K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2016

Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Cát Linh để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm trên phố Giảng Võ đã dần hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi còn bé tí mà đến bây giờ đã trở thành một cô bé phổng phao, hoật bát thế này.

Ba em xây ngôi nhà này cũng đượ sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn còn hấp dẫn. Cánh cổng sắt khoắc trên mình chiếc áo măng tô màu xanh sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai met, hai bên trồng cỏ tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiểu thuỷ trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng.

Ngôi nhà của em được xây làm bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông ngân nga, thánh thót. Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê hương được đặt trang trọng trong khung lớn. ở dưới tủ sách là hai chiếc loa ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên ttrên giá. Xoong, nồi, dao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật của gia đình em diễn ra đều đều ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi buổi sáng, ánh nắng chan hoà, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khoá biểu, thời gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “ Chưa làm bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. “Học tốt-chăm ngoan”. Xung quanh, em trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa sổ, em thấy nào là mùi hoa xoan tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa cúc đang độ lớn.

Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang được sống giữa mái ấm của gia đình mình. được sống trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ

31 tháng 10 2016

Ngôi nhà yêu quý của em nằm ở thôn Quan Quang, xã Hoà Kiến. Ngôi nhà này đã gắn không biết bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu của em.
Những lúc đi học về, vừa bước tới ngõ, em đã thấy ngôi nhà của mình thấp thoáng hiện lên với cánh cửa sắt xanh rờn như màu của bầu trời xanh thẳm không cùng. Bước thêm vài bước nữa, hiện rõ bên trái cánh cửa sắt là một cái cửa sổ được làm bằng kính. Phía trên có đính tượng hai con chim bồ câu đang hôn nhau được làm từ thạch cao, tuyệt đẹp! Nhà em có 7 phòng. Một là phòng riêng của em, một là phòng khách, buồng ngủ, nhà cầu, nhà tắm, nhà kho và cuối cùng là nhà bếp, Trong đó, phòng khách là phòng rộng nhất, chiếm gần một phần tư căn nhà. Phía trước phòng có gắn một tấm hình vẽ phong cảnh thác nước, làm cho phòng khách trở nên lộng lẫy hơn. Phía bên phải thác nước là hình của một con hổ đang nằm dưới bóng của một rặng tre dài. Dưới tấm ảnh tuyệt đẹp ấy là một cái tủ nhỏ chứa âm li, đầu đĩa … Trên cùng là chiếc ti vi hai mươi mốt in. Bên phải ti vi là một cái tủ lạnh. Còn bên trái là một cái giá sách được làm từ gỗ hương. Tủ có bốn ngăn. Ngăn thứ nhất dùng để đựng các thứ quà tặng của mọi người nhân dịp cúng nhà ba năm. Ngăn thứ hai và ngăn thứ ba dùng để trưng bày những quyển sách mà bố em rất thích. Ngăn còn lại chứa sách vở của mẹ. Cạnh cửa sổ là một cái bàn để em ngồi đó làm bài. Nó là quà tặng của bố nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em. Cạnh đó là chiếc máy tính được đặt trên cái bàn tròn. Và nó cũng là nơi đã lưa những bài tập làm văn của em từ lớp 4 đến lớp 5.
Ôi ! Ngôi nhà của em. Em yêu quý ngôi nhà này biếc nhường nào. Nơi đây đã sinh ra em và nuôi em không lớn trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Vì vậy, em yêu nhà em lắm

25 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Đề 1:

Đội viên là thành viên của tổ chức Đội, trước hết phải thực hiện 3 nhiệm vụ cơ bản Thứ nhất: Thực hiện Điều lệ, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên. Điều này thể hiện tính kỉ luật của Đội viên với tổ chức của mình.Thứ hai: Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu lớn lên là công dân tốt và Đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện việc thực thi những yêu cầu của Đội, của gia đình và nhà trường. Đây cũng là yêu cầu của sự phát triển về năng lực, phẩm chất và kết quả trong quá trình Đội viên ở trong tổ chức Đội.         Thứ ba: Làm gương tốt cho nhi đồng noi theo, giúp đỡ nhi đồng trở thành Đội viên Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Đây là trách nhiệm của Đội viên cới tổ chức của mình, giúp Đội phát triển về số lượng, chất lượng, đồng thời cũng thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cá nhân Đội viên trong quá trình chăm lo xây dựng lực lượng dự bị của Đội

 
7 tháng 12 2016

3)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

wink

 

16 tháng 11 2018

5)Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.Đồng lúa! Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

21 tháng 10 2016

dàn bài nè
Dàn bài
MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

14 tháng 8 2016

Minh sẽ gợi ý cho bạn là ai là người bạn yêu thương nhất trong nhà và bạn nghĩ người đó ra sao rồi bạn tả chứ người thân của ai cũng khác nhau mà người thân của bạn chứ đâu phải cua tui đâu mà tui tả

 

 

5 tháng 2 2016

Cơn gió lạnh thổi qua, những chiếc lá rập rờn theo, vài chiếc rơi lả tả xuống gốc. Chợt như thấy bước chân của nàng xuân đang về, cũng ngập ngừng e ấp,cũng thẹn thò, rụt rè. Chúng chưa đủ làm nên một mùa xuân ngập tràng hương sắc nhưng cũng đủ để tâm hồn người xao động, chờ mong.

Trong bốn mùa, mùa xuân có thể nói là một mùa đẹp nhất, không phải chỉ vì những nét yêu kiều diễm lệ của nó như cây lá xanh tươi, nghìn hoa đua nở, chim chóc véo von, mà còn cả vì cái khí tiết ôn hòa và ấm áp.

Mùa xuân mới đang dần tới, sắc xuân rực rỡ trên những phố phường, cây cỏ dang cành lá quấn quít với gió xuân, lòng ta tràn ngập niềm vui sướng trong sự thanh bình, chợt lặng lại, bồi hồi nghe những lời ca chân thành của người nhạc sĩ đa tài luôn tin vào những giá trị chân thật của cuộc sống con người. Một điệu valse nhẹ nhàng, êm ái thật thích hợp khi trời đất đang bẽn lẽn khoác lên mình chiếc áo rực rỡ của mùa xuân.

Mùa xuân dặt dìu theo con én lượn về, mênh mang, mơ màng. Tưởng chừng như xuân thật đơn giản với tiếng gà gáy xa xa khi những giọt nắng trưa vàng cùng những sợi khói bềnh bồng len nhè nhẹ qua vòm cây, kẽ lá song lại có sức biểu cảm, lay động lòng người. Người người hớn hở trước cảnh mùa xuân tươi.

Mùa xuân là mùa của đất trời giao hòa, mùa của hy vọng và ước mơ, mùa của mùa màng no ấm và xum họp. Mùa xuân là mùa của sức sống mãnh liệt, mùa để cây lá đâm chồi nảy lộc, mùa của những mầm non xanh mơn mởn thoát khỏi lớp vỏ bọc xù xì để vươn vai đón chào những tia nắng ấm áp diệu kì. Mùa xuân mang lại cho con người thêm một tuổi. Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa của sự trưởng thành về thể chất lẫn tâm hồn. Mùa xuân là sự mở đầu cho một năm mới, kế hoạch, một dự định mới, tương lai mới. Mùa xuân là mùa của sự đoàn tụ gia đình.

Ai có tâm hồn yêu cái đẹp chẳng từng một lần thấy rung động trước vẻ đẹp của mùa xuân. uân tới, hồi sinh sức sống cho muôn loài, xuân tươi vui từ cái nắng vàng hửng lên, từ cái lá cây xanh biếc, từ chồi non mơn mởn, từ cơn mưa phùn lất phất, từ những loài hoa đua nhau khoe sắc đến màu nâu mỡ màng của đất, cái màu nâu giản dị mộc mạc ấy nhưng lại nuôi sống muôn loài...

Tôi thích ngắm nhìn những cành hoa mai trong một ngày nắng tạnh, tiết xuân ấm áp và trong trẻo. Khi ấy vừa vui sướng hạnh phúc mà trong lòng lại thấy nuối tiếc một điều gì đó, chỉ sợ xuân sẽ qua và ngày xanh của mình cũng đang dần trôi đi mất không gì có thể níu giữ nổi và không tài nào có thể lấy lại được. Cho nên cứ mãi phân vân giữa niềm vui và nỗi buồn. Tất cả là sự lưng chừng, một nửa...

Hôm nay, ngọn gió xuân ấm áp đã thổi qua hồn tôi. Yêu xuân lắm đấy xuân có biết không!

Mùa xuân đem đến cho con người sự gần gũi với thiên nhiên, được cảm nhận và hòa mình vào sự thay đổi của sự giao mùa. Chính những sản vật được tạo hóa ban tặng cho Mùa Xuân làm cho chúng ta càng phải biết nâng niu và trân trọng nó thêm. Một năm mới đang đến với bao điều mới lạ, chúc mọi người có một mùa xuân vui vẻ, ấm áp và hạnh phúc để đón nhận hết tình yêu thương khi sự chuyển giao của năm đang tới gần.

 

25 tháng 11 2016
Cảm nghĩ của em về Mùa xuânSáng nay, như thường lệ, từng cơn gió heo heo tràn về, những có điều thay vì chơi bài nhạc cũ, nó lại vi vu giai điệu mới, bản nhạc mới. Mùa xuân đã sáng tác cho thiên nhiên những tác phẩm hùng vĩ nhất mà chính nó cũng ngạc nhiên. Nó luôn tự hào khi thấy con người - những người thưởng thức nghệ thuật ấy đã tấm tắc khen ngợi hay xem nó với cảm giác lạ dâng trào khó tả.Mùa xuân đã đem lại niềm vui cho mọi người đơn giản vì nó muốn nhìn thấy nụ cười hé trên môi họ. Và đó cũng là một trong những lí do mà tôi thích mùa xuân. Mùa xuân về, vạn vật đầy sức sống. Cây thì đầm chồi nảy lộc những ngọn lửa xanh rì, lung linh trong nắng ấm, rồi từng bông hoa thi nhau đua nở rộ trong không khí vui tươi. Từng tia nắng nhẹ nhàng vuốt lên các mái ngói đỏ tươi, soi rõ cảnh tấp nập chuẩn bị Tết của người dân trên mọi miền đất nước. Chính vì thế mà mùa xuân đến thì không lẫn đi đâu được, nó có những đặc trưng mà cứ mỗi lần đến tôi đều biết. Nhưng không phải biết nhờ những tờ lịch cũ mới hay những lời chúc mừng, mà chính là món quà đầu năm của mùa xuân. Năm nay, mới sáng ban mai, giọt sương đêm vẫn còn đọng lại, tia nắng từ đâu đến lọt vào khe cửa sổ nhỏ, tôi dụi mắt tỉnh dậy. "Một tia nắng buổi sáng, nó mỏng nhưng tràn đầy sức sống, thật vui!" lúc đó trong tôi như có một ngọn lửa nhỏ thắp lên, ấm biết bao! Và tôi mỉm cười lúc nào không hay. Nhìn nó cười một lúc, tôi mới biết : "À, nắng xuân đây mà. Món quà thật tuyệt!" Chắc không ai ngờ rằng xuân lại tặng món quà như vậy, mà cứ cho là không nhưng tôi cũng nghĩ đó là thứ mùa xuân muốn tôi nhận đầu năm mới. Tuy món quà đó nhỏ, đơn giản đến không ai ngờ tới đã làm tôi mỉm cười. Nói về cảm nghĩ của tôi về mùa xuân, tôi cũng không biết diễn tả thế nào cho hay. Mùa xuân đã đem đến cho con người những khởi đầu tốt đẹp mới. Họ cũng mong mùa xuân đến nhanh để tìm nụ cười từ những thứ đơn giản đến lớn lao. Chính tôi cũng thế, mùa xuân cho ta bao nhiêu điều mới lạ. Nó đã tạo ra cho ta những cơ hội, những kết quả gặt hái đầu mùa. Tôi thích mùa xuân. Tôi muốn cảm ơn mùa xuân vì tất cả những gì xuân làm cho tôi, xuân đến nhanh, tôi yêu mùa xuân, tôi mong đến Tết xuân và tôi muốn những điều đẹp nhất cho Đất Nước đều đặn... đều đặn... Xuân ơi ! Xuân thấy đấy, mọi người đều yêu quý mùa xuân. Họ đã làm bao nhiêu bài hát, bài thơ về mùa xuân, về Tết. Tất cả những bài hát, bài thơ, tiếng đàn, lời nói,... đều vui tươi, rộn rã, đó chẳng phải là sự háo hức chào mừng xuân và có mục đích cảm ơn xuân theo hình thức khác nhau. Còn tôi ? Tôi chẳng phải nhà thơ, chẳng phải nhạc sĩ, chẳng phải nghệ sĩ,.. mà tôi chỉ là một cô học trò nhỏ tuổi, muốn dành lời cảm ơn chân thành đến mùa xuân... Vâng, ngoài lời "cảm ơn" cỉa cô học trò nhỏ thì tôi chẳng biết nói gì hơn.

Tôi mong sao xuân đến nhanh, để có thể nhìn thấy hoa mai nở, để nhìn thấy nụ cười thanh thản nhưng rạng rỡ của ba mẹ tôi, hay ông bà, nói chung là mọi người tôi nhìn thấy, và... cả tôi...

Tham khảo

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.

Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.

 

Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng,công bằng,văn minh.

Tham khảo tại

https://hoatieu.vn/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-204772

25 tháng 11 2018

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Đồng chí Tô Hiệu sinh năm 1912 tại xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Là con trai út trong một gia đình nhà nho nghèo có truyền thống yêu nước, ông giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ ( 14 tuổi).

Năm 1927, ông lên Hà Nội ở với người anh cả là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức yêu nước. Cuối năm 1929, Tô Hiệu vào Sài Gòn hoạt động với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em bị bắt trong một cuộc họp và bị đầy ra nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu bị thực dân Pháp giam cầm và tra tấn rất dã man. Ông tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành và bị địch phạt giam ở hầm xay lúa cùng với đồng chí Tôn Đức Thắng. Chế dộ nhà tù hà khắc đã làm Tô Hiệu bị lao phổi nặng, dù vậy ông vẫn kiên cường tham gia đấu tranh và tiếp tục học tập lý luận cách mạng. Ông được chi bộ Nhà tù Côn Đảo bồi dưỡng trỏ thành đang viên ưu tú, giàu nhiệt huyết, có bản lình chính trị vững vàng.

Năm 1934, ông mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị quản thúc chặt chẽ, nhưng ông vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng; tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Dông Dương và được bầu vào Thượng vụ Xứ ủy Bắc Kỳ.

Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số tỉnh khác.

Năm 1938 – 1939, ông được điều vè đặc trách Bí thư Liên khi B ( bao gồm các tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư Thành ủy Hải Phòng ).

Cuối năm 1939, ông bị bắt và bị giam tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò rồi bị kết án 5 năm khổ sai và bị đày lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940.

Con người cộng sản của Tô Hiệu càng tôi luyện và thể hiện nổi bật trong 4 năm bị giam cầm ở Nhà tù Sơn La, tên tuổi của ông được gắn liền với chi bộ nhà tù. Tại đây, ông bị thực dân Pháp coi là nhân vật cực kỳ nguy hiểm, lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ở xà lim hình tam giác, diện tích chưa đầy 4m2 và cách ly hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, nhưng kinh nghiệm hoạt động cách mạng và từng trải qua các lao tù, ông đã tìm cách liên lạc với các tù nhân chính trị và tham gia lãnh đạo đấu tranh. Ông đã cùng các đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí khác thành lập chi bộ nhà tù để đưa ra đường lối và nhiệm vụ cụ thể lãnh đạo của hoạt động của tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng.

Tháng 5 – 1940, ông được làm Bí thư Chi bộ Nhà tù Sơn La. Nhưng vì sức khỏe yếu, đến tháng 10 – 1941, đồng chí Trần Huy Liệu thay giữ chức Bí thư Chi bộ nhà tù. Trong cuốn " Tinh thần Tô Hiệu '' Đại Tướng Văn Tiến Dũng – người bạn tù của Tô Hiệu – kể lại: Tuy thể xác bị bệnh lao phổi tàn phá, nhưng đồng chí vẫn vượt lên bệnh tật, tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng. Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn các cuộc đấu tranh. Tinh thần hi sinh tận tụy vì Đảng, vì dân của anh có sức cuốn hút, thuyết phục cám hóa rất lớn. Đồng chí là người thấy, người anh được mọi người tin yêu cảm phục.

 Có thể nói, Tô Hiệu chính là linh hồn của Chi bộ Nhà tù Sơn La. Từ khi chi bộ ra đời, các hoạt dộng cách mạng trong nhà tù đã có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, có phương hướng rõ ràng, có tổ chức và phương pháp lãnh đạo đúng đắn. Vì thế, đời sống của tù nhân được cải thiện rõ rệt, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh thắng lợi. Tuyên truyền cho binh lính và đồng bào địa phương hiểu về người cộng sản, từ đó yêu quý và bả vệ những người cộng sản, bồi dưỡng nhiều cán bộ cho Đảng, đóng góp gieo mầm phong trào cách mạng cho tỉnh Sơn La. Đồng chí Nguyễn Văn Trân – cựu tù chính trị tại Nhà tù Sơn La – kể lại: Những thành công to lớn của Chi bộ Nhà tù Sơn La có sự đóng góp công đầu của dồng chí Tô Hiệu. Với bản lĩnh chính trị kiên cường, tinh thần trách nhiệm cao, rất nhạy cảm với cái đúng, cái sai, giải quyết công việc thận trong, chính xác, phẩm chất trong sáng, chí công vô tư, tận tụy hy sinh vì cách mạng. Đồng chí Tô Hiệu đúng là người con cộng sản mẫu mực, người lãnh đạo xuất sắc hiếm có.

 Biết không thể qua khỏi vì lâm trọng bệnh, nhưng ông vẫn cố gắng, một tay ôm ngực một tay biết tài liệu huấn luyện cho Chi bộ Nhà tù, đồng chí nói với anh em: Mình biết chắc sẽ chết sớm hơn mọi người. Vì vậy, mình phải tranh thủ thời gian để chiến đấu, phục vụ cho Đảng, cho cách mạng.

 Chế độ lao tù hà khắc của thực dân Pháp và bệnh tật hiểm nghèo đã cướp đi sinh mạng đồng chí Tô Hiệu ngày 07-03-1944. Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại Nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Sự ra đi của ông là mất mát lớn, tổn thất nặng nề cho Chi bộ Nhà tù Sơn La và phong trào cách mạng Việt Nam. Ông mất đi để lại niềm tiếc thương vô hạn, sự khâm phục kính trọng cua những đồng chí, bạn tù và dồng bào các dân tộc Sơn La. Cuộc đời tuy ngắn ngủi với 18 năm hoạt động cách mạng, nhưng những cống hiến của ông cho phong trao cách mạng Việt Nam nói chung và phong trào cách mạng Sơn La nói riêng  thì thật là to lớn.

Đại tướng Nguyễn Văn Dũng đã nói: Trong số trăm ngàn liệt sỹ đã hi sinh vì nước, vì dân, đồng chí Tô Hiệu nổi lên như một người mà chính sách khủng bố cực kỳ dã man của kẻ thù thực dân, đế quốc chẳng những không đè bẹp được ý chí cách mạng mà trái lại, nó trở lên như một thứ lửa vàng, hun đúc để trở thành gang thép.

Đồng chí Tô Hiệu mất đi, nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng. Trong vách tường đá của nhà tù, cây đào mang tên Tô Hiệu vẫn mãi xanh tươi, đó là biêu tượng cho tinh thần bất khuất của những người tù cộng sản, cho sức sống mãnh liệt của cách mạng Việt Nam. Đó cũng là lời nhắc nhở hậu thế rằng: mùa xuân nhân loại – chủ nghĩa cộng sản nhất định sẽ khai hoa hết trái trên đất nước Việt Nam thân yêu. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, sau khi cách mạng thành công, nhiều địa danh tại Sơn La cũng như trong nước được mang tên người anh hùng liệt sỹ Tô Hiệu./.

Việt ✪Kimihiro Watanuki✪ Hoàng  ơi, bạn chép trên mạng mất rồi, không đc z nhé, mik tham khảo hết trên mạng r nhá, nên k qua mắt mik đc đâu