K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2021

Tư tưởng nhân nghĩa của nguyễn trãi thật sâu sắc .nhân là lòng thương người.nghĩa là việc nên làm.tóm lại nhân nghĩa là cách ứng xử và tình thương giữa ng vs người..quan hệ giữa ng với người cũng như nhân nghĩa cốt lõi là yên dân và trừ bạo.nguyễn trái ko nói chung chung,mục đích cuối cùng của nhân nghĩa là yên dân làm dân đc hưởng thái bình,hạnh phúc,làm yên lòng dân.Muốn yên dân phải diệt trừ thế lực,trừ bạo.đặt trong hoàn cảnh nc đại việt ta dân là ng dân đviêt,bạo là quân minh xâm lược,quân điếu phạt là quân lam sơn,vì thương dân mà diệt trừ kẻ có tội.với nguyễn trãi nhân nghĩa gắn liền vs yêu nc,chống ngoại xâm ko những trong quan hệ giữa ng vs ng mà còn trong quan hệ giữa dân tộc vs dân tộc.đây là sự phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

14 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn trãi là lấy dân làm gốc rễ. Muốn dân được ấm no và hạnh phúc, xã hội thái bình, thịnh vượng trước hết, phải làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, vì dân mà đánh kẻ hung tàn. Đó là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông. Bài viết đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa trên nhiều khía cạnh: nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

9 tháng 4 2023

Tác giả đã dùng những câu thơ chính luận thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lý độc lập của nước Đại Việt.  Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, lo cho dân thì hòa bình mới giữ vững. Đem lại cho dân cuộc sống ấm no hạnh phúc còn là trách nhiệm của người lãnh đạo. Đó là trách nhiệm giữ nước, đưa đất nước phát triển sánh vai với cường quốc nam châu. Là giữ vững nền độc lập, tự do mà không bị xâm phạm bởi các đất nước khác, không nhu nhược, không khuất phục trước tình cảnh nước mất nhà tan

6 tháng 2 2022

Tham khảo :

   Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy.Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút... Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế....Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

- Thán từ: Chao ôi!

- Trường từ vựng: Hoa phượng nở, hoa gạo đỏ.

6 tháng 2 2022

Tham khảo

 Trong những năm tháng nô lệ đau thương của đất nước, rất nhiều những chiến sĩ trung kiên của cách mạng Việt Nam đã bị bắt giam trong những nhà tù thực dân. Nhưng từ bóng đêm căm hờn vẫn vút lên những tiếng thơ bày tỏ niềm say mê, khao khát với cuộc đời. Bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu là một trong số ấy. Sáu câu thơ đầu của bài thơ là bức tranh phong cảnh thiên nhiên rực rỡ thể hiện sự phong phú, sôi nổi và niềm yêu đời tha thiết của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.Bài thơ "Khi con tu hú" sáng tác tháng 7 năm 1939, khi nhà thơ trên bước đường hoạt động cách mạng bị địch bắt giam tại lao Thừa Thiên - Huế (Tố Hữu bị địch bắt tháng 4-1939 - khi nhà thơ mới 19 tuổi). Bài thơ thể hiện tâm trạng ngột ngạt của người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Tâm trạng ấy càng trở nên bức bối khi nhà thơ hướng tâm hồn mình đến với bầu trời tự do ở bên ngoài.Giữa tháng hè nắng lửa, giữa cái im lìm đáng sợ của chốn lao tù chợt vang lên tiếng tu hú gọi bầy.Trong tiềm thức của con người Việt Nam, tiếng tu hú là tiếng gọi mùa: 'Tu hú kêu, tu hú kêu, hoa phượng nở, hoa gạo đỏ đầy ước mơ hi vọng...". Đó là mùa hạ chói chang ánh nắng và đi cùng với đó là những sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Tiếng tu hú thân quen bất chợt vang vọng gợi lên trong tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang sục sôi ước mơ, khát vọng nhưng bị mất tự do ấy bao suy tưởng về một mùa hè ngập tràn màu sắc và niềm vui.Mùa hè được tái hiện trong tâm trí người tù rất chân thực, màu sắc hài hòa với những âm thanh sống động. Đó là màu rộm vàng của lúa chín, sắc đỏ lấp ló của quả ngọt, màu vàng tươi của ngô, sắc đào tươi của nắng, màu xanh thẳm của trời cao... tiếng ve ngân râm ran, tiếng sáo diều vi vút... Chao ôi! Đẹp đẽ quá! Rạo rực quá! Mới hồi tưởng thôi đã đủ cồn cào khao khát lao ra trời cao mà nhảy nhót hát ca. Tác giả đã vẽ lên bức tranh mùa hè sông động và tươi tắn bằng những từ ngữ giản dị, nhưng đầy sức gợi hình, gợi cảm. Nếu không có niềm gắn bó tha thiết với cuộc đời, không có niềm khao khát tự do mãnh liệt, không có một tâm hồn tinh tế nhạy cảm và một trí tưởng tượng vô cùng phong phú thì nhà thơ không thế viết được những câu thơ tuyệt vời đến thế....Đoạn thơ sử dụng nghệ thuật tả cảnh rất sinh động, cụ thể và gợi cảm, các từ ngữ lựa chọn có giá trị tạo hình. Đặc biệt, phép liệt kê được vận dụng tạo ra những ấn tượng huy hoàng về một mùa hè phong phú, sôi động đong đầy ước mơ và khát vọng tuổi trẻ.Hình ảnh thiên nhiên mùa hè hiện lên trong tâm hồn nhà thơ trong cánh lao tù ấy đã thể hiện niềm khát vọng tự do cháy bỏng không thể kìm nén nổi. Đoạn thơ đã cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ xả thân vì lí tưởng cao đẹp đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng.

- Thán từ: Chao ôi!

- Trường từ vựng: Hoa phượng nở, hoa gạo đỏ.

16 tháng 10 2019

Bài 1 :

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

15 tháng 11 2020

CÂU TRẢ LỜI LÀ : CẬU VÀNG ĐI THẬT RỒI ÔNG GIÁO Ạ !!!!!!!

23 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta. 

23 tháng 3 2021

Nguyễn Trãi là người luôn phụng thờ một tư tưởng lớn: tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng ấy là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các sáng tác thơ văn Nguyễn Trãi, khiến cho các tác phẩm của ông có một giá trị nhân văn sâu sắc. Đặc biệt, trong Bình Ngô đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta, tư tưởng ấy thể hiện đậm nét.Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là sự kế thừa và phát huy truyền thông nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc. Chính truyền thống nhân nghĩa ấy kết hợp với chân lí độc lập dân tộc đã tạo nên sức mạnh thần kì để nhấn chìm mọi kẻ thù cướp nước, làm nên những chiến công hiển hách, những chiến thắng vang dội.