K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2018

Viết về dòng sông quê mẹ, Tế Hanh có bài thơ "Nhớ con sông quê hương", Hoài Vũ có bài "Vàm cỏ Đông", Vũ Duy Thông có bài "Bè xuôi sông La"... Đó là những bài thơ hay mang nặng tình quê hương. Bài thơ "Dòng dông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo cũng là một bài thơ đem đến cho ta nhiều thương mến.

"Dòng sông mặc áo" gồm có 14 câu thơ lục bát, làm hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.

Con sông làng ta trong ca dao uốn lượn "như hình con long" con sông Cầu "nước chảy lơ thơ"; con sông Thương "bên lở bên bồi... dòng trong dòng đục..." từng làm bao người xưa nay say mê.

Ta hãy đến chiêm ngưỡng "Dòng sông mặc áo" của Nguyễn Trọng Tạo.

Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới. Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Và sáng sớm hôm sau thật bất ngờ, dòng sông mặc áo hoa ướp hương bưởi, làm"ngẩn ngơ" lòng người:

"Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ

Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa

Ngước lên bỗng gặp la đà

Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai..."

Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

25 tháng 7 2018

Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha
Trưa về trời rộng bao la
Ao xanh sông mặc như là mới may.
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Khổ thơ trên tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá để miêu tả dòng sông có những cử chỉ và tính cách như một con người. Sông như cô gái trẻ biết làm điệu, làm duyên và trau chuốt cái đẹp cho mình. ánh nắng hồng đào rạng rỡ toả xuống dòng sông làm tác giả cứ ngỡ như mặc cái áo lụa đào, cái nắng vàng làm cho sông thêm dáng thướt tha,yểu điệu.
Buổi trưa, nắng trong veo nhìn trời rộng và bao la hơn. Cái nắng chuyển sang màu sáng long lanh, bầu trời trở nên cao hơn. Dòng sông thay áo mới, một màu xanh của đất trời, cỏ cây hoa lá. Tác giả dùng biện pháp so sánh và nhân hoá, dòng sông trong thơ Nguyễn Trọng Tạo hiện lên như một thiếu nữ xinh tươi, duyên dáng trong mầu áo mới của nắng và mây trời mà thiên nhiên ban tặng.

Cảm thụ về khổ thơ: Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhoà áo ai…
Chỉ bốn câu thơ lục bát mộc mạc, giản dị. Một dòng sông quê, dòng sông thơ hiện lên lung linh, huyền ảo, thật đẹp, thơ mộng và đầy chất trữ tình. Nguyễn Trọng Tạo thật tài tình khi có sự liên tưởng thú vị: “ Dòng sông mặc áo”, một sự phát hiện rất sáng tạo và có lý của nhà thơ.
Hình ảnh dòng sông buổi sáng thật đẹp, thật duyên dáng làm ngây ngân tâm hồn người đọc, người nghe. Cái đẹp của dòng sông hiện ra thật bất ngờ. Đó là sự “ ngẩn ngơ” bởi hương thơm nồng nàn, tinh khiết và quyến rũ. Dòng sông dần hiện ra rạng ngời, thánh thiện tràn đầy sức sống. Chiếc áo mới của dòng sông mới diệu kỳ làm sao, thơm mùi hương hoa bưởi và được dệt nên từ những bông hoa bưởi trắng ngần.
Tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá, so sánh. Ngôn từ trong thơ chắt lọc tinh tế, một dòng sông thơ hiện lên thật đẹp, trữ tĩnh và thơ mộng. Qua cách miêu tả sinh động ta thấy được một tình yêu thắm thiết của Nguyễn Trọng Tạo với dòng sông quê hương.

25 tháng 7 2018

undefined

25 tháng 7 2018

Đi từ NT hướng ra ND

BPTT được sử dụng trong đoạn thơ là:

- Nhân hóa:

+ Nắng: mặc áo lụa đào

+ Sông: mặc áo xanh

+ Áng mây trôi: cài lên màu áo

- So sánh: Áo xanh sông mặc như là mới may.

-Nội dung:hiện lên trước mắt chúng ta một dòng sông quê rất đẹp, gương sông nước sông thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. Sông mặc áo, sông được nhân hóa như một thiếu nữ thích làm duyên. Nhà thơ rất tinh tế phát hiện ra những sắc màu, những nét đẹp của dòng sồng quê hương luôn luôn biến đổi.Dưới ánh hồng bình minh, dòng sông biết điệu đà khoe áo đẹp, áo dài "thướt tha" may bằng "lụa đào" cao cấp. Trưa về, dòng sông rộng bao la, sông mặc "áo xanh"... như áo mới.Chiều tà, sông "cài lên màu áo hây hây ráng vàng". Đó là áo lụa mỡ gà quý phái. Đầu hôm, sông mặc áo nhung tím có thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô. Nửa đêm về khuya, sông lặng lẽ nép mình trong rừng bưởi, sông kín đáo giản dị khoác chiếc áo màu đen. Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện một cách thắm thiết tình yêu dòng sông nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm trong sáng ấy đã chan hòa với tình yêu quê hương đất nước.

17 tháng 3 2017

bạn học lớp 4 à

17 tháng 3 2017

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

25 tháng 7 2017

Mùa đông giá lạnh đã đến.Những cơn gió lạnh đầu mùa tràn về. Nhìn lên bầu trời xám xịt những đám mây dày đặc, em khong nhinnf thấy những chú chim én nữa. Chúng đã đi đâu rồi nhỉ ? Mẹ em lấy chiếc áo len màu vàng ấm áp ra cho em mặc.Chao ôi! Chiếc áo mới ấm áp làm sao! Chiếc áo này khiến em không khỏi xúc động khi nó đã được người mẹ hiền của em đan cho .

25 tháng 7 2017

Phải chăng mùa đông đã đến ? Những cơn gió lạnh lẽo đã tràn về mang theo những hạt mưa của mùa đông ! Nhìn lên bầu trời , em không thấy chim én nữa . me em lấy ao am ra mac ! em rat phan khoi va xuc động khi mac chiec ao len ma me moi dan cho em

22 tháng 10 2016

Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện.

Rạng đông được tác giả miêu tả trong một câu rất súc tích và giàu sức gợi cảm. Chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi- Cảnh rất thực mà đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khiết. Nguyễn Tuân đã khéo léo, tinh tế tạo ra cái “phông”, cái nền cho vầng dương hiện trên mặt biển: Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh mà tác giả đã dùng ở đây thật là đặc sắc, vừa rất thực mà cũng rất mơ, rất kì ảo. “Thực” là vì qua làn hơi nước của mặt biển, mắt thường có thể nhìn rõ hình dáng “tròn trĩnh” của vầng thái dương. Mặt trời lúc ấy dịu êm, chưa chói loá, chưa làm nhức mắt, khiến cho người ta có thể ngắm nhìn và có cảm giác vầng mặt trời hiền hoà phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Hình ảnh so sánh “rất mơ” rất kì ảo vì nó là kết quả của óc quan sát, nhận xét tinh tế và kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của tác giả. Không dừng ở đó, óc quan sát sắc sảo, tâm hồn tinh tế, kết hợp với trí tưởng tượng phong phú, táo bạo của Nguyễn Tuân đã biện những lời văn miêu tả của ông thành một bức tranh sơn mài tráng lệ. Sự am hiểu của tác giả về hội hoạ tăng thêm hiệu lực cho ngòi bút miêu tả, đoạn văn giàu chất tạo hình và màu sắc khiến nó sáng rực lên, đẹp một vẻ đẹp kì ảo mà lại rất thực. Người đọc chưa hết sững sờ trước hình ảnh so sánh mặt trời tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, thì lại sững sờ trước một vẻ đẹp kì ảo khác: Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bâng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Ba tính từ đặt liên tiếp cạnh nhau (hồng hào, thăm thẳm, đường bệ) có tác dụng tả màu sắc, trạng thái, hình dáng mặt trời làm cho nó nổi bật lên trên cái mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Màu hồng và màu ánh bạc là hai màu sắc có sức gợi cảm của tranh sơn mài, cũng là hai màu sắc chủ đạo của bức tranh này.



Vẻ đẹp của mặt trời mọc trên biển Cô Tô quả là tặng vật vô giá của thiên nhiên ban cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Câu văn đẹp, một vẻ đẹp cổ điển, mẫu mực. Hình ảnh so sánh vầng mặt trời và bầu trời trên biển Cô Tô như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh... là một hình ảnh hết sức trang trọng, uy nghi, lộng lẫy và giàu chất nhân bản vì nó hướng tới “Con người”, vì “Con người”, kính trọng người lao động. Ta như có cảm giác thiên nhiên vĩ đại đang tự đẹp lên vì “Con người”, đang cung kính dâng lễ phẩm trong buổi lễ mừng thọ tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Và cùng lúc, chúng ta đón nhận mâm lễ phẩm của Nguyễn Tuân, một mâm lễ phẩm sang trọng, ông dâng cho muôn thuở văn chương: những trang viết tài hoa, huy hoàng của ông! Đến đây, người đọc cảm phục Nguyễn Tuân vì tài văn chương mà cũng vô cùng kính trọng cái “tâm” rất đẹp của ông. Cái “Tâm” rất đẹp của Nguyễn Tuân luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.

 

22 tháng 10 2016

Mở đầu là đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau cơn bão. Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi trong buổi sáng đẹp trời: Bầu trời trong sáng, cây thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc, đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Ngỡ như đất trời biển Cô Tô được rửa sạch, được tái tạo để hoá thành một cảnh sắc trong sáng tuyệt vời. Để “vẽ” được bức tranh toàn cảnh của đảo Cô Tô sau cơn bão, tác giả phải công phu lắm mới chọn được những hình ảnh tiêu biểu: Bầu trời, nước biển, cây trên đảo, bãi cát, và đi với những hình ảnh ấy là một loạt tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng: bầu trời thì trong trẻo, sáng sủa, cây trên biển thì xanh mượt, nước biển lam biếc, cát lại vàng giòn. Có được cảnh sắc đẹp như vậy là do nhà văn đã chọn được vị trí quan sát từ trên điểm cao trên nóc đồn để nhìn ra bao la Thái Bình Dương bốn phương tám hướng, quay gót 180 độ mà ngắm, toàn cảnh đảo Cô Tô... mà càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng để ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Sau cơn bão, thiên nhiên ở đảo Cô Tô hiện lên thật là đẹp. Phải chăng bức tranh đảo Cô Tô đẹp bởi có tình người của Nguyễn Tuân.
Chúc bạn học tốt!

27 tháng 7 2018

Nhớ viết dấu nhé !

Chủ ngữ : in đậm

Vị ngữ : in đậm + nghiên

a. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh

b. Tráng sĩ mặc áo giáo, cầm roi, nhảy lên mình ngựa

c. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn

d. Chợ Nam Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập

e. Từ trong hang, hai người đàn ông lao ra

g. Giua biển lúa vàng, những chiếc nón trắng nhấp nhô

h. Ngang trời, một bóng chim vụt qua

27 tháng 7 2018

Bai 2: Tim chu ngu, vi ngu cho biet chung co cau tao nhu the nao?

a) Trong tranh, mot chu be dang ngoi nhin ra cua so, noi bau troi trong xanh
TN:Trong tranh
CN:Một chú bé
VN:đang ngồi nhìn ra cửa sổ......
->Câu đơn

b) Trang si mac ao giap, cam roi, nhay len minh ngua
CN:Tráng sĩ
VN:mặc áo giáp......
->Câu đơn

c) Bong tre trum len au yem lang, ban, xom, thon
CN:Bóng tre
VN:trùm lên âu yếm.......
->Câu đơn

d) Cho Nam Can nam sat ben bo song, on ao, dong vui, tap nap
CN:Chợ Năm Căn
VN:nằm sát......
->Câu đơn

e) Tu trong hang, hai nguoi dan ong lao ra
TN:Từ trong hang
CN:Hai ng đàn ông
VN:lao ra
->Câu đơn

g) Giua bien lua vang, nhung chiec non trang nhap nho
TN:Giua bien lua vang
CN:Những chiec non trắng
VN:nhấp nhô
->Caau đơn

h) Ngang troi, mot bong chim vut qua
TN:Ngang troi
CN mot bong chim
CN:vut qua
->Câu đơn


20 tháng 11 2017

huhu

30 tháng 8 2018

câu ca dao dung để khuyên

chủ đề giữ chí kiên định

2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en

2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý

đây là 1 văn bản

có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac

còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~