K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2016

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

15 tháng 11 2016

Bác Hồ được nhân dân trên toàn thế giới biết đến không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là một nhà thơ lớn.Trong những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc,em rất thích bài thơ Cảnh khuya.Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc nhưng bài thơ đã chứa đựng tình yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu đậm của Bác.Hai câu thơ đầu gợi ra trước mắt em bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gần gũi.Có âm thanh tiếng suối chảy như tiếng ai đang hát ngọt ngào,sâu lắng,có ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời soi sáng mọi vật,làm cho cây cỏ,hoa lá như đang lồng vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.Em nghĩ với tâm hồn nghệ sĩ, yêu thiên nhiên đặc biệt là trăng nên Bác mới viết những câu thơ hay đến thế.Đọc hai câu cuối khiến em cảm động vô cùng !Bác thức khuya,chưa ngủ không phải vì ngắm cảnh đẹp mà Bác chưa ngủ vì Bác lo nỗi nước nhà, làm sao cho dân ta được tự do,độc lập.Bài thơ giúp em hiểu hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Bác.

Đề 1 : Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh Đèo Ngang trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.Đề 2 : Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình bạn đậm đà, thắm thiết trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến.Đề 3 : Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi học xong vẫn...
Đọc tiếp

Đề 1 : Viết một đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh Đèo Ngang trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.

Đề 2 : Bằng đoạn văn khoảng 8 câu, hãy nêu cảm nhận của em về tình bạn đậm đà, thắm thiết trong bài "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến.

Đề 3 : Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến sau khi học xong vẫn bán "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 8 câu) 

Đề 4 : Bằng đoạn văn ngắn khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ Qua Đèo Ngang.

Đề 5 : Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ phong kiến sau khi bài thơ học xong "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương (Trình bày một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu)

giúp mình nhé hihi

 

6
25 tháng 9 2016

Đề1:Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Đề2:Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chế, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Đề3:Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. 

Đề5:Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, người được nhà thơ Xuân Diệu trân trọng và kính phục đặt cho danh hiệu là “bà chúa thơ Nôm” cũng rất nổi tiếng với những bài thơ viết về đề tài phụ nữ. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, nữ sĩ gửi gắm những suy ngẫm của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ: thơ Xuân Hương mãi mãi là tiếng kêu thương đứt ruột xé lòng, nhắc nhở mọi người nên tôn trọng quyền sống tự do và bình đẳng của phụ nữ – những người duy trì sự sống trên trái đất này. Ở đâu mà người phụ nữ chưa được thực sự giải phóng và thực sự tôn trọng thì tiếng kêu khẩn thiết hãy bênh vực và bảo vệ phụ nữ vẫn còn tính thời sự nóng hổi của nó, cho dù nó đã được các thi sĩ cất lên cách đây đã mấy trăm năm.

 

 

 

25 tháng 9 2016

Đề 4

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

1 tháng 12 2021

Dùng Google đi

1 tháng 12 2021

cậu ơi, tớ search mà chẳng ra

11 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ, mang một nỗi niềm riêng, “Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng, trước thiên nhiên hoang sơ, vắng vẻ. “Ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể. Còn ”ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn. 

11 tháng 11 2021

Tham khảo!

Ta với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.

Cả hai bài thơ như có sự trùng hợp ngẫu nhiên rằng cụm từ " ta với ta " đều ở cuối bài thơ:

Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta

Đầu trò tiếp khách trầu không có,

Bác đến chơi dây ta với ta

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau. 

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương dương tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn. Bài thơ còn thể hiện a với ta - đó là sự đối diện với chính mình, giữa không gian bao la rộng lớn nơi đất khách quê người, nhân vật trữ tình như tự mình đối diện với nỗi buồn, hiu quạnh, những tâm sự không biết chia sẻ cùng ai. Câu thơ kết thúc nhưng vẫn gợi ra những âm hưởng buồn man mác của con người trong nỗi cô đơn.

Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.

Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.

I, nội dung ôn tập1.cổng trường mở ra2.mẹ tôi3.cuộc chia tay của những con búp bê4.sông núi nước nam5.phò giá về kinh6.bài ca côn sơn7.bánh trôi nước8.qua đèo ngang9.bạn đến chơi nhà 10.xa ngắm thác núi lư11.cảm nghĩ về đêm thanh tĩnh12.ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêII, luyện tập1,ôn tậpôn: cổng trường mở ra,cuộc ct của những con búp bê,sông núi nước năm,qua đèo ngangnếu tên tác...
Đọc tiếp

I, nội dung ôn tập

1.cổng trường mở ra

2.mẹ tôi

3.cuộc chia tay của những con búp bê

4.sông núi nước nam

5.phò giá về kinh

6.bài ca côn sơn

7.bánh trôi nước

8.qua đèo ngang

9.bạn đến chơi nhà 

10.xa ngắm thác núi lư

11.cảm nghĩ về đêm thanh tĩnh

12.ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

II, luyện tập

1,ôn tập

ôn: cổng trường mở ra,cuộc ct của những con búp bê,sông núi nước năm,qua đèo ngang

nếu tên tác giả,thể loại,hoàn cản sáng tác nội dung,nghệ thuật

2. qua đèo ngang,bánh trôi nước,sông núi nước nam,
-mỗi bài thơ viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng nêu các cảm nhận về

+ nêu cảm nhận về bài thơ

+Nêu cảm nhận về tâm trạng củ tác giả trong bài thơ qua đèo ngang

+Nêu cảm nhận về thân phận người phụ nữ trong bài bánh trôi nước

 

2
8 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

tôi mong các bn ko làm như vậy

4 tháng 2 2018

Dài wá

11 tháng 11 2016

Đề 3:

Quyền trẻ em là một quyền là một vấn đề rất bức thiết trong tất cả mọi thời đại. Bàn về vấn đề này có rất nhiều tác phẩm đã nêu ra những vấn đề cấp bách liên quan đến trẻ em hiện nay. Trong số đó tác phẩm “cuộc chia tay của những con búp bê” là một tác phẩm cảm động nói về số phận thương đau của hai anh em buộc phải chia cách do người lớn. Tác phẩm đồng thời cũng đánh vào thái độ của những người lớn đối với thân phận những trẻ em nhiều bất hạnh.

Truyện kể về hai anh em Thành và Thủy rất yêu thương nhau, tình cảm thân thiết của hai anh em họ tưởng chừng như không thể chia lìa. Thế nhưng chuyện không thể ngờ được ấy cũng xảy ra. Hai anh em buộc phải chia lìa do tình cảm cha mẹ. Bố mẹ hai anh em đã quyết định li hôn và mỗi người nuôi một đứa trẻ. Vậy là hai anh em phải chia cách và không thể ở bên nhau được nữa. Câu chuyện nói về cuộc chia tay của những con búp bê của hai anh em cũng là nói đến cuộc chia tay của hai anh em, cuộc chia tay không biết trước quá bất ngờ và cũng quá khốc liệt không biết đến khi nào mới có thể gặp lại được. Chỉ vì những sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến cuộc chia tay của hai anh em và cũng là cuộc chia tay của những con búp bê.

Trước tiên Thủy là một em bé rất nhân hậu, giàu tình thương rất quan tâm đến anh trai. Mỗi con búp bê Thủy đặt cho nó một cái tên như con vệ sĩ con em nhỏ. Thủy luôn đặt chúng cạnh nhau quàng chúng lên tay nhau thân thiết. Điều đó thể hiện đó là một cô bé giàu tình cảm không chỉ đối với an trai mình và còn đối với cả những vật vô tri vô giác như những con búp bê. Em coi trọng chúng như những người anh em chị em ruột thịt của mình vậy.

Em không bao giờ để chúng có thể xa cách nhau mà em luôn để chúng được gần nhau bên cạnh nhau mỗi lúc. Cũng tưng chừng như tình cảm của những con búp bê với nhau cũng như tình cảm của hai anh em không thể nào chia cách. Vậy mà điều đau lòng ấy cuối cùng cũng xảy ra. Cuộc chia tay đầy nước mắt của những con búp bê khiên cho người đọc cảm động xót xa không chỉ vì cuộc chia tay cuộc chia tay mà còn là những tình cảm của người em dành cho những con búp bê và người anh khiến cho người đọc cảm động xót xa. Trước khi Thủy theo mẹ về quê ngoại em không quên dặn anh trai “Anh ơi bao giờ áo rách anh tìm về chỗ em em vá cho anh nhé”. Đó dường như là những câu nói thân thương đầy tình cảm cuối cùng mà em dành cho anh. Câu nói của Thủy dường như cũng ẩn chứa một nhắn nhủ rằng anh hãy về thăm em anh nhé em lúc nào cũng nhớ anh. Thành thì nằm ngủ hay mơ thấy mà, Thủy biết điều đó nên đã bảo anh là sẽ để con vệ sĩ bên cạnh để bảo vệ anh. Đúng là một người em chu đáo luôn nghĩ đến anh mình kể cả khi đến giờ phút chia tay em vẫn không thôi dành những tình cảm thân thương đối với anh trai. Tình cảm đó thật khiến người khác không nỡ chia lìa bọn trẻ, thế những những người thân nhất với chúng cha mẹ của chúng lại nỡ lòng nào khiến chúng phải chia cách như thế.

Trong cuộc chia tay của Thủy đối vói cả lớp chi tiết Thủy cho biết mình không được đi học nữa khiến cho chúng ta cảm thấy thật đau xót. Về quê ngoại ở xa trường học quá nên em không thể tiếp tục đến trường được. Về que cũng đồng nghĩa với việc em không thể được vui chơi như những đứa trẻ khác mà sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ không những khiến cả lớp mà còn khiến người đọc chúng ta cảm thấy thật bàng hoàng. Em mới chỉ là một em bé còn rất nhỏ vậy mà cuộc đời em lại phải lặn lội kiếm sống ngoài chợ thật khiến người đọc cảm thấy nghẹn ngào xiết bao. Cha mẹ của hai em chia tay đối với họ cũng là một nỗi đau khá lớn bởi họ ít nhiều cũng đã chung sống với nhau có hai đứa con. Thế nhưng đối với Thủy em còn quá nhỏ để bước vào đường đời sớm như vậy. Khi đó chi tiết khiến chúng ta cảm động nhất có lẽ chính là hình ảnh cô Tâm tặng cho Thủy quyển sách và cây bút nắp đó là sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin em không thể được đi học nữa.

Còn Thành em có lẽ là một đứa trẻ khá ít nói và em cũng không biểu, lộ nhiều tình cảm như Thủy. Nhưng qua cách em không lấy đồ chơi Thủy đưa cho mà cho Thủy hết khiến chúng ta thấy được đây là một người anh rất nhường nhịn em gái luôn dành hết tình cảm cho em gái một cách chân thành thật khiến chúng ta cảm thấy ngưỡng mộ tình cảm anh em của hai em. Thành kinh ngạc khi trong tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát đau đớn qua lớn mất mái ấm gia đình mất đi người em thân yêu nhất trong khi đó cuộc đời kia vẫn trôi bình thường. Dường như em cảm nhận thấy xã hội ngoài kia không hề có hai em, em dường như đã không là một con người trong xã hội nữa bởi gia đình chính là cội nguồn của xã hội để đưa các em đến với xã hội thế nhưng giờ đây mái ấm của em đâu còn nữa. Em hụt hẫng cô đơn của em đã tác động mạnh mẽ đến trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và cuộc sống của cộng đồng.

Qua cảnh chia tay của những con búp bê ta thấy được ước muốn của Thành và Thủy đó chính là ước muốn được mãi mãi sống cùng cha mẹ dưới mái ấm hạnh phúc và những con búp bê không bao giờ phải chia cách nhau cũng như hai anh em sẽ không bao giờ phải chia xa.

Qua câu chuyện tác gia muốn đề cập đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng mái ấm gia đình là một tài sản vô vùng quý giá. Nó là nơi lưu gìn giữ những tình cảm cao quý thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó đừng bao giờ vì một lí do nào đó để làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy bởi những tình cảm chân thành ấy một đi đã mất đi thì thật khó mà quay trở lại như trước kia

Đề 4:

Có những khoảnh khắc trong cuộc đời mà người ta không thể nào quên. Có những bước ngoặt trong cuộc đời mà người ta nhớ mãi. Vâng, đó là lần đầu tiên ta bước vào lớp 1. Mượn tâm tình của người mẹ, nhà văn Lí Lan viết Cổng trường mở ra, tác phẩm được đăng lần đầu tiên trên báo Yêu trẻ, số 116, ngày 1 tháng 9 năm 2000. Và sau đó được chọn đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7, chương trình hiện hành. Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, từng chữ, từng dòng là những kí thác của lòng yêu thương, của tình cảm sâu nặng mà người mẹ dành cho con. Song, vẫn còn đó là những trăn trở đầy nhân văn, sâu sắc, đáng trân trọng của người mẹ với biết bao điều.

Đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1, lòng mẹ dấy lên bao nghĩ suy. Trước hết mẹ nghĩ về giấc ngủ của con. Nhà văn khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh “Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” . Những hình ảnh so sánh giúp ta cảm nhận được giấc ngủ đến với con thật thanh thản , thật bình yên và con hiện lên đẹp như một thiên thần. Mẹ ngắm nhìn con ngủ với tất cả say sưa, với tất cả mến yêu.

Bằng cả niềm thương yêu, người mẹ thấu được tâm trạng của con trước ngày khai trường: “Con là một đứa trẻ nhạy cảm, cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy”. Tâm trạng của con không có gì đặc biệt, con có háo hức nhưng cũng chỉ giống như niềm háo hức trước chuyến đi chơi xa. Trước những khoảnh khắc trọng đại của đời mình, con vô tư, vô lo, vô nghĩ. Có thể đây là lí do khiến mẹ không ngủ được. Nó là dấu hiệu sớm hòa nhập của trẻ em hiện nay nhưng nó cũng có thể là biểu hiện của sự vô cảm?

Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in bài học đầu đời: “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” Ta gặp trong đó không chỉ là giọng đọc bài truyền cảm, trầm bỗng của thầy cô, ta còn bắt gặp trong đó hình ảnh người mẹ dịu dàng, âu yếm ngày ngày dắt con đến trường, cả hình ảnh quen thuộc, con đường làng dài và hẹp gắn bó với bao kỉ niệm ngày mẹ tới trường. Bài học đầu đời của mẹ là nỗi nhớ thầy cô, nhớ mẹ, nỗi nhớ kỉ niệm, nhớ quê hương. Không chỉ nhớ về buổi học đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in khoảnh khắc sắp bước tới cổng trường và khi bước qua cổng trường: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.” Hai dòng cảm xúc trái chiều nhưng nhấn mạnh, xoáy sâu vào lòng mẹ cái giây phút không thể nào quên. Qua những dòng suy nghĩ của mẹ về ngày khai trường đầu tiên của mình ta thấy khác hẳn với con, tình cảm của mẹ với mái trường là rất trân trọng cái khoảnh khắc thiêng liêng của đời người. Chính tình cảm này đã đánh thức ở chúng ta suy nghĩ về một điều gì đó với quá khứ, với kỉ niệm, với bước ngoặt đầu đời của mình.

Nghĩ về con, nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, suy nghĩ của mẹ đi xa hơn, mẹ nghĩ về nền giáo dục ở Nhật Bản: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.” Có thể nói nền giáo dục ở Nhật Bản là nền giáo dục tiến bộ và thực chất. Bởi lẽ nó đã trở thành ngày Quốc lễ, chứng tỏ cả xã hội quan tâm đặc biệt đến giáo dục. Một điều tiến bộ nữa là nhà nước Nhật Bản không cho phép bất cứ một sai lầm nhỏ nào trong giáo dục. Bởi với họ, một sai lầm dù nhỏ nhưng có thể đưa cả thế hệ trẻ đi chệch cả hàng dặm sau này.

Tại sao ngày khai trường của con, mẹ lại nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nghĩ về ngày khai trường ở Nhật Bản? Tất cả cũng chỉ là hướng về con. Nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình vì: “mẹ muốn nhẹ nhàng cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con, để một ngày kia, bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi con nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến.” Còn khi nghĩ về nền giáo dục ở Nhật Bản cũng là hướng tới con, mong con ngày mai khi bước vào lớp 1 sẽ được hưởng một nền giáo dục tiến bộ và thực chất như nền giáo dục ở Nhật Bản? Đằng sau sự mong muốn ấy của mẹ là cả niềm trăn trở, suy tư về nền giáo dục nước nhà. Điều này không nói ra nhưng người mẹ ngầm nghĩ về điều đó, người đọc cũng trăn trở về điều đó!

Cuối cùng mẹ nghĩ về khoảnh khắc: “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Phía bên kia cổng trường với con bây giờ là một thế giới mới, một thế giới kì diệu. Câu cầu khiến như gửi gắm vào đó sự kì vọng. Mẹ kì vọng vào con, kì vọng vào thế giới mới mà con bước vào, kì vọng vào sự can đảm, dũng cảm của con và sâu xa hơn là kì vọng thế giới sau cổng trường là thế giới kì diệu. Đằng sau đó là niềm tin của mẹ. Song cũng là điều trăn trở, làm sao để thế giới phía sau cổng trường với tất cả những đứa trẻ là một thế giới kì diệu, thật kì diệu?

Cảm ơn Nhà văn Lí Lan, cảm ơn những dòng mạch tâm tình nhẹ nhàng mà sâu lắng đã khơi lên cái tình cảm vốn đã lớn lao càng trở nên lớn lao hơn – tình mẹ dành cho con. Xin cùng với “người mẹ” có con ngày đầu tiên đi học một lần trăn trở về nền giáo dục nước nhà: Làm sao khi bước qua cổng trường, với mọi đứa trẻ “là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?

Đề 6:

Nguyễn Khuyến không chỉ là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là một nhà thơ trọng tình nghĩa làng xóm bạn bè. Trong những tác phẩm mà ông để lại không biết có bao nhiêu tác phẩm nói về tình cảm đơn sơ giản dị thế nhưng tiêu biểu nhất có thể nói đến bài thơ Bạn đến chơi nhà. Bài thơ như cái cười nhẹ nhàng thấm thía của nhà thơ về cảnh nghèo túng của gia đình khi bạn đến chơi nhà. Đồng thời nói lên tình cảm bạn bè trong sáng đơn sơ mà không cần đến những thứ vật chất kia. Dù trong khó khăn thì tình bạn vẫn luôn tỏa sáng.

Mở đầu bài thơ nhà thơ nói về hoàn cảnh người bạn đến chơi nhà. Đó chính là một người bạn xa đã lâu không gặp thế nhưng vẫn nhớ đến nhau và đến thăm nhà thơ. Có thể nói ta thấy được ở đây sự yêu quý trân trọng nhau của một tình bạn già:

“Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.”

Cụm từ “đã bấy lâu” cho thấy được khoảng thời gian đã quá lâu quá xa rồi người bạn kia mới có thời gian đến chơi với nhà thơ. Dù cuộc sống còn khó khăn thế nhưng người bạn kia vẫn thu xếp được công việc đến thăm Nguyễn Khuyến điều đó cho thấy một tình bạn trong sáng thân thiết trân trọng nhau giữa nhà thơ và bạn mình. Thế nhưng cứ tưởng với một người khách quý như thế phải có mâm cao cỗ đầy hay ki nhất cũng phải vài ba thứ gì đó có thể để cho hai người tâm sự thế nhưng lại không hề có. Bác đến nhà nhưng những người trẻ trong nhà thì đã đi vắng hết, chợ thì xa nhà quá.

Trong khi nhà thơ tuổi đã già không thế nào đi được. Nhà thơ như thể hiện lời xin lỗi của bản thân về hoàn cảnh ấy không thể nào làm được một bữa cơm có thể không nhiều đồ ăn nhưng cũng là thể hiện tấm lòng với người bạn từ xa đến.

Thế rồi nhà thơ nói đến một loạt những thứ có sẵn trong gia đình nhưng khổ nỗi không có một thứ nào có thể ăn được:

“Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”

Nhà thì có ao nhưng khổ nỗi ao sâu nước cả không thể nào mà kéo cá được. Vườn cũng có nhưng lại rào thưa không thể đuổi mà bắt gà được. Trong khu vườn ấy cũng có những cây cải, cây cà nhưng lại vẫn ở trạng thái phát triển chưa thể ăn được. Bầu thì vừa mới rụng rốn, mướp hãy còn đương hoa. Tóm lại mọi thứ có trong nhà Nguyễn Khuyến để đang ở trong dạng tiềm tàng không thể ăn được. Mà dẫu có ăn được thì lại tuổi già sức yếu không thể nào làm gì được. Hay nói như vậy nhà thơ cũng có ý nói đến cảnh nghèo của bản thân mình. Dù hiểu thế nào thì khi bạn đến nhà Nguyễn Khuyến đã không có gì để tiếp bạn và những câu nói trên như một lời nói hoàn cảnh để cho người bạn kia thông cảm với mình.
Ngay cả khi miếng trầu là đầu câu chuyện thì ở đây cũng không có:

“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.”

Miếng trầu là cái để người ta có thể nhâm nhi nói chuyện, qua câu thơ của Nguyễn Khuyến chúng ta hình dung ra những cảnh người già ngồi nói chuyện ăn trầu mà cười tít hiền lành. Thế nhưng ở đây cũng không có. Vậy là khi bạn đếnchơi nhà không có một thứ gì để đãi bạn mà chỉ có mỗi hai người ngồi với nhau mà thôi. “Ta” vừa là nhà thơ lại vừa là người bạn kia. Vậy là trong vô vàn những thứ kể ra thì chỉ có mỗi hai chữ ta ấy mà thôi.

Bài thơ như những lời nói khéo của nhà thơ về hoàn cảnh. Bạn đến chơi nhà quả là quá quý nhưng tuổi cao sức yếu và cảnh nghèo khó ở quê cho nên đành có lỗi với người bạn ấy chỉ có thể đem tấm lòng của mình ra đối đãi mà thôi. Dù nghèo khó như thế nhưng ta vẫn thấy ở đây một tình cảm đầy quý mến đó chính là tình bạn nhất là khi về già.

  
11 tháng 11 2016

Đề 1:

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

Đề 2:Trần Quang Khải làm thơ không nhiều, nhưng chỉ cần một bài như Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) cũng đủ để thành một tên tuổi.

Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, giữa không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Và tác giả của nó, một vị tướng lỗi lạc, mà tên tuổi đã từng phải : 10 phen khiến quân thù phải kinh hồn bạt vía, người vừa lập công lớn trong chiến trận, nay kiêu hãnh giữ trọng trách phò giá hai vua về kinh đô trong khúc khải hoàn ca của dân tộc. Tức cảnh sinh tình. Trong hào quang của chiến thắng, tâm hồn vị tướng- nhà thơ của chúng ta bỗng dạt dào cảm hứng thi ca, kết tinh thành những vần thơ thật đẹp.

Vẫn với hai câu thơ ngắn gọn, chắc nịch mà lại chất chứa cảm xúc, tâm trạng và bao nỗi niềm suy tư. Vị tướng thắng trận mới đang trên đường trở về kinh đô, chưa kịp nghỉ ngơi (chứ đừng nói tới việc hưởng thụ chiến công), đã lo nghĩ cho đất nước, những mong một nền thái bình muôn thuở cho ngàn đời con cháu mai sau. Thật cảm động và đáng kính phục!Tuy nhiên, Trần Quang Khải cảm nhận sâu sắc nền thái bình ấy đâu phải cứ mong là có. Để có nó, cần có sự chung lòng, chung sức, với bao tâm huyết (tu trí lực) của triều đình và trăm họ, trong đó có sự gắng sức của chính bản thân ông.Niềm mong mỏi của nhà thơ chính là khát vọng của cả một dân tộc, của muôn triệu trái tim Đại Việt xưa và nay. Vì thế hai câu kết với cảm hứng hoà bình đậm chất nhân văn đã đem lại cho bài thơ một vẻ đẹp mới, lấp lánh đến muôn đời.

11 tháng 11 2016

Đề 5 : Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ( mình làm lại nhé )

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp”vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận“bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mình”Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.

11 tháng 11 2016

Đề 1:

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắcBài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian.

30 tháng 10 2016

1)

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kè nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xă hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.

2)

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình,nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.

 

 


 

30 tháng 10 2016

Mình có bài này đây, bạn đọc thử rồi Thanks mình nhé!!

BÁNH TRÔI NƯỚC

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ đa nghĩa.

Tác giả tả thực cái bánh trôi nước, làm bằng bột nếp, nhân bằng đường phen (lòng son), dạng bánh “tròn”, sắc bánh “trắng”, được luộc trong nồi nước sôi “bảy nổi ba chìm”. Nữ sĩ viết về một món ăn dân tộc, với tất cả lòng yêu mến tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. Bài thơ giàu tính nhân dân.

Bài thơ còn mang hàm nghĩa độc đáo.

Câu 1 có 2 tiểu đối: “Thân em vừa trắng” // “lại vừa tròn”, gợi tả chất bánh ngon lành, tinh khiết, chiếc bánh xin xắn, dân đã bình dị đáng yêu, hàm ẩn sự duyên dáng, trinh trắng, vẻ đẹp xinh xắn của người thiếu nữ Việt Nam. Hai tiếng “Thân em” không chỉ nhân hoá chiếc bánh trôi nước, thể hiẹn một cách nói đậm đà màu sắc dân gian (“thân em” như hạt mưa sa…, thân em như tấm lụa đào…) mà còn ngợi ca đức tính khiêm nhường, kín đáo duyên dáng của người con gái làng quê.

Hai câu 2, 3, ngôn ngữ tương phản: “rắn” với “nát”, nghĩa đen là bánh ngon hay bánh không ngon; nghĩa bóng là hạnh phúc hay bất hạnh, đều tuỳ thuộc vào “tay kẻ nặn”, vào người cha, người chồng… vào lễ giáo phong kiến, vào số phận. Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.

Hai câu 3, 4 cấu trúc: “mặc dù… mà … vân …” nhằm khẳng định một tâm thế.

“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

“vẫn giữ” biểu thị một thái độ kiên trinh, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắt son thuỷ chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách Xuân Hương. Bài thơ nói về bánh trôi nước, một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bản sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm cảm thông và tự hào đối với số phận, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam, nó có giá trị nhân bản đặc sắc.

Chúc bạn làm bài tốt!!!!