yên vị cho mình. Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đến nơi. Điều khiến tôi thích thú đó là những bộ quân phục và giường ngủ hai tầng, chúng thật sự rất ấn tượng. Nhưng điều thú vị hơn cả đối với tôi đó là việc mỗi buổi chiều đi tập về lại hối hả đi đến “phòng tắm dịch vụ”. Ở mỗi phòng tắm này chúng tôi có thể có đến 4 hay 5 người cùng ngồi đợi chờ xếp hàng. Chúng tôi có rất nhiều thời gian để chuyện trò, nên tôi nhanh chóng quen rồi thân với một cô bạn mới, có cái tên rất hay và lạ- Lan Nhi. Tôi, Nhi và Trinh trở thành bộ ba thân thiết. Vào những buổi tối nóng nực, ba đứa tôi trải chiếu nằm trên sàn cùng nhau, đi đâu cũng rủ nhau cùng đi. Cuộc sống sinh hoạt tập thể quả thực đã giúp chúng tôi gắn kết với nhau thật dễ dàng. Thời gian trôi qua khá nhanh, mới ngày thứ 2 hôm nào chúng tôi xuất phát lên đường, mà hôm nay đã đến ngày thứ 7 chúng tôi phải nói lời tạm biệt với nơi này. Trên chuyến xe trở về, tôi vừa lưu luyến, bâng khuâng với mảnh đất đã níu giữ một phần tâm hồn mình, lại cũng vừa vui mừng vì mình đã tìm được những người bạn thân đồng hành trong chặng đường THPT sắp tới. Bắt đầu từ đây, tình bạn giữa chúng tôi đơm hoa kết trái. Trở nên gần gũi lạ lùng bởi dường như duyên phận đã kết nối chúng tôi lại với nhau. Tôi đã từng đọc một câu như thế này: “ Tình bạn là tình yêu không có cánh”. Tôi rất thích sự so sánh này vì chúng tôi chẳng đứa nào có cánh cả nên nhất định chúng tôi sẽ mãi là bạn tốt của nhau. Tôi có cảm giác chúng tôi giống như con diều và cơn gió. Luôn nhẹ nhàng quấn quýt lấy nhau và tôn cao nhau lên. Một tình bạn mộc mạc giản dị nhưng bền vững và rất thấu hiểu nhau. Nhờ thế mà việc học tập của tôi ở môi trường mới mẻ này thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng tôi được chia sẻ, động viên, giúp đỡ, và mỗi ngày lại thêm cứng cáp, trưởng thành… Tôi nhớ lại mới ngày đầu tới lớp, sợ hãi vô cùng cái cảm giác lẻ loi xa lạ, còn bây giờ tôi không hề cô độc, tôi đã có một trong số những tài sản vô giá là “tình bạn đẹp tuổi học trò”. Một tình bạn đã được nuôi dưỡng không phải do năm tháng mà chính là do sự thấu hiểu và cảm thông với nhau khi cùng trải qua nhiều tình huống cả trong cuộc sống lẫn trong lớp học. Tôi lại nhớ câu nói mà cha tôi vẫn nói rằng: mỗi người trên đời này, bằng cách nào mà gặp được nhau làm quen và gần gũi với nhau đều đã mang nợ nhau từ kiếp trước. Tôi và các bạn phải chăng cũng mang nợ lẫn nhau- một mối duyên nợ tuyệt vời! Nếu hỏi tôi, ngay lúc này muốn nói gì với họ, chắc chắn tôi sẽ nói “ Mình luôn muốn được mắc nợ các bạn cho đến hết đời này để kiếp sau mình lại có cơ hội để gặp và trả nợ các bạn thêm lần nữa!”. Một môi trường mới, sẽ là những tình bạn mới - thật tuyệt vời phải không các bạn?

 

15 tháng 2 2018

Dàn ý:

1. Mở bài: Tôi là Nam - một đứa trẻ lớn lên trong cô nhi viện.

- Cuộc sống ở cô nhi viện ?

2. Thân bài: - Ở đây, những đứa trẻ như chúng tôi – những đứa trẻ không có cha mẹ, bị bỏ rơi rất nhiều.

- Dù được các cô các mẹ chăm sóc nhưng tôi luôn mong mình được có cha mẹ và anh chị em của riêng mình

- Mẹ tôi xuất hiện.

    + Một người phụ nữ không có con đã nhận nuôi tôi

    + Mẹ chăm sóc và cho tôi rất nhiều tình yêu thương

- Tôi được đi học vè trở thành một bác sĩ giỏi

- Tôi đã tài trợ cho các cô nhi viện, cùng gây quỹ hỗ trợ các trẻ em nghèo

- Tôi gặp An, một cậu bé đang bị người ta đánh vì ăn cắp một chiếc bánh bao

- An là một cậu bé ngoan, nhưng gia cảnh quá nghèo, cha mẹ mất sớm, An và em gái phải sống dưới gầm cầu

- Tôi đưa An đến cô nhi viện, cho em đi học, giúp cậu bé ấy có một cuộc sống tốt hơn

3. Kết bài: Mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra, được lớn lên trong vòng tay của bố mẹ.

- Mỗi chúng ta cần giúp những đứa trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

18 tháng 7 2018

Dàn ý:

1. Mở bài: Tôi là Nam - một đứa trẻ lớn lên trong cô nhi viện.

- Cuộc sống ở cô nhi viện ?

2. Thân bài: - Ở đây, những đứa trẻ như chúng tôi – những đứa trẻ không có cha mẹ, bị bỏ rơi rất nhiều.

- Dù được các cô các mẹ chăm sóc nhưng tôi luôn mong mình được có cha mẹ và anh chị em của riêng mình

- Mẹ tôi xuất hiện.

    + Một người phụ nữ không có con đã nhận nuôi tôi

    + Mẹ chăm sóc và cho tôi rất nhiều tình yêu thương

- Tôi được đi học vè trở thành một bác sĩ giỏi

- Tôi đã tài trợ cho các cô nhi viện, cùng gây quỹ hỗ trợ các trẻ em nghèo

- Tôi gặp An, một cậu bé đang bị người ta đánh vì ăn cắp một chiếc bánh bao

- An là một cậu bé ngoan, nhưng gia cảnh quá nghèo, cha mẹ mất sớm, An và em gái phải sống dưới gầm cầu

- Tôi đưa An đến cô nhi viện, cho em đi học, giúp cậu bé ấy có một cuộc sống tốt hơn

3. Kết bài: Mọi đứa trẻ đều có quyền được sinh ra, được lớn lên trong vòng tay của bố mẹ.

- Mỗi chúng ta cần giúp những đứa trẻ trở thành những người có ích cho xã hội

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc

1. Giải thích

- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công

=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống

2. Chứng minh

- Biểu hiện 

+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình. 

+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ. 

+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình. 

+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng. 

+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.

+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường

=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương

+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.

Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...

- Vai trò

+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực

+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh

3. Bình luận

- Chúng ta cần:

 + Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình

 + Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi

 + Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội

- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan

- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.

4. Bài học cá nhân

27 tháng 5 2020

1. Đề tài: người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

27 tháng 5 2020

3. 

Chí khí được thể hiện qua:

1. Thể hiện ở thời điểm Từ Hải ra đi lập nên sự nghiệp

- Nửa năm hương lửa đương nồng:

+ Cuộc sống hôn nhân mới hình thành, giai đoạn tình yêu, tình vợ chồng nồng nàn, thắm thiết nhất.

->Giai đoạn hạnh phúc nhất.

+ Nếu là người bình thường, trong sự hạnh phúc của cặp đôi “trai anh hùng, gái thuyền quyên” như thế này thì sẽ cảm thấy thỏa nguyện, bằng lòng.

+ Nhưng Từ Hải là người phi thường: “Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài”, hơn hẳn những người khác cả về trí tuệ và sức lực -> không bằng lòng với cuộc sống gia đình bình dị, hạnh phúc giản đơn.

->  Quyết tâm ra đi.

=> Từ Hải không phải là người một nhà, người một xóm, người một họ mà là người của trời đất bốn phương (Hoài Thanh)

2. Thể hiện ở hành động ra đi dứt khoát và mạnh mẽ

-  Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương:

+ Lòng bốn phương: chí lớn lập công danh sự nghiệp của kẻ làm trai trong xã hội phong kiến. 

+ động lòng: chí lớn vốn ấp ủ từ rất lâu, nó chỉ tạm thời trì hoãn khi chung hưởng hạnh phúc bên Thúy Kiều, và bây giờ, hôm nay là lúc chí lớn được đánh thức.

->Từ Hải gạt bỏ tình riêng để thực hiện chí lớn.

+ Thoắt: chí lớn thức dậy nhanh chóng, nhanh chóng quyết tâm thực hiện chí lớn. Từ trước khi gặp Thúy Kiều đã thực hiện chí lớn và giờ là lúc tiếp tục thực hiện sự nghiệp dang dở.

_ Diễn tả sự nhanh chóng trong việc thay đổi vị thế của Từ Hải từ là một con người của gia đình -> một anh hùng mang tráng chí bốn phương.

+ Trượng phu: sự trân trọng của tác giả Nguyễn Du đối với nhân vật Từ Hải.

=>Anh hùng hội tụ những phẩm chất phi thường, có thể thay đổi sơn hà, có thể mang lại xã hội mà nhân dân mong muốn.

- Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

- Quyết lời dứt áo ra đi

->Sử dụng một loạt các từ ngữ:

+ Thẳng rong: đi liền một mạch

+ Quyết lời, dứt áo

->Hành động dứt khoát, mạnh mẽ, không chút lưu luyến, bịn rịn.

Ra đi trong tâm thế ung dung.

ð  Khí phách của bậc đại trượng phu.

Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

->Trượng phu là người đàn ông tài giỏi, có chí lớn.

->Đó là tâm trạng bình thường của người bình thường

=> Nhưng Từ Hải là người anh hùng, bậc đại trượng phu, không muốn Thúy Kiều phải bịn rịn. Sự ra đi như thế để lại dư âm trong những câu thơ cách mạng sau này:

 Ví dụ: Người ra đi đầu không ngoảnh lại

            Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

3. Thể hiện qua lời đối thoại với Thúy Kiều

- Lời thoại của Thúy Kiều:

Theo thói thường, người bình thường sẽ ngăn cản nhưng là tâm phúc tương tri, là tri kỉ (hiểu chí hướng của Từ Hải) của Từ Hải, nàng không ngăn cản mà mong muốn làm trọn đạo tòng:

Nàng rằng phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi.

->Trước quyết tâm ra đi của Từ Hải, nàng bày tỏ ước nguyện được đi theo để thực hiện trọn đạo tam tòng “Xuất giá tòng phu”.

-> Mong muốn được nâng khăn sửa túi cho chồng

-> Được chung vai gánh vác, được chia sẻ cùng chồng.

=> Những ước nguyện hoàn toàn chính đáng.

- Trách Thúy Kiều

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình

->Từ Hải đánh giá cao Thúy Kiều, là người có tài có sắc -> Trách Thúy Kiều chưa thoát khỏi thói thường của nữ nhi

-> Trách nhưng cũng là động viên Thúy Kiều hãy vượt lên những tình cảm ấy để xứng đáng là tâm phúc tương tri của Từ hải, xứng đáng là phu nhân của một bậc anh hùng, một bậc đại trượng phu

=> Đằng sau đó là sự tự tin của Từ Hải đặt mình lên trên thiên hạ nên cũng yêu cầu Thúy Kiều phải hơn đời, hơn người.

- Lời ước hẹn của Từ Hải:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường

Làm ra rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia

->Số từ số nhiều: mười vạn; động từ: dậy đất, rợp đường

-> Vẽ ra viễn cảnh rất huy hoàng: sau nhiều nhất là một năm (một năm xa cách là dài nhưng một năm để làm nên sự nghiệp hiển hách của người đàn ông lại là quá ngắn): trống rong cờ mở trở về “rước nàng nghi gia”, để sum họp vợ chồng trong vinh hiển.

=> Động viên Thúy Kiều.

=> Tự tin của Từ Hải, tự ý thức về tài năng xuất chúng của bản thân mình.

- An ủi Thúy Kiều:

Bằng nay bốn biển không nhà

Theo càng thêm bận biết là đi đâu

->Trong sự an ủi có sự lo lắng, giải thích để Thúy Kiều an lòng ở lại.

-> Trong câu thơ cũng thoáng chút cô đơn của Từ Hải. Tuy rằng tự tin nhưng cũng rất tự tin nhưng cũng rất lo lắng, bốn biển không nhà, trong tâm thế của một người anh hùng múa kích một mình trên sa mạc, hiểu việc mình cần phải làm, lập sự nghiệp lớn lao hiển hách để giúp đỡ nhân dân nhưng cũng thức tỉnh sớm, biết phải đối mặt với nhiều khó khăn.

4. Thể hiện ở hình ảnh không gian cao rộng

- Các hình ảnh:

+ bốn phương

+ Trời bể mênh mang

+ Bốn bể

+ Gió mây, dặm khơi

+ Cánh chim bằng

=>Không gian khoáng đạt, kì vĩ, lớn rộng đã nâng tầm vóc người anh hùng mang hùng tâm tráng chí Từ Hải luôn sánh ngang với tầm vóc vũ trụ.

+ Thể hiện chí lớn của người anh hùng: khao khát được vẫy vùng, tung hoành giữa trời đất cao rộng giống như lời giới thiệu của Nguyễn Du “Đội trời đạp đất ở đời”.

- Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi: tái hiện hình ảnh người anh hùng Từ Hải: chim bằng tượng trưng cho khát vọng của người anh hùng tạo nên sự nghiệp lớn.

->Chim bằng bay lên cùng gió mây chính là hình ảnh người anh hùng Từ Hải trong giây phút lên đường.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 1: Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Quả đúng là như vậy, giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh là một tác phẩm với những chiêm nghiệm sâu sắc về con người, cuộc đời.

          Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Trước hết, tác phẩm “Người ở bến sông Châu” là một bài ca về tình yêu quê hương, đất nước. Chiến tranh đã lấy đi của con người quá nhiều thứ mà ngay cả khi nó đã qua đi vẫn để lại những hậu quả ám ảnh. Dì Mây chính là hình ảnh đại diện cho con người sẵn sàng đứng lên chiến đấu hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc. Là một cô gái trẻ đẹp với mối tình đang nở rộ, dì sẵn sàng từ bỏ để đi vào chiến trường, đối mặt với tử thần. Trở về từ cuộc chiến, dì nhận được sự đón tiếp nồng hậu từ người dân khắp xóm Trại. “Người đưa đẩy, an ủi, kẻ cảm thông, xót xa”. Có lẽ bởi chiến tranh đã lấy đi của dì quá nhiều thứ. Một mối tình dang dở, một thanh xuân rực rỡ hay một mái tóc đen óng mượt. Ngày trở về, dì cảm thấy lạc lõng ngay chính quê hương của mình khi mọi thứ đã có nhiều thay đổi. Người mà dì yêu thương, mong muốn được gắn bó cả cuộc đời tưởng dì Mây đã hi sinh trong chiến trận mà kết hôn với người con gái khác. Mái tóc dì trước khia đen óng mượt bao nhiêu thì bây giờ rụng nhiều, xơ và thưa bấy nhiêu. Và hơn hết, dì đã mất đi đôi chân của mình. Dì phải dùng chân giả, chống nạng gỗ, khó nhọc leo lên sạp thuyền ngồi. Những điều bất hạnh đến dồn dập nhưng dì vẫn luôn nghị lực, kiên cường, vẫn sống đầy lạc quan. Qua cuộc đời bất hạnh của dì Mây, tác giả Sương Nguyệt Minh đã ngầm lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã gây ra biết bao đau thương cho số phận những con người vô tội.

“Người ở bến sông Châu” còn là một bài ca bất tử về tình người. Dù chiến tranh đã lấy đi của dì Mây quá nhiều nhưng nó không thể huỷ hoại bản tính lương thiện của con người. Trở về sau bao năm tháng kháng chiến, dì Mây vẫn là một người phụ nữ nhân hậu, thuỷ chung, vị tha. Ở chiến trường, không ngày nào dì không viết tên người mình ra trong nhật kí. Người con gái Trường Sơn nơi đạn nổ bom rơi luôn ôm theo nỗi nhớ thương và yêu vô hạn cho người bạn ở nơi xứ đầy hoa tuyết trắng. Những tưởng người phụ nữ ấy sẽ có một cái kết viên mãn sau khi trở về từ chiến tranh nhưng không... dì trở về trong sự lãng quên của người mà dì yêu thương nhất – chú San. Chàng trai dì từng “bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu” nay đã có một cuộc sống mời bên tình yêu mới. Dì chẳng thể trách được ai, có chăng là do thời gian đã xoá nhoà đi tất cả những kí ức đẹp giữa hai người. Thế nhưng, trước lời ngỏ “từ bỏ tất cả” và “làm lại” của chú San, dì khẳng khái đáp lại “Không!”. Mặc dù buồn, dù đau, dù còn thương, còn yêu nhưng dì hiểu, hạnh phúc của mình cũng sẽ lấy đi cuộc đời của một người con gái khác: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi”. Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Một con người với trái tim thật cao thượng!

Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Đỡ đẻ thành công, nghe tiếng trẻ con khóc, dì Mây “xót xa, tủi hơn xen lẫn niềm ao ước, chờ mong, vui buồn lẫn lộn”. Có lẽ dì cũng tủi thân khi bản thân giờ chỉ còn lẻ bóng một mình, dì xót thương cho số phận bất hạnh của bản thân. Giá như hai người không phải chia xa, giá như không có chiến tranh thì có lẽ, bây giờ dì cũng đang được hạnh phúc bên chồng con. Thật tội nghiệp và xót xa cho số phận người đàn bà ấy! Như vậy, ngay cả trong hoàn cảnh trớ trêu nhất, tình người vẫn toả sáng thật cao đẹp! Đó chính là giá trị nhân văn của thiên truyện.

Về nghệ thuật, tác giả đã rất thành công khi xây dựng một cốt truyện độc đáo với những tình huống éo le. Dì Mây – người phụ nữ trở về từ chiến trường nhưng lại phải chứng kiến người mình yêu thương kết hôn với một người phụ nữ khác. Hơn thế, dì còn chính là người đỡ đẻ cho vợ chú San – người mình từng yêu thương. Có lẽ sẽ chẳng ai cao thượng và vị tha được như dì. Như vậy, tác giả Sương Minh Nguyệt đã đặt nhân vật dì Mây vào những tình huống đầy thử thách để thông qua đó, nhân vật tự bộc lộ mình.

Câu chuyện đã để lại trong bạn đọc niềm xúc động, trăn trở khôn nguôi về con người và cuộc đời. Chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh đã cướp đi của con người quá nhiều thứ: nhan sắc, sức khoẻ, tình yêu,... Thế nhưng, chiến tranh sẽ chẳng thể vùi dập tâm hồn con người – một tấm lòng vị tha và cao thượng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Đề 2. Phân tích một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa đặt ra trong các tác phẩm truyện hoặc thơ đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai.

Bài làm tham khảo

Truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Minh Nguyệt đã gợi nhớ tôi đến câu nói của Nhà văn Victor Hugo: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Lấy bối cảnh xã hội Việt Nam hậu chiến tranh, “Người ở bến sông Châu” xoay quanh cuộc đời của dì Mây – một người lính trở về sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đọc tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được nỗi vất vả, bất hạnh của dì mà còn thấy được sự khốc liệt mà chiến tranh gây ra với con người.

Quả thật “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại. Chiến tranh là tội ác”. Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu ý nghĩa của câu nói ấy. “Hoà bình”: là trạng thái xã hội không có xung đột, con người sống bình đẳng, hoà hợp, yêu thương, giúp đỡ, hợp tác lẫn nhau để cùng phát triển. “Chiến tranh” là trạng thái xã hội bạo động, con người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh, bất công, đe doạ và loại trừ lẫn nhau để tồn tại.  Như vậy, câu nói của nhà văn Victor Hugo đã khẳng định hoà bình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với cuộc sống của con người và chúng ta cần phải đẩy lùi chiến tranh.

Bạn có biết tại sao “Hoà bình là đức hạnh của nhân loại”? Trước hết, hoà bình giúp con người có đủ điều kiện để phát triển toàn diện bản thân, được tự do theo đuổi lí tưởng sống. Nó gắn kết con người với con người, dân tộc với dân tộc, châu lục với các châu lục khác. Nhờ một xã hội hoà bình, chúng ta có một tập bền vững, đoàn kết, có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Để từ đó tạo ra một xã hội lý tưởng, văn minh, lan toả tình yêu thương, sẻ chia trong cuộc sống. Hoà bình góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, kinh tế giữa các nước, nâng cao đời sống người dân. Cựu tổng thống Mỹ Obama đã từng đạt được giải Nobel hoà bình với nỗ lực phi thường để tăng cường đối ngoại quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc. Năm 2014, cô gái Malala Yousafzai khi đó 17 tuổi đã đạt giải Nobel hoà bình cho cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp trẻ em, thanh thiếu niên và quyền được học hành cho tất cả trẻ em.

Vậy tại sao “Chiến tranh là tội ác”? Chiến tranh gây chia rẽ hạnh phúc gia đình, khiến cuộc sống mỗi cá nhân vô cùng khó khăn, chịu nhiều đau thương, mất mát. Không những thế, nó còn gây ra những thương vong không đáng có đối với người vô tội. Cuộc chiến dịch đặc biệt giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hơn 6500 người dân chịu thương vong, nhiều gia đình phải ly tán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của các quốc gia, dân tộc. Chiến tranh khiến con người tự huỷ hoại cuộc sống của chính mình và nhân loại.

          Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nền hoà bình của nhân loại? Hãy yêu thương, gắn bó đoàn kết giữa người với người, yêu tổ quốc, yêu đồng bào,.... thân thiện với bạn bè quốc tế,.... có chính kiến trước những luồng tư tưởng chính trị sai lệch,.... không cổ vũ những hành động chiến tranh phi nghĩa.  Ca ngợi những cá nhân, tổ chức luôn nỗ lực đấu tranh bảo vệ hoà bình và lên án, tố cáo những hành vi khủng bố, bạo động, gây chia rẽ đại đoàn kết dân tộc.

Với tôi, hoà bình là món quà quý giá mà những người đi trước đã hi sinh để đem lại cho dân tộc ta. Vì vậy, tôi luôn nhắc nhở bản thân phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại, sống hết mình và biết đấu tranh vì một thế giới không đau thương.

Bước 1:  Chuẩn bị nóiXác định đề tài: là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập:- Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với bước tìm ý cho bài...
Đọc tiếp

Bước 1:  Chuẩn bị nói

Xác định đề tài: là xác định tên tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch cụ thể mà bạn chọn để giới thiệu. Bạn có thể chọn giới thiệu tác phẩm mà mình đã thực hiện bài viết hoặc một tác phẩm khác.

Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập:

- Bước tìm ý của bài nói về cơ bản không khác với bước tìm ý cho bài viết. Tuy nhiên, với bài nói này, bạn cần ghi lại những thông tin cần thiết.

- Bước lập dàn ý: thực hiện như khi lập dàn ý cho bài viết. Nếu đề tài trùng với đề tài bài viết, có thể tận dụng dàn ý của bài viết. Tuy vậy, vẫn cần chuyển dàn ý bài viết thành dàn ý bài nói với các thông tin chuẩn xác để sử dụng khi nói:

- Thông tin về tác phẩm tác giả, bối cảnh…

- Tóm tắt cốt truyện: mâu thuẫn, sự kiện gần các nhân vật chính, cách giải quyết mâu thuấn.

- Nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật: người kể chuyện, nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, điểm nhìn...( truyện ngắn, tiểu thuyết), tính xác thực của sự kiện, chi tiết (truyện, kí, hồi kí, du kí…), mâu thuẫn, xung đột, hành đông, lời thoại…kết hợp với một số bằng chứng tiêu biểu trong tác phẩm để chứng minh.

- Nêu một số nhận định quan trọng khi đánh giá, nhận xét về tác phẩm.

Bước 2: Trình bày bài nói

Để tăng sức thuyết phục, truyền cảm và tương tác hiệu quả trong khi nói, bạn cần lưu ý:

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc, từ tốn và tập trung nhấn mạnh vào những đánh giá về nội dung và nghệ thuật và tác phẩm, nên triển khai luận điểm ý kiến từ khái quát đến cụ thể.

- Đưa ra lí lẽ và các bằng chứng tin cậy (trích dẫn từ văn bản).
- Sử dụng ngữ điệu linh hoạt, cử chỉ phù hợp, kết hợp sử dụng một số hình ảnh trực quan (nếu có).

- Di chuyển hợp lí trong không gian nói để có tương tác với người nghe, kết hợp tương tác bằng ánh mắt…

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Bài nói mẫu tham khảo:

     Xin chào các bạn, các bạn có biết văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

Bước 1:  Chuẩn bị nóiXác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiêu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như bài viết.Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập: bạn có thể thực hiện như đã tiến hành giới thiệu một truyện...
Đọc tiếp

Bước 1:  Chuẩn bị nói

Xác định đề tài: Đề tài của bài nói là bài thơ mà bạn chọn để giới thiêu. Bạn có thể sử dụng bài thơ mình đã thực hiện bài viết. Nếu chọn bài thơ khác, bạn sử dụng tiêu chí lựa chọn như bài viết.

Việc xác định mục đích nói, đối tượng, người nghe, không gian và thời gian nói; tìm ý, lập dàn ý và luyện tập: bạn có thể thực hiện như đã tiến hành giới thiệu một truyện kể.

Bước 2: Trình bày bài nói

Bạn thực hiện bước này như khi trình bày bài nói giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện kể. Nhưng lưu ý:

- Thể hiện được cảm nhận riêng của mình về bài thơ.

- Giọng đọc, giọng nói cần truyền cảm, nhất là khi đọc bài thơ và cách trích dẫn thơ.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Bài viết tham khảo

     Hồ Chí Minh sáng tác bài thơ “Mộ” năm 1942, trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt đó là khi nhà thơ bị giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Trong suốt thời gian bị đày ải bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch người lính khổ sai Nguyễn Tất Thành thường xuyên bị áp giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó người bình thường chắc chỉ thấy tiếng kêu rên ai oán số phận, còn với Bác người lính cách mạng có tinh thần thép thì đó chỉ là cái cớ để tâm hồn thi sĩ vút cao lên thành những áng văn thơ trữ tình dạt dào cảm xúc. Chẳng thế mà toàn bài thơ chúng ta không thấy bất kỳ hình ảnh đau khổ của người tù mà chỉ thấy khung cảnh thiên nhiên, con người nơi miền sơn cước vô cùng bình dị, quen thuộc với cuộc sống lao động thường nhật.

     Mở đầu bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên đặc trưng của buổi chiều tối

                                                    Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

                                                    Cô vân mạn mạn độ thiên không

Ánh mặt trời dần tắt hẳn, màn đêm chuẩn bị bao trùm lấy cảnh vật, đây là thời khắc con người, vạn vật sinh linh trên trái đất đều mệt mỏi và muốn tìm về với chốn bình yên để nghỉ ngơi. Đầu tiên là hình ảnh của chú chim đang mỏi cánh trên bầu trời, cánh chim ấy đã vất vả sau một ngày dài kiếm ăn khắp chốn, giờ là lúc nó tìm về với bóng cây, chốn yên bình để ngủ. Câu thơ thứ hai vẫn là nét chấm phá cảnh vật của thiên nhiên với hình ảnh của “cô vân”. Cô vân là chòm mây cô đơn, kết hợp với từ láy “mạn mạn” tức là trôi nhẹ, lơ lửng, vô định trên bầu trời. Chòm mây cô đơn lạc trôi trên bầu trời khá tương đồng với hoàn cảnh của người tù khổ sai, cô đơn, lạc lõng nơi đất khách quê người. Trong lòng vẫn luôn đau đáu một ngày được trở về với đồng bào, quê hương.

     Hai câu thơ sử dụng thủ pháp đối khá quen thuộc trong thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, đối giữa “cô vân” và “quyện điểu” để tạo nên một bức tranh thiên nhiên cân xứng, hài hòa. Một vài nét chấm phá đơn giản nhưng đã tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật hữu tình, nên thơ.

     Hai câu thơ sau là hình ảnh của con người, con người của cuộc sống lao động hiện ra thông qua những nét vẽ thật khỏe khoắn, rắn rỏi

                                                             Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

                                                             Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Hình ảnh cô gái xóm núi đang xay ngô chuẩn bị cho bữa cơm tối xuất hiện trong bài thơ là một nét vẽ bất ngờ nhưng rất hợp lý. Nó được cảm nhận thông qua cái nhìn của người tù khổ sai, nó mang một sức sống thật mạnh mẽ, tiềm tàng. Động tác xay ngô của cô gái nhịp nhàng, khỏe khoắn, từng vòng quay của chiếc cối đều, dứt khoát, “ma bao túc” rồi lại” bao túc ma hoàn”; phép lặp từ trong hai câu thơ nhấn mạnh sự cần mẫn, chăm chỉ của người lao động trong cuộc sống thường nhật, qua đó thể hiện cái nhìn trân trọng của thi sĩ dành cho con người nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh “lô dĩ hồng” xuất hiện ở cuối bài thơ, đó là một nhãn tự có sức nặng cân cả bài thơ. Chữ hồng xuất hiện đã xua tan không khí lạnh giá nơi xóm núi hoang sơ, nó như tiếp thêm sức sống và sức mạnh cho người tù khổ sai trên con đường đi tìm lối thoát cho dân tộc. Chữ “hồng” cũng thể hiện chất thép vốn rất đặc trưng trong tập “Nhật ký trong tù”. Nó cũng khẳng định vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại trong thơ của Hồ Chủ Tịch

     Bài thơ khép lại một cách bất ngờ nhưng hết sức tự nhiên, trọn vẹn. Thông qua bài thơ “Mộ” chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của nghị lực phi thường, tinh thần mạnh mẽ không lên gân, không khoa trương mà giản dị, khiêm nhường trong thơ của Hồ Chí Minh.