K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 10 2017

- “Tức nước vỡ bờ” (con giun xéo lắm cũng quằn, già néo đứt dây) là một thành ngữ dân gian. “Tức” chỉ trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá đến mức muốn bung ra. Câu thành ngữ có ý nghĩa chỉ sự chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối phản kháng lại. Câu thành ngữ nêu lên một quy luật của tự nhiên mà lại có ý nghĩa xã hội sâu sắc, thâm thuý vô cùng.
- Người biên soạn đã vận dụng cách nói dân gian ngắn gọn, rất thông minh ấy để đặt tên cho chương XVIII của cuốn tiểu thuyết “Tắt đèn” giúp người đọc có sự định hướng ban đầu rõ rệt về tình huống hấp dẫn của truyện, về những hình tượng nhân vật sống động, điển hình.
- Nhan đề ấy cũng thật phù hợp với nội dung ý nghĩa của đoạn trích. Sự áp bức trắng trợn, dã man của bọn tay sai cho chế độ thực dân phong kiến ấy đã buộc người phụ nữ nông dân đầy nhẫn nhịn như chị Dậu phải “vỡ bờ” đứng dậy đấu tranh.
- Song nhan đề đoạn trích còn toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Vì vậy mà tuy tác giả “Tắt đèn” khi đó chưa giác ngộ Cách mạng, tác phẩm kết thúc rất bế tắc nhưng nhà văn Nguyễn Tuân đã nói rằng: “Với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”. Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí Cách mạng nên chưa chỉ ra được con đường đấu tranh tất yếu của quần chúng bị áp bức.

28 tháng 10 2017

Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" là do người biên soạn sách đặt. Nhan đề này đã thể hiện ý nghĩa của đoạn trích. Nhan đề này là một thành ngữ trong dân gian có ý nghĩa có áp bức thì có đấu tranh. Người nông dân lao động trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 vốn hiền lành, chất phác, nhẫn nhục chịu thương, chịu khó. Nhưng nếu bị đẩy đến đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, đánh quật lại bè lũ áp bức không chút lo sợ. Hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lí trưởng của chị Dậu trong đoạn trích đã phản ánh quy luật xã hội tất yếu "Tức nước vỡ bờ" ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. Đó là 1 chân lý tồn tại khách quan.

31 tháng 10 2021

Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Nhan đề dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Trước Cách mạng tháng 8 đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất là người nông dân, đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Họ là những con người hiền lành chất phác,lương thiện chăm chỉ làm lụng nhưng nếu một ngày nào đó bị áp bức quá mức đẩy đến bờ vực giữa sự sống và cái chết họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức. Chị Dậu khi bị đàn áp đã vùng lên đánh lại cái lệ cùng với người nhà lí trưởng một cách quyết liệt, mạnh mẽ, “Con giun xéo lắm cũng quằn” con người khi bị đẩy đến cùng cực sẽ phản kháng, đây cũng là sức mạnh tiềm tàng của những người nông dân.

15 tháng 7 2017

theo em tức nước vỡ bờ theo nghĩa đen chỉ là một hiện tượng tự nhiên khi nước quá nhiều sẽ làm cho bờ ngăn nước bị vỡ.theo nghĩa bóng nó chỉ là hành động phản kháng của con người do quá sức chịu đựng thông thường

theo em đặt nhan đề như vậy là có hợp lí

16 tháng 7 2017

"Tức nước" tức là sao??? Nước rất là đầy, như muốn ập ra rồi ---> vì thế mà nó dẫn đến "vỡ bờ"
Vd như ở đê vậy, khi nước nhiều và mạnh, dâng lên thì sắt sẽ vỡ đê.
CŨng giống như chị Dậu, nhịn trong lòng lâu rồi, thậm chí phải hạ giọng để cầu xin nhà ông lí nhưng đổi lại ko đc gì, cục tức, sự căm hờn, fẫn nộ của hcị như nước ấy, đã bắt đầu dâng lên và ngập ứ rồi, nó đnag chực trào ra, vì thế khi chị Dậu vùng lên để đánh ng nhà lí trưởng cũng là lúc bờ vỡ, khi đó mức chị đựng đã quá rồi
Cũng giống câu" COn giun xéo lắm cũng quằn" ấy mà

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

 Khi tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố, ta thấy Tức nước vỡ bờ một nhan đề có sức gợi hình cao, nhan đề do chính tác giả đặt tên đã bao quát toàn bộ nội dung của đoạn trích. Giải thích nhan đề tức nước vỡ bờ ta thấy, nhan đề này được tác giả dùng chính thành ngữ của người Việt để nói lên ở đâu có áp bức ở đó có sự đấu tranh, chống cự. Đối tượng nghèo đói, khổ cực nhiều nhất trước Cách mạng tháng 8 chính là người nông dân. Và đối tượng bị áp bức và bóc lột cũng là người nông dân. Đây cũng là những con người hiền lành chất phác, lương thiện chăm chỉ nhưng nếu bị áp bức quá đến mức đường cùng giữa sự sống và cái chết thì họ sẽ vùng dậy, đánh bại mọi thế lực áp bức.

25 tháng 9 2019

Tham khảo:

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

25 tháng 9 2019

Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Lão không chỉ đại diện cho số phận cùng cực, bất hạnh của người nông dân trong xã hội cũ mà lão còn là đại diện cho những phẩn chất cao quý, tiềm tàng trong họ.

Trước hết lão hạc là người có số phận bất hạnh. Lão góa vợ, sống một mình nuôi con, vì gia cảnh nghèo khó, số tiền thách cưới lại quá cao nên lão không thể lấy vợ cho con, bởi vậy trong lòng lão lúc nào cũng mang tâm trạng dằn vặt, đau đớn. Cũng bởi việc này mà con trai lão bỏ đi đồn điền cao su, bặt vô âm tín. Về già những tưởng có người chăm sóc thì lão lại phải sống trong cảnh cô đơn. Lão không được sống cuộc đời an nhàn, thảnh thơi, dù già nhưng lão vẫn đi làm thuê, để tích cóp cho con. Nhưng số phận trêu đùa, một trận ốm nặng lấy hết tiền lão đã dành dụm, trận bão cướp hết hoa màu. Càng trớ trêu hơn khi cậu Vàng – kỉ vật con trai lão để lại, lão yêu nó hơn cả bản thân nhưng nay lão lại phải bán nó đi. Lão rơi vào bi kịch: bán hay không bán cậu Vàng. Nhưng thực tế khốn khó, dù vô cùng đau đớn lão cũng đành phải bán cậu Vàng. Sau khi bán cậu Vàng, lão rơi vào khủng hoảng tâm lí trầm trọng: “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”, “mặt lão đột nhiên co dúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Lão ân hận, day dứt khi đã bán cậu Vàng. Lão tự kết tội mình là đã đánh lừa một con chó. Trong cuộc đời đầy những vất vả, đổi trắng thay đen, người ta lừa lọc nhau để sống nhưng lão Hạc lại ăn năn vì đã bán một con chó. Điều này cho thấy sự ngay thẳng và nhân cách cao đẹp trong con người lão Hạc. Dù đã bán cậu Vàng những cuộc sống vẫn lão ngày một nghèo khó, lão vớ được thứ gì ăn thứ đó và cuối cùng lão đã tìm đến cái chết như một cách tạ tội với cậu Vàng và giải thoát chính mình. Tuy nhiên, cách giải thoát của lão hết sức bi thảm: tự tử bằng việc ăn bả chó. Việc một con người giàu lòng yêu thương, trung thực phải tìm đến cái chết đau đớn vật vã như vậy tự bản thân nó đã bao hàm ý nghĩa lên án, tố cáo xã hội phi nhân tính.

Không chỉ vậy, lão còn là một người cha hết mực thương con và có trách nhiệm. Khi con bỏ đi đồn điền cao su, lão luôn cảm thấy đau đớn, xót xa vì đã không làm tròn vai trò của một người cha. Bao nhiêu tình yêu thương con lão dồn hết vào việc chăm sóc cậu vàng: lão âu yếm trò chuyện với nó, cho nó ăn cơm trong bát như nhà giàu,… Lão không ngừng lao động, chắt chiu, tằn tiện để dành dụm cho con. Lão quyết tâm tìm mọi cách để giữ lại mảnh vườn cho con. Những ngày đau ốm, cùng trận bão đã cướp sạch đi tiền của và hoa màu của lão, những ngày sau đó lão sống lay lắt, tằn tiện cuối cùng lão quyết định tìm đến cái chết. Trước khi chết lão sang nhà ông giáo gửi gắm lại mảnh vườn, để sau này đứa con trở về vẫn có nơi làm ăn sinh sống. Lão chu toàn trong tất cả mọi việc, không chỉ suy nghĩ trong hiện tại, mà còn bảo vệ tài sản cho con cả ở tương lai. Ông quả là có tình yêu thương con sâu sắc, tha thiết.

Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng sâu sắc. Lão luôn sống bằng sức lao động của mình. Dù ông giáo có thiện ý giúp đỡ nhưng lão vẫn từ chối: “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng ăn một vài củ ráy hay bữa ốc”. Nhân cách trong sáng của lão còn thể hiện trong dòng nước mắt, trong lời nói đầy ân hận khi lão đã chót lừa cậu vàng, và lão đã lấy cái chết đau đớn, vật vã như một con chó để tạ lỗi với cậu Vàng. Trước khi chết lão chuẩn bị hết sức chu đáo, lão gửi lại tiền ma chay cho ông giáo để sau này khi chết đi không làm phiền đến hàng xóm. Lão quả thật là một con người có nhân cách cao đẹp đáng trân trọng.

Để miêu tả toàn bộ cuộc đời nhân vật, tác giả đã lựa chọn hình thức trần thuật hết sức phù hợp. Lấy người kể chuyện là ông giáo sẽ đem đến nhiều hiệu quả: là người gần gũi chứng kiến toàn bộ cảnh đời lão Hạc nên câu chuyện được thuật lại tự nhiên, chân thật, khách quan. Việc trần thuật từ ngôi thứ nhất khiến cho mạch kể linh hoạt, kết hợp giữa kể, tả và bình luận. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc: tính cách, phẩm chất của nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động và sự đánh giá của các nhân vật khác. Ngôn ngữ nhân vật mang tính cá thể hóa cao độ.

Nhân vật lão Hạc đại diện cho người nông dân Việt Nam mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp: tình yêu thương và lòng tự trọng, nhân cách cao đẹp. Qua nhân vật này tác giả vừa bộc lộ thái độ yêu thương, trân trọng đồng thời thể hiện sự cảm thông sâu sắc cho số phận bất hạnh của những người nông dân trước cách mạng.

Chúc bn học tốt!

25 tháng 9 2019

Bài ca dao bốn dưới đây nói về tình nghĩa anh ưm trong gia đình. Chữ "cùng" được điệp lại 2 lần để làm nổi bật mối quan hệ rất thân thiết của hai anh em trong gia đình: cùng chung cha mẹ(bác mẹ), cùng chung máu mủ ruột thịt (cùng thân):

"Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ,một nhà cùng thân"

Hai câu cuối là lời khuyên bảo anh em, chị em về cách sống, cách đối xử trong gia đình sao cho có tình nghĩa:

"Yêu nhau như thể chân tay,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy"

Tục ngữ có câu:"Anh em như thể chân tay".Chân với tay là hai bộ phận gắn bó của con người. Con người hoàn chỉnh không thể thiếu chân hoặc tay. Cũng như anh em ruột thịt phải biết yêu nhau, thương nhau, gắn bó đỡ đần nhau"như thể chân tay". Anh em phải sống hòa thuận, nghĩa là đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn nhau, anh thương em, em kính trọng anh. Anh em ruột thịt có biết "yêu nhau", có "hòa thận" thì cha mẹ mới "vui vầy" sống yên vui hạnh phúc. Các động từ: "yêu nhau" và "hòa thậu" nói lên cách sống, cách cư xử đầy tình nghĩa tốt đẹp của anh em, chị em trong gia đình.

25 tháng 9 2019

mk gửi nhầm

17 tháng 9 2019

Gia đình chị Dậu nghèo khó, không đủ tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thế mà bị đánh đập tàn nhẫn. Được bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn. Cháo vừa kề miệng, cai lệ và lính đã xông vào bắt chị Dậu nộp sưu. Chị xin khất, chúng đánh chị và toan lôi anh Dậu đi. Chị cầu xin không được, quá phẫn uất, chị đã vùng lên chông trả lại bọn chúng, quật ngã bọn tay sai của lí trưởng.

17 tháng 9 2019

Gia đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.

11 tháng 10 2018

*Tóm tắt :

Truyện diễn tả không khí căng thẳng của một làng quê trong những ngày nộp sưu thuế. Gia đình chị Dậu thuộc hạng “cùng đinh” nhất nhì trong làng. Chị Dậu phải bán cả con đi mà không đủ tiền đóng sưu thuế, anh Dậu bị bắt ra đình đánh bất tỉnh. Được hàng xóm đưa về, chưa kịp tỉnh thì bọn lính lại vào đòi suất sưu thuế của người em chồng đã mất từ năm trước. Mặc cho chị Dậu hết lời van xin, bọn cai lệ vẫn đòi bắt anh Dậu, chửi mắng và đánh chị Dậu. Không chịu nhịn nữa, chị Dậu đứng lên phản kháng .