K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Nội dung: Miêu tả hình thức sinh hoạt văn hóa ca Huế của người dân Huế trên sông Hương.

27 tháng 10 2021

Tham khảo 
Bài thơ "bạn đến chơi nhà" là bài thơ thành công nhất của Nguyễn Khuyến, và cũng là bài thơ đại diện cho thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Bài thơ bày tỏ về cảm xúc của ông và một người bạn quen nhau chốn quan trường, nay gặp lại nơi thôn quê thanh bình. Từng câu từ trong bài mượt mà mà thanh cao, tình cảm thắm thiết, gắn bó, mặn mà, đầy chất nhân văn. Nó thể hiện một con người chất phác, sống bằng tình cảm nơi ông. Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui, nó là khởi nguồn cho tất cả tình huống, cảm xúc trong bài. Gặp lại một người bạn cũ thật khôn xiết biết bao, đặc biệt là khi lại gặp nhau nơi chân quê. Hôm nay bác tới chơi nhà thật quý và hơn nữa là sau bao năm xa cách, nhưng ngặt nỗi hoàn cảnh điều kiện và đó là một tình huống khó xử đối với tác giả: trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu khó chài cá .... Lời thơ tự nhiên, vui vẻ, trong sáng, toát lên được sự hiếu khách của chủ nhà trước một vị khách quý. Tuy thiếu vắng, ngay đến cả cái tối thiểu để tiếp khách như miếng trầu cũng không có thì câu cuối cùng lại là sự bất ngờ, đầy lý thú và cũng chất chứa những cảm xúc dạt dào, khó tả. Tình bạn ấy vượt lên trên cả những lễ nghi tầm thường. Ba từ: “ta với ta” là tâm điểm, trọng tâm của bài. Đó là nồng thắm tình cảm bạn bè chân thành, thanh tao, trong sáng. Và đằng sau những câu từ dân dã kia là hai tình cảm chân chất, nhỏ nhẹ mà hóm hỉnh đang hướng về nhau. Tình cảm chính là điều mà tác giả mong đợi, khao khát nhất, và chỉ mình nó cũng là đủ để sưởi ấm một buổi trò chuyện, gặp mặt.

30 tháng 11 2021

Tham khảo :

Ta thấy rằng qua hai bài thơ cảnh khuya vằm tháng giêng hình ảnh Bác Hồ hiện ra thật lung linh vĩ đại. Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Còn với bài thơ Rằm tháng giêng ình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm túc nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước. Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương. 

30 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nha

6 tháng 1 2022

Tham Khảo 
Bài thơ "Cảnh khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên song cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng. Nó làm cho tiếng suối ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cung thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi 2 thứ đó hòa quyện vào thì thật là tuyệt vời! Tiếng suối dịu êm như 1 khúc hát chữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" thể hiện ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật điệp từ "lồng" để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, về sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng Bác ko chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Qua bài thơ này, ta lại càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ đc thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo nước, nỗi thương dân.

6 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.

Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.

Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.