K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2019

Hiểu rõ sự gắn bó mật thiết giữa con người với môi trường sống, nên Bác Hồ đặc biệt quan tâm tới việc “trồng cây gây rừng” và Người luôn coi đây là một trong những vấn đề chiến lược, góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống và bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Trồng cây theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoài việc để nhân dân chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở, để sản xuất, v.v..còn có một ý nghĩa thiết thực là bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ngày 28-11-1959, Người viết bài Tết trồng cây và “đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây” để thiết thực “lấy thành tích chúc mừng Đảng 30 mươi tuổi”. Người từng nói: trồng cây “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, cho nên “tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và săn sóc cho tốt” và “mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây”, thì sau mươi năm, “nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu sẽ điều hoà hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Sáng 6/1/1960, Lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng một tháng Tết trồng cây của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng được đăng trên báo Nhân dân và một số tờ báo khác, trong đó, Người kêu gọi mỗi người hãy trồng ít nhất một cây và phải chăm sóc tốt. Đợt trồng cây này gọi là Tết trồng cây và là Tết trồng cây đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Mùa xuân năm sau, ngày 5-2-1961, Người trồng cây ở Vườn hoa Thanh niên cùng các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Lao động thành phố Hà Nội. Ngày 20-2-1961, về thăm Pác Bó (Cao Bằng) sau hai mươi năm xa cách, sau khi dự cuộc mít tinh của nhân dân Huyện Hà Quảng tổ chức bên bờ suối Pác Bó, thăm một số gia đình có công với cách mạng, thăm lại hang Cốc Bó, Người trồng một khóm trúc bên bờ suối làm kỷ niệm…

Không chỉ viết về Tết trồng cây, Người còn nhấn mạnh rằng: Trồng cây phải là một kế hoạch kinh tế lâu dài và liên tục của Nhà nước. Trên tinh thần đó, để trồng cây đạt hiệu quả thiết thực chứ không chỉ là phong trào, thì các cấp bộ, ngành “phải có kế hoạch, có hướng dẫn, tìm thêm hạt, ươm thêm giống… phải làm đúng khẩu hiệu “trồng cây nào tốt cây ấy”(1), để “phong cảnh của ta cũng thật sự là non sông gấm vóc, tươi đẹp vô cùng”. Không chỉ có vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: muốn cho Tết trồng cây trở thành một tục lệ tốt đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, trở thành một nét đẹp truyền thống mỗi dịp đầu xuân, theo Người: “Tết trồng cây cũng như mọi việc khác, các cấp uỷ Đảng phải lãnh đạo cụ thể và chặt chẽ thì sẽ thành công”(2). Tuy nhiên, trong khi thường xuyên nhắc nhở chính quyền, đoàn thể các cấp phải “khéo vận động” nhân dân trồng cây để lấy gỗ làm nhà, làm củi đun, Người cũng không quên nhấn mạnh: tất cả mọi người đều phải lo “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” để bảo vệ môi trương sinh thái, chắn gió bão, chống xói mòn, lụt lội…Theo lời Người, điểm đặc biệt là phong trào “trồng cây” sẽ thu hút tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia, thì phong trào “bảo vệ rừng, cấm phá rừng” cũng sẽ thu hút được sự tham gia của toàn xã hội.

Tiếp đó, cứ mỗi dịp xuân về, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại dành thời gian trồng cây ở Hà Nội và các địa phương, và viết bài cổ vũ cho Tết trồng cây. Trong những năm đồng bào miền Nam còn đang phải đấu tranh để tiến hành cuộc cách mạng giải phóng, Người từng nhắc: mỗi cây chúng ta trồng ở miền Bắc không chỉ có ý nghĩa với riêng miền Bắc, mà là “trồng cây cho cả đồng bào miền Nam nữa”. Trước Tết Kỷ Dậu 1969, Người đã viết bài báo cuối cùng về Tết trồng cây, đăng báo Nhân dân ngày 5-2-1969. Trong đó, Người kêu gọi: “Năm nay, chúng ta thi đua trồng cây cho thật tốt, phải đảm bảo trồng cây nào tốt cây ấy, tổ chức “một Tết trồng cây quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”. Ngày mồng một Tết Nguyên đán năm 1969, như bao xuân trước, mặc dù không được khoẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đi thăm cán bộ chiến sĩ Quân chủng phòng không không quân tại sân bay Bạch Mai. Buổi trưa cùng ngày, Người đi thăm, chúc Tết nhân dân và trồng cây đa khai xuân cuối cùng trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây.

Từ khi chuẩn bị phát động Tết trồng cây, cho đến khi qua đời (1959-1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài về Tết trồng cây, cổ động nhân dân tích cực tham gia phong trào trồng cây, góp phần bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường và bản thân Người cũng trồng nhiều cây. Gần 43 năm sau khi Người ra đi và 53 năm sau bài viết đầu tiên của Người có nội dung về Tết trồng cây, phong trào Trồng cây đầu xuân theo tinh thần “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân” như Người mong muốn và phát động, đã mang lại những lợi ích thiết thực về môi sinh, môi trường. Biết bao cây non nhân dân ta và chính Người trực tiếp đã trồng trong những Tết trồng cây mỗi dịp đầu xuân đang trường tồn cùng thời gian, làm đẹp thêm cho làng quê, cho công viên, đường phố, để đất nước Việt Nam bốn mùa đều tươi xanh

Các từ hoán dụ là : mười năm, trăm năm

Mối quan hệ : câu A : cái trìu tượng, câu B cái cụ thể

Ý nghĩa : câu A : Gọi tên cái cụ thể, câu B : Thay cho cái trìu tượng : con số không xác định

Chúc cậu học tốt !!!

9 tháng 12 2021

Tham khảo!

''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP 1 : Tìm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau? Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp.

A) Ba cậu bé rủ nhau vào rừng. Vì mải chơi nên các cậu về khá muộn. Ba cậu bàn nhau xem nên nói thế nào để bố mẹ khỏi mắng. Cậu bé thứ nhất định nói dối là bị chó sói đuổi. Cậu thứ hai bảo: – Còn tớ, tớ sẽ nói là đang đi thì gặp ông ngoại. – Theo tớ, tốt nhất là chúng mình nhận lỗi với bố mẹ. – Cậu thứ ba bàn.

b) Bác thợ hỏi Hòe: – Cháu có thích làm thợ xây không? Hòe đáp: – Cháu thích lắm!

BÀI TẬP 2:. Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp . Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

BÀI TẬP 3 Trích dẫn ý kiến sau theo hai cách : dẫn trực tiếp và dẫn gián tiếp.

a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng).

b) Giản dị trong đời sống trong tác phong, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chí Minh cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

c) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. (Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc).

BÀI TẬP 4 . Đọc đoạn trích sau đây – chỉ ra lời dẫn trực tiếp và chuyển lời dẫn trực tiếp của Ngọc Hoàng Thượng đế và Ruồi xanh thành lời dẫn gián tiếp : Do loài người phát đơn kiện, Ngọc Hoàng Thượng đế mở phiên toà công khai xử tội loài ruồi. Ngọc Hoàng truyền cho vệ sĩ Nhện điệu Ruồi xanh lên điện, đập bàn thị uy : - Ruồi kia, loài người kiện mi làm hại chúng sinh, mau mau khai ra tên họ, chủng loại và nơi ở ! Ruồi sợ hãi quỳ thưa trước vành móng ngựa : - Con là Ruồi xanh, thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới. Họ hàng con rất đông, gồm Ruồi trâu, Ruồi vàng, Ruồi giấm... Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè..., bất kì chỗ nào có thức ăn mà không đậy điệm con đều lấy làm nơi sinh sống.

0
15 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Một hôm, tôi về quê chơi với bà. Tôi rất yêu bà tôi vì hà là người luôn dành cho cháu tất cả những gì tốt nhất và bà là một người hiền từ, nhân hậu. Tôi và bà như thường lệ, sáng nào cùng ra vườn hái quả vào nhà để ăn. Hôm đó bà dẫn tôi ra vườn và kể cho tôi nghe chuyện ngày xưa của bà và mẹ tôi. Tôi lại nhớ đến câu nói của mẹ rằng ở ngay chính tại khu vườn này có một cái hầm. Tôi băn khoăn không biết đúng hay sai nên liền hỏi bà. Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa ở đây có một cái hầm rất lớn để mọi người chui xuống ẩn nấp khi có báo hiệu nhưng sau chiến tranh bà phá rồi cháu ạ!". Sau đó tôi bảo bà: "Bà ơi! Mẹ cháu nói hoa quả của bà rất ngọt và thơm". Bà chỉ cười mỉm và dắt tôi vào nhà khi trời đã gần trưa nắng.

- Lời dẫn trực tiếp: Bà bảo với tôi rằng: "Đúng ngày xưa... cháu ạ!".
- Lời dẫn gián tiếp: Mẹ cháu bảo rằng ở... cái hầm.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Quang Trung (Nguyễn Huệ) một người anh hùng đã có công dẹp loạn quân Thanh. Ông là một người anh hùng thông minh, có tài, ông còn là người có tài cầm quân xuất sắc (câu ghép). Một con người không chỉ thông thông minh mà còn rất anh dũng, đánh rất nhanh gọn lẹ khiến bao quân địch phải hoảng sợ. Với tác phẩm "Hoàng lê nhất thống" đã khiến bao người cảm thấy khâm phục Quang Trung. Ông là một trong những vị anh hùng xuất sắc nhất - người anh hùng Tây Sơn. Không những vậy ông còn là một tướng quân, một lãnh đạo vô cùng yêu nước. Khi nghe tin giặc đã chiếm thành Thăng Long, mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng, “ định thân chinh cầm quân đi ngay”.(dẫn trực tiếp) Rồi trong vòng chỉ một tháng, Nguyễn Huệ đã làm bao nhiêu việc lớn: tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc (dẫn gián tiếp) gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở các cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.  Dù có đánh giắc, trải qua nhiều gian khổ, gian nan nhưng ông vân cố gắng đứng lên quyết đấu với quân địch để dành lại chiến thắng. Ông là một vị tướng cầm quân có tài hơn người. Chỉ trong thời gian ngắn mà đường dài quân đội của ông vẫn chỉnh tề, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Thật vậy, ông quả là có tầm mắt nhìn xa trông rộng. với nhiều chiêu bà của quân Thanh nhưng ông vấn không khéo, bình tĩnh phá hủy tất cả. Quang trung quả là một người anh hùng tài ba - tấm gương sáng cho nhân dân ta ngày nay và mãi tít mai sau. Quang trung- anh hùng dân tộc - anh hùng áo vải Quang Trung. 

 

10 tháng 10 2021

Giúp mình với các bạn ơi ?