K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài văn 

Vào dịp hè năm vừa rồi, tôi cùng gia đình đi chơi ở công viên đầm sen. ở trong đó có rất nhiều khu vui chơi, khu tắm mát, còn có những khách sạn sang trọng...nhưng đối với tôi khu sở thú vẫn là nơi tôi cùng gia đình thích đi nhất. Ở trong sở thú tôi có dịp được quan sát nhiều con vật khác nhau nào là chú công có bộ lông tuyệt đẹp, nào là có những chú khỉ tinh nghịch bám vào thanh sắt của chuồng... Tuy vậy nhưng tôi lại thích 1 con vật rất zữ tợn nhưng cũng rất hiền lành đó là con hổ. Con hổ trong vườn bách thú rất đa dạng về giống loài nhưng vẫn có đặc điểm chung là đều có bộ lông óng mượt có những sọc đen trên khắp mình, đôi vuốt sắt nhọn, cái đuôi to, khỏe và dài và đặc biệt hơn là có một chất giọng rất to. Mỗi khi chúa sơn lâm gầm lên hầu như ai cũng phải ngưỡng mộ. Vào dịp tham quan hôm ấy tôi may mắn được nhìn thấy 1 chú hổ con ra đời cách đây 1 tuần và trông rất dễ thương. Chuyến đi hôm ấy thực sự rất vui và làm tôi nhớ mãi, nhớ nhất là hình ảnh của chú hổ con vừ mới chào đời.

Bài tự làm nên không hay = mạng nên mong bạn thông cảm có lỗi sai hay thiếu xót gì bạn sửa giúp nhé.

29 tháng 3 2018

Động vật quanh ta muôn màu muôn vẻ, chúng rất đa dạng và phong phú. Trong đó, gấu trúc là loài vật hoang dã dễ thương, hiền lành nhất mà em được xem trên ti vi. Gấu trúc không sặc sỡ màu sắc, bộ lông rậm trên cơ thể nó chỉ có hai màu trắng và đen. Nó cao lớn, bụ bẫm, dáng tròn trịa đáng yêu. Gấu trúc đi lại chậm chạp, thỉnh thoáng nó đứng bằng hai chân hay ngồi ngay ngắn một chỗ như đứa trẻ. Điểm đặc trưng của gấu trúc là đôi mắt, đôi mắt "thâm" vì được bao phủ bởi lớp lông đen, nhiều người thích nó cũng vì điểm này. Gấu trúc leo cây rất giỏi, dáng béo tròn nặng nề của nó làm nó di chuyển chậm chạp, từ tốn......

______________________________

viết tiếp đi

6 tháng 3 2022

Một hình lập phương có cạnh 8cm. Một hình hộp chữ nhật có thể tích bằng thể tích hình lập phương đó, chiều dài 16cm và chiều rộng 8cm. Tính diện xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật

 

6 tháng 3 2022

đây là môn văn mà bạn ???

 

21 tháng 5 2018

Tham khảo nha!

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết.

Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ.

Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.

Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú, một người bạn trung thành.

Hc tốt #

21 tháng 5 2018

"Meo…Meo…" đấy là tiếng kêu nũng nĩu của cô mèo Mi Mi nhà em, mỗi khi em đi học về. Cô là món quà em thích nhất trong ngày sinh nhật do mẹ tặng.

Mi mi có thân mình mềm mại, bộ lông với 3 màu: trắng toát, lẫn vàng óng và lấm tấm. Đó cũng là chiếc áo ấm che chở Mi Mi khi trời rét.

Đầu Mi Mi tròn như quả cam. Hai tai vểnh lên luôn nghe ngóng động tĩnh. Đôi mắt cô tròn, to, trong suốt như thuỷ tinh. Chiếc mũi nho nhỏ, phơn phớt hồng, lúc nào cũng ươn ướt. Lơ thơ hai bên là mép cong, ria trắng như cước.

Miệng Mi Mi bình thường trông rất nhỏ và dễ thương làm sao. Thế mà mỗi khi cô ngáp, những chiếc răng sắc nhọn chìa ra trông thật dễ sợ! Và đó là vũ khí lợi hại của cô để bắt mồi. Đặc biệt, dưới chân cô là những móng vuốt sắc nhọn. Cô có cái đuôi trắng mịn màng luôn ngoe nguẩy lên xuống làm tăng thêm nét uyển chuyển cho cô. Mỗi lần Mi Mi bước đi, cô giống như một "tiểu thư đài các', lúc đó những anh chàng mèo như bị cưa đổ, luôn vây quanh "nàng công chúa xinh đẹp này".

Nhớ lúc cô mới về, cứ nép vào thành ghế, nét mặt sợ sệt, mắt tròn xoe, nhìn mọi người với nét mặt xa lạ… Dần dần, Mi Mi quen tất cả mọi người trong nhà, nhưng em là người cô quấn quýt nhiều nhất. Mỗi bữa ăn, em là người dọn bữa cho cô. Trừ những lúc đói quá, còn bình thường cô chỉ đứng xa mà nhìn bát cơm, đợi em mời rồi mới rón rén bước tới. Cô ăn nhè nhẹ khoan thai, ăn dần từng miếng từ ngoài vào trong. Chao ôi! Thế mà mỗi khi cô bắt chuột thì trông Mi Mi thật dữ dằn. Con chuột nào mà gặp cô thì thật xấu số.

Mi Mi nhà em rất thích chơi bóng. Mỗi khi em thảy bóng cho Mi Mi, cô chạy lại và vờn rất khéo. Thoắt cái cô đã ở gầm bàn. Nhìn cô nhảy thật nhịp nhàng, uyển chuyển giống như một diện viên xiếc nhào lộn chuyên nghiệp. Mỗi chiều, Mi Mi nằm úp người xuống sưởi nắng bên cửa sổ đợi em đi học về. Nhìn từ xa, thấy em về, Mi Mi chạy ra cửa, đôi mắt xanh ánh lên, cái miệng xinh xinh chìa ra kêu "meo…meo…". Cái đầu của cô cứ dụi dụi vào chân em như đòi em vuốt ve bộ lông mềm mại của nó. Mi Mi đã trở thành người bạn thân thiết của em. Mỗi khi gặp chuyện buồn, em lại tâm sự vói cô và được đáp lại bằng tiếng kêu:"meo…meo…". Tuy không nói nên lời, nhưng lời an ủi của cô cũng đủ làm cho em vui.

Cả nhà em, ai cũng yêu quý Mi Mi. Nó đúng là một món quà đầy ý nghĩa. Mi Mi đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình em.

k mk nha

Các bạn của em mỗi năm học đều mua bút mới. Riêng em, em vẫn dùng cây bút cũ từ hồi học lớp một. Theo năm tháng, cây bút máy của em có cũ đi đôi chút, nhưng ngòi bút vẫn viết rất êm và ra mực đều. Em dùng bút để ghi chép bài học, làm bài kiểm tra. Cây bút máy còn giúp em đắc lực trong việc ghi điểm thi đua của các lớp khi em trực Sao Đỏ. Bài văn nào của em cũng được cô giáo cho điểm cộng chữ viết đẹp một phần cũng nhờ vào cây bút máy. Em rất thích cây bút của em và luôn tự hào mình là người giữ gìn bút cẩn thận nhất lớp.

4 tháng 3 2019

nhớ k nha

Mẹ mua cho em hộp bút chì màu rất tốt. Hộp chì màu giúp em đạt điểm cao trong môn vẽ, trang trí. Nó còn giúp em học toán: nếu em chưa nhìn rõ hình, dùng bút chì màu tô từng ô hình sẽ phát hiện các kiểu hình chồng lên nhau. Vào những ngày lễ như ngày Nhà giáo Việt Nam hai mươi tháng mười một hay những lúc tham gia phong trào thi vẽ, hộp chì màu giúp em hoàn thành tác phẩm mĩ thuật của mình để dự thi và dâng tặng các thầy cô giáo. Hộp chì màu còn được các anh chị của em mượn để tô màu bản đồ địa lí. Em rất yêu thích hộp chì màu của em.

4 tháng 3 2019

Chiếc bút chì của em dài bằng một gang tay, to hơn chiếc đũa ăn cơm một chút. Bên ngoài bọc một lớp sơn màu vàng tươi, mùi gỗ thơm phức. Hàng chữ ra màu bạc nổi lên trên màu vàng trông rất đẹp: “Bút chì 2b”. Đầu bút có một cái núm tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa. Đầu bên kia là ruột chì nhỏ tròn như cây tăm màu đen, nằm chính giữa chạy dài theo thân chì.

no mạng

nên

nhớ

k

GH
15 tháng 3 2023

Cho bạn dàn ý nhé:

MB:

– Chiếc khăn rằn của Mẹ Việt Nam Anh hùng Trần Thị Lướt cũng là một kỉ vật trong Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

– Em quan sát chiếc khăn nhân chuyến đi thăm bảo tàng cùng với liên đội trường em.

TB:

– Chiếc khăn rằn dệt bằng vải bố.

– Chiều ngang chừng 0,6m, chiều dài khoảng 1,2m.

– Mặt khăn in đậm hình ka-rô màu đỏ sẫm; nền khăn màu trắng.

– Hai đầu có những tua vải làm tăng vẻ đẹp duyên dáng của khăn.

– Nền khăn đã có những vết sờn bạc.

– Khăn giúp mẹ Trần Thị Lướt giữ ấm vào mùa đồng, che nắng, thấm mổ hôi vào mùa hè.

– Khăn cùng mẹ đồng cam cộng khổ, gánh vác khó khăn, cùng Mẹ giấu tài liệu vượt qua đồn bót địch.

– Khăn chứng kiến những thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.

KB:

– Mẹ Trần Thị Lướt đã hi sinh để lại chiếc khăn rằn với những ý nghĩa to lớn.

– Chiếc khăn đã ghi dấu ấn một chặng đường đấu tranh của dân tộc, nó là kỉ vật thiêng liêng mà bảo tàng đang cất giữ.

– Em thầm biết ơn mẹ và biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh cuộc đời cho dân tộc Việt Nam.

 

 

 

 
17 tháng 3 2023

ok, dàn ý cũng được ,cảm ơn bạn Hân nha !

28 tháng 9 2017

1) Tả quyển sách tiếng Việt lớp 5 , tập  2 của em

    Sách là thứ không thể thiếu của con người. Vì nó chứa đựng những tinh hoa của cuộc sống. Trong những cuốn sách mà em thích nhất là quyển Tiếng Việt 5 tập hai mà đầu năm ba mua cho em.   

   Quyển sách này rất đẹp, vừa cầm nó trên tay là em đã mãi mê đọc ngay. Quyển sách hình chữ nhật có bề ngang 17cm, bề dài 24cm. Nó khá dày khoảng 180 trang

      Ngay trang bìa là một bức tranh tuyệt đẹp. Nổi bật nhất là các bạn học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau ngồi trò chuyện rất vui vẻ trên thảm cỏ xanh mượt. Một bạn nam chỉ tay về biển khơi, đàn hải âu với bộ áo trắng bay lượn cùng những con tàu vượt trùng dương. Trước mặt các bạn là những bác nông dân đang cấy cày chăm chỉ trên cánh đồng bao la. Xa xa là đồng bằng là đồi núi cùng thôn xóm lấp ló sau hàng cây xanh. Phía trên là hàng chữ in hoa "BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO". Ở dưới là hai chữ "Tiếng Việt" màu xanh đậm. Ngay sát dưới con số 5 màu đỏ là chữ "TẬP HAI". Còn phía dưới là lô gô và tên nhà xuất bản Giáo Dục.
      Mở quyển sách ra em thấy thoải mái bởi nét chữ rõ ràng trang giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới. Quyển sách bắt đầu là tuần 19, đến nay em đang học tuần 25 rồi. Từ đầu đến cuối cuốn sách em thấy có các chủ điểm: Người công dân. - Vì cuộc sống thanh bình. - Nhớ nguồn. - Nam và nữ. - Những chủ nhân tương lai. Mỗi tuần, mỗi chủ điểm vẫn đầy đủ các môn như: Tập đọc, chính tả, tập làm văn, kể chuyện, luyện từ và câu. Mỗi bài học lại có một bức tranh minh họa giúp em hiểu bài hơn. Trong số các bài tập đọc đã học em thích nhất là bài "Người công dân số một", bài tập đọc đã nói lên sự dũng cảm của thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường để cứu dân, cứu nước thể hiện qua câu tục ngữ "Dám nghĩ, dám làm". Các bài luyện từ và câu giúp em biết thêm về ngữ pháp và câu ghép. Còn tập làm văn giúp em tả người, tả đồ vật hay hơn. Sách còn cho em thêm hiểu, thêm yêu thiên nhiên đất nước mình và biết nhiều về phong tục tập quán của các nước trên thế giới.
      Sách Tiếng Việt 5 là một cuốn sách hay. Em rất yêu quý cuốn sách này. Em đã bọc lại và giữ gìn nó thật cẩn thận. Sách không chỉ giúp em học mà còn truyền lại cho các bạn lớp sau.

     ~ Hết ~

Ps: Các bạn thực hiện không đúng yêu cầu đề bài. Đề bài bảo chọn một trong các đề sau . Thế mà các bạn chọn tất cả luôn cơ à! 

28 tháng 9 2017

Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em.

   Để chuẩn bị vào năm học mới, ba mua cho em một bộ sách giáo khoa lớp Năm, trong đó có cuốn sách Tiếng Việt 5, tập hai.

   Quyển sách Tiếng Việt mới xinh xắn làm sao, hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng một bức tranh với nhiều màu sắc khác nhau. Mặt bìa láng bóng. Sách mới nên có mùi thơm của giấy và mực in.

   Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Ngoài bìa phía trên in chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai bằng mực xanh và đỏ. Phía dưới là bức tranh có các hạn nhỏ thuộc nhiều dân tộc khác nhau đang nói chuyện vui vẻ. Trước mặt các bạn, những cô chú xã viên đang miệt mài cấy lúa, cày bừa trên các thửa ruộng. Xa xa là một ngôi làng nhỏ, mái ngói đỏ tươi nấp dưới những rặng tre đang rì rào ca hát. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu căng buồm ra khơi đánh cá. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang nghiêng mình chao liệng.

   Lật sách ra, trang thứ nhất ghi tên các tác giả của quyển sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt. Trang 3 là chủ điểm Người công dân và một bức tranh vẽ cảnh các bạn thiếu niên khăn quàng đỏ thắm trên vai đang vui vẻ bỏ phiếu thể hiện vai trò và trách nhiệm của người công dân. Trang số 4 ghi chữ “Tuần 19” và bài tập đọc Người công dân số Một nói về tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong việc đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bên trong các bài học sắp xếp theo tuần, xoay quanh năm chủ điểm: Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và nữ, Những chủ nhân tương lai. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập. Các phân môn học trong tuần gồm Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phần ghi nhớ được đóng khung với nền màu xanh biếc, gây được sự chú ý nhất định cho người đọc. Trước mỗi chủ điểm sách đều dành hẳn một trang và hình minh hoạ cho chủ điểm đó. Mỗi bài học lại thường có hình minh hoạ rõ ràng, màu sắc hấp dẫn.

   Quyển sách TIẾNG VIỆT 5, tập hai sẽ là người bạn đồng hành cùng em trong suốt học kì II giúp em mở mang kiến thức và học tốt môn Tiếng Việt. Em quý quyển sách của em lắm! Hằng ngày, sau khi học bài xong, em bỏ nó vào cặp sách. Mai này dù lên lớp 6, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em vững kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

  Tả cái đồng hồ báo thức.

   Để giúp mọi người đi làm và em đi học đúng giờ, ba đi công tác về mua cho gia đình em một chiếc đồng hồ báo thức.

   Đây là chiếc đồng hồ của Nhật còn mới tinh. Nó được để trong một chiếc hộp vuông xinh xắn. Loại đồng hồ chạy bằng pin, hiệu Sony. Cả đồng hồ là một khối tròn, đường kính khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Vỏ đồng hồ được bọc một lớp mạ kền sáng loáng. Phía trên có quai xách cong cong rất tiện cho việc di chuyển. Sau tấm mi ka trắng là mặt đồng hồ. Mặt đồng hồ được phân định ra thành mười hai vạch chia đều cho các con số: mười hai, chín, sáu và ba. Riêng con số mười hai được ghi bằng màu đỏ. Các số khác màu đen. Giáp tâm đồng hồ có một ô nhỏ hình chữ nhật ghi ngày, tháng. Trên mặt đồng hồ có ba kim dài ngắn, to nhỏ, di chuyển nhanh chậm khác nhau. Kim nhỏ nhất, mảnh mai, màu đỏ là cô em út có tên gọi là kim giây, chạy nhiều và nhanh nhất. Nhìn vào, em thấy cô bé này quay liên tục không biết mệt mỏi. To và ngắn hơn là anh kim phút, lâu lâu anh ta mới nhích một chút. Chị kim giờ thấp người hơn anh kim phút, dường như đứng tại chỗ, nhưng thực ra, chị ta quay rất chậm, từ tốn như bước đi của một bà già ngoài bảy mươi tuổi.

   Mặt sau đồng hồ có hai cái núm tròn cũng được mạ kền sáng bóng. Một núm để điều chỉnh giờ, núm kia là hẹn báo thức để gọi em dậy đi học. Hằng ngày, tiếng “tích tắc! tích tắc!” của đồng hồ đều đặn vang lên. Trong nhà, ai cần biết giờ chỉ cần chạy ra nhìn nó là biết ngay. Sáng sớm, lúc năm giờ, đồng hồ vang lên một hồi chuông dài và tiếp sau là tiếng “cạp, cạp” của chú vịt Đô-nan khiến mọi người bừng tỉnh giấc.

   Em rất thích chiếc đồng hồ này, nó không những giúp em đi học đúng giờ mà còn nhắc nhở em chuyên cần hơn nữa trong học tập. Em sẽ cố gắng làm bài và sinh hoạt đúng giờ, biết giữ gìn đồng hồ và quý trọng thời gian

 Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. (Tả chiếc cặp sách)

   Kỉ niệm về chiếc cặp mà em đựng sách vở đi học mãi mãi ở trong tâm trí em. Đã một năm trôi qua rồi, thế mà mỗi lần nghĩ đến, em vẫn còn cảm thấy nôn nao, bồn chồn đến lạ.

   Hồi ấy, em đang còn sử dụng chiếc cặp của chị Hai lúc chị học ở Tiểu học. Chiếc cặp vẫn còn sử dụng tốt, chi nứt một số đường may ở trong các ngăn cặp và miệng cặp. Sách vở và đồ dùng học tập thường bỏ lẫn với nhau vì chỉ còn lại có một ngăn. Nhưng không phải vì thế mà em buồn. Trái lại em rất quý và rất yêu chiếc cặp vì nó là vật kỉ niệm của chị em. Chị Hai bây giờ là sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị Kinh doanh rồi. Em muôn nâng niu vật kỉ niệm ấy bên mình như thầm hứa với chị Hai sẽ noi theo gương chị. Do vậy mà em không đòi hỏi bố phải mua cặp mới cho em. Nhưng rồi vào một buổi học cuối học kì II năm lớp Ba, tan học, mưa tầm tã sách vở và đồ dùng học tập ngày hôm ấy lại khá nặng, tất cả đều dồn vào cặp nên khi nước mưa thấm vào đã làm đường chỉ khâu dưới đáy cặp bị bung ra. Và thế là bao nhiêu sách vở, đồ dùng học tập của em bị rơi xuống mặt đường. Em nhặt sách vở và đồ dùng học tập lên gói chung vào tấm ni lông tất tả chạy về nhà. Thấy em ôm chồng sách vở trên tay, vai đeo chiếc cặp không, bố hỏi: “Sao con không bỏ vào cặp?”. Em vừa cởi quai đeo vừa nói với bố: “Cặp hỏng rồi bố ạ!”. Bố nhìn em, nhìn chiếc cặp đã thủng đáy, rồi quay sang âu yếm nói: “Đừng buồn nghe con! Bố bận công chuyện quá không để ý đến chiếc cặp của con. Mẹ con lại đi học xa, chắc cũng không biết chuyện này, thông cảm cho bố mẹ. Chiều nay, bố đưa con ra chợ thị xã, mua chiếc khác”. Thế là em đành phải từ biệt chiếc cặp, đế nó lên giá sách như lưu giữ lại một vật kỉ niệm của chị mình.

   Chiếc cặp mà em có trong tay bây giờ là một chiếc cặp tuyệt đẹp! Có lẽ nó đẹp thuộc loại nhất, nhì trong lớp, bởi nó vừa mới lại vừa tốt, kiểu cặp trông rất xinh và rất tiện lợi. Chất liệu chiếc cặp được may bằng vải ni lông tổng hợp màu xanh lá cây. Chiều dài độ ba mươi lãm xăng-ti-mét, chiều rộng chừng hai mươi lăm xăng-ti-mét. Phía trên có quai xách. Đằng sau có hai quai đeo làm bằng chỉ dù to bản, vừa chắc lại vừa êm vai. Phía trước cặp có hai khoá móc láng bóng được mạ kền. Chỉ cần bấm nhẹ vào hai cái nút nhỏ lên như hai đầu đũa. móc bật ra là em có thể mở cặp một cách nhanh chóng, thuận tiện. Phía trong nắp cặp là một đường dây kéo tạo thành một cánh cửa đóng kín ba ngăn cặp. Nắp cặp được làm bằng một miếng mi-ca mỏng và được trang trí bằng một tấm hình chụp vị thuyền trưởng Sinbad trong bộ phim “Cuộc phiêu lưu của Sinbad” làm tăng thêm vẻ đẹp của chiếc cặp.

   Chiếc cặp được cấu tạo ba ngăn. Ngăn giữa rộng hơn, em dùng để toàn bộ sách vở trong buổi học. Còn hai ngăn kia dùng để đồ dùng học tập và tấm vải mưa. Thật là tiện lợi. Đã gần một năm rồi mà chiếc cặp vẫn còn y như mới mua tuần trước. Đi học về, bao giờ em cũng dùng một miếng vải mỏng lau sạch bụi bặm hoặc nước mưa rồi mới để vào góc học tập của mình.

   Chiếc cặp đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó. Và bây giờ, ngày ngày, chiếc cặp lại cùng em tung tăng đến trường, rồi lại cùng em trở về nhà trong niềm vui vì những điểm mười mà em đạt được.



 

(Tả một đồ vật trong viện bảo tàng: Trống đồng Đông Sơn)

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình conngười múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dâythừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.

Trống đồng thực chất là một nhạc khí. Người Việt cổ dùng trống đồng trong hội hè, đình đám, lễ lạc, tang lễ. Trống đồng còn là biểu tượng quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc. Trống đồng Đông Sơn cho ta biết nền văn minh văn hoá Đông Sơn của người Việt cổ. Việc nghiên cứu lịch sử, thời gian, biểu tượng của trống còn đang tiến hành nhưng

những gì em biết được từ cô thuyết minh cũng làm em bồi hồi cảm động. Bộ sưutập trống đồng Đông Sơn của Việt Nam là bộ sưutập trống lớn nhất thế giới. Hoa văn trên mặt trống thể hiện nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt. Trải qua bao nhiêu thế kỉ, trống đồng Đông Sơn vẫn là nét son sáng chói trong lịch sử Việt Nam. Không chỉ có thế, trống đồng còn là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn các nhà khảo cổ trong và ngoài nước. Được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn thật là một nịềm vui lớn và may mắn của em.

Em ra về mang theo trong tâm hồn xúc cảm dạt dào của lòng tự tôn dân tộc. Em được mở mang thêm kiến thức về lịch sử nước nhà. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.”.

BÀI LÀM 2

(Tả một đồ vật trưng bày ở nhà truyền thống: cờ giải  Đố vui để học)

Phòng Truyền thống trường em nằm cùng dãy nhà với phòng Thiết bị và Thư viện. Phòng Truyền thống trưng bày các hình ảnh, giải thưởng từ những phong trào mà nhà trường đã tham gia. Cùng với cúp thể thao và huy chương, lá cờ giải nhất “Đố vui để học” được trưng bày ở ngăn thứ hai của tủ kính.

Lá cờ hình tam giác, cạnh đáy tam giác là đầu cờ. Cờ rộng hai mươi bảy xăng-ti-mét, dài ba mươi lăm xăng-ti-mét. Cờ may bằng vải sa-tanh bóng màu đỏ thắm. Xung quanh cờ viền rua màu vàng đậm. Lá cờ được treo trong khung gỗ có chân đế. Chân đế khung cờ khắc chạm hoa văn vòng tròn và hình thoi xen kẽ nhau. Chân đế được đánh vec-ni bóng loáng nổi vân gỗ màu nâu sậm tuyệt đẹp. Đầu cờ được may chần hai xăng-ti-mét để luồn nẹp cứng treo vào khung. Trên nền cờ đỏ, nổi bật hàng chữ: Giải I - Đố vui để học - HuyệnCần Giờ - niên khoá 2011 - 2012 thêu bằng chỉ vàng đậm. Ở phần nhọn của lá cờ, người ta thêu một quyển sách mở rộng trang giấy cạnh một cây nến đã thắp sáng. Cờ được luồn nẹp và lồng dây rua vàng treo vào khung. Lá cờ được đặt trang trọng cạnh những cúp thể thao mà nhà trường đã giành được trong các kì thi Hội khoẻ Phù Đổng, các kì cắm trại của Liên chi đội trưởng.

Lá cờ tuy nhỏ nhưng nó là vật biểu tượng cho thành tích dạy và học của thầy trò trường em. Lá cờ còn mang ý nghĩa động viên, cổ vũ cho toàn trường dạy tốt và học tốt. Cờ được giữ gìn và trưng bày để chúng em phát huy năng lực học tập, học tốt, học giỏi hơn.

Ngắm lá cờ ở phòng Truyền thống nhà trường,em càng thêm yêu mến ngôi trường Tiểu học thân quen. Em tự hào trường em có nền nếp tốt, học tập giỏi. Em thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong học tập để không hổ thẹn là anh chị lớn, cánh chim đầu đàn của mái trường Tiểu học.



 

2 tháng 2 2021

Mỗi khi cần mua vật dụng gì, em hay đến cửa hàng bách hoá thiếu nhi ở đầu chợ. Nơi đó, chẳng những có bán rất nhiều thứ mà còn có chị bán hàng rất vui vẻ, biết chiều khách.

Chỉ mới nhìn chị thôi, người ta đã có cảm tình ngay: gương mặt đầy đặn, trắng trẻo, má lúm đồng tiền. Nhất là những lúc tiếp chuyện với khách, ánh mắt chị ân cần, lịch sự và miệng cười tươi tắn. Trên mái tóc dài chấm ngang bờ vai đen nhánh, chị cài một chiếc băng đô màu hồng nên có vẻ vừa thướt tha vừa gọn gàng.

Tuy là cửa hàng bách hoá thiếu nhi nhưng lại có bán đủ thứ: từ tập, viết, thước, đồ chơi đến xà bông, bột ngọt… cho nên khách hàng rất đông, không chỉ trẻ con mà cả người lớn nữa. Một vài người đi đi lại lại ngắm nghía hàng hoá bày trên chiếc kệ dài treo sát tường, còn số đông tập trung trước mặt quầy, chồm cả người lên, tay cầm tiền giơ cao tranh nhau mua hàng trước.

– Bán cho tôi một bịch xà bông.

– Bán cho tôi hai hộp sữa.

– Cái cặp đó giá bao nhiêu vậy cô?

Khách háng dồn dập; chị tất bật vã mồ hôi mà vẫn không tỏ vẻ bực bội. Giá được quen biết chị em sẽ không ngần ngại vào phụ bán với chị ngay. Nhưng chị thật nhanh nhẹn tay vừa thoăn thoắt lấy hàng cho người này, miệng đã vồn vã trả lời cho người kia, luôn niềm nở, lễ phép với mọi người:

– Thưa bác, chịu khó đợi cháu một chút.

Do đó, dù có chờ đợi hơi lâu nhưng không một ai phiền lòng cả. Thấy em còn đứng phía ngoài, chị ngóng lên hỏi:

– Em mua gì đó?

– Chị bán cho em hai quyển tập.

Chị nhoẻn miệng cười:

– Nãy giờ chị tưởng em đứng ngắm hàng. Thôi được, có ngay!

Hai quyển tập được gói lại cẩn thận, chị đưa cho em. Trả tiền xong, em lật đật ra về.

Chị bán hàng ấy rất vui vẻ, nhã nhặn, thảo nào cửa hàng chị bán đắt là phải.

2 tháng 2 2021

sao bạn lại copy văn mẫu

26 tháng 5 2018

Đề 3:

   Vào năm học được ít ngày, bố mua cho em một chiếc xe đạp mới tinh và đẹp lắm. Em mừng vui vô cùng, gặp bạn nào thân thiết em cũng muốn khoe.

   Thật đúng là một chiếc xe còn mới tinh. Em thấy nó còn xinh xắn hơn cả chiếc xe mini Trung Quốc của chị Hai.

 Bố chọn chiếc xe có nước sơn màu xanh ngọc dịu dàng, màu sắc mà em yêu thích. Hai vành xe sáng bóng soi được cả ngón tay khi em chùi vào. Những chiếc nan hoa bé nhỏ nhưng thật cứng tỏa ra hết cả vòng tròn bánh xe, trong thật vui mắt. Người thợ khéo tay còn gắn ở một bên tay lái chú Hugô dễ thương làm bằng thiếc mỏng. Cái chuông gắn một bên tay lái kia, thỉnh thoảng kêu "kính coong, kính coong..." thật tinh nghịch và vui tai. Bên phải của bánh xe sau có cái chân chống vững chắc, tiện lợi khi dựng xe mà xe không bị đổ xuống, em thấy thật yên tâm! Khi đạp xe, những tiếng ro ro của chiếc xích xe khiến em cảm thấy con đường đến trường như ngắn lại. Chiếc xe thật khỏe, vì có lúc nó chở cả em và bạn Dũng mà vẫn chạy bon bon trên đường làng. Khi gặp nơi đông người, cái phanh xe gắn ngay phía dưới tay em cầm lái giúp em điều khiển xe rất dễ dàng. Em yêu chiếc xe đạp lắm. Em gọi nó là "người bạn tốt".

   Hàng ngày, em vẫn dành thời gian để lau chùi chiếc xe đạp thân thiết. Vì thế, hơn một năm trôi qua mà chiếc xe vẫn còn mới lắm. Chiếc xe đã gắn bó với bước chân đến trường của em, vì thế, càng yêu quý chiếc xe bao nhiêu em càng biết ơn tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình dành cho em bấy nhiêu.

17 tháng 10 2018

Quê hương em nằm bên bờ sông Đuống hiền hòa. Mỗi sớm mai, mặt sông phẳng lặng như gương.

Dòng sông giống hệt dải lụa mềm mại trải dài tít tắp. Thấp thoáng trong sương mù, từng đoàn thuyền đang từ từ rời bến. Phóng tầm mắt ra xa, hai bên bờ sông, những bãi ngô, rặng tre xanh mờ mờ. Từ trên đê nhìn xuống, những dãy thuyền chài neo đậu san sát, đang nổi ánh lửa ban mai. Chỗ bến đò, tiếng cười nói xôn xao, tiếng mái chèo khua nước ven sông, người lên bến, xuống thuyền nhộn nhịp như mắc cửi. Mặt trời đã lên. Ánh nắng rực rỡ chiếu lấp lánh làm cho dòng sông rạng rỡ giống như người thiếu nữ đầy sức sống.

Sông Đuống quê em đẹp như một bức tranh. Dòng sông là người bạn thân thiết gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em.

17 tháng 10 2018

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

HỌC TỐT

#Crazy#