K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chỉ còn khoảng vài ngày nữa nữa là đến Tết âm lịch 2019. Không khí mùa xuân đã tràn ngập đất trời và lòng người. Khắp nơi, từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn, từmiền núi đến miền biển ... Tất cả đều rạo rực, hân hoan đón chào năm mới, một mùa xuân an bình và hạnh phúc.

10 tháng 1 2022

Những ngày này, khi cả nước cùng chung tay chống dịch Covid-19, chúng ta lại càng trân trọng hơn bao giờ hết sự đồng cam cộng khổ, tinh thần đoàn kết và sẻ chia của người dân Việt Nam ta. Trên khắp mọi miền của Tổ quốc, từ nông thôn đến thành thị, từ miền xuôi đến miền ngược, mọi người dân đều cố gắng nâng cao ý thức và trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội. Có rất nhiều mô hình quyên góp ủng hộ để giúp đỡ những người nghèo khó trong xã hội vượt qua giai đoạn khó khăn này. Từ mô hình cây gạo ATM, hay siêu thị hạnh phúc… đến những hình thức nhắn tin quyên góp, hay hỗ trợ tiền lương, tiền mừng tuổi…. Tất cả cho ta thấy được truyền thống "Là lành đùm lá rách", "Tương thân tương ái" của người dân việt Nam ta từ trước tới nay vẫn luôn được phát huy trong thời đại ngày nay.

10 tháng 1 2022

 Bạn Tham khảo  nha

Chỉ còn hơn một tuần nữa là đến Tết. Khắp nơi, ai ai cũng bận rộn chuẩn bị đón chào năm mới. Từ những cô bác nông dân, đến những anh chị công nhân nhà máy. Từ những thầy cô đến các bạn học sinh trên giảng đường. Từ những người dân buôn bán đến người đi chợ. Tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp đều thả mình vào cái rộn ràng của thời khắc cuối năm.

4 tháng 4 2021

Tham khảo:

Bác Hồ sống rất giản dị. Bác Hồ- vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.

9 tháng 7 2021

3===D

8 tháng 4 2018

Huế là một danh lam thắng cảnh nơi tiếng gắn liền với các di tích lịch sử. Nói đén Huế, Ta nghĩ ngay đến sông Hương, núi ngụ, Cầu tràng tiền, chùa thiên Mụ...Không chỉ nổi tiếng về các danh lam thắng cảnh, Huề còn nổi tiếng về âm nhạc cung đình. Trong đó, Nhã nhạc cung đình được coi là đi sản phi vật thể.Những nhạc điệu ca huế phong phú, đa dạng, thể hiện những khung bậc cảm xúc của con người, có sự kết hợp bởi các nhạc cụ dân tộc và được thể hiện bởi các ca công chuyên nghiệp.Cách thưởng thức các làn điệu ca Huế cũng rất độc đáo, theo phong cách dân gian. Con người Huế tài hoa, hiền hậu, cởi mở, dễ gần, dễ mến...

8 tháng 4 2018

Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: vồ, Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ,vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.

8 tháng 4 2021

Tham khảo:

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa là ca Huế đc tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắtthật xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét vhóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đc giữ gìn và phát huy.

8 tháng 4 2021

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa là ca Huế đc tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắt thật xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét vhóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đc giữ gìn và phát huy.

Phép liệt kê : in đậm

15 tháng 4 2022

refer

Trong văn bản Sống chết mặc bay của nhà văn Phạm Duy Tốn, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật viên quan phụ mẫu. Nhân vật này được đặt trong thế đối lập và tương phản với những người dân nghèo, qua đó bộc lộ được bản chất xấu xa, độc ác của hắn. Là một viên quan phụ mẫu, đáng nhẽ ra hắn phải yêu thương và chăm sóc những người dân như con cái của mình. Thế nhưng không, hắn ta chỉ biết chăm chăm vào hưởng lạc cho riêng mình mà bỏ bê cái gọi là sứ mệnh. Trong khi người dân ngụp lặn trong biển mưa để hòng níu giữ chút của cải cuối cùng trước khi đê vỡ. Thì tên quan phụ mẫu lại ở trên đình cao, hút thuốc phiện, uống chè yến và đánh tổ tôm. Đỉnh điểm, là tiếng cười ré lên sung sướng khi ù một ván bài của tên độc ác ấy, đã át đi cả tiếng la hét đau đớn của bao sinh mạng dưới chân đồi khi đê vỡ. Niềm sung sướng độc ác ấy, đã khiến hắn cam tâm chửi rủa những người lính tội nghiệp, đòi bỏ tù họ chỉ vì dám báo tin chẳng tốt lành khi hắn đang vui. Chao ôi, biết bao sinh linh nhỏ bé bị vùi dập trong cơn mưa bão lại chẳng bù vào được một giây phút ù tổ tôm của tên quan phụ mẫu. Đó chính là một kẻ máu lạnh cần được lên án mạnh mẽ. Và qua hình mẫu nhân vật ấy, tác giả đã phê phán cả một hệ thống quan lại vô nhân tính lúc bấy giờ. Bởi những tên quan phụ mẫu độc ác không chỉ có một mà có rất nhiều. Cũng như có vô vàn những số phận nhỏ bé bị vùi dập dưới bàn tay chúng.

 

15 tháng 4 2022

chép mạng

15 tháng 5 2021

Thuộc câu đặc biệt. Nó giúp tái hiện rõ ràng tên quan phủ lòng lang dạ thú 

18 tháng 12 2018

Lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới. Thực tế là mọi lũ lụt gây ra thiệt hại không chỉ tài sản mà còn con người. Việt Nam, mảnh đất chữ S nằm ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt, đặc biệt là miền trung Việt Nam. Hàng năm có khoảng 10-15 trận lụt xảy ra tại Việt Nam. Lý do chính là mưa lớn với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2000 mm do vị trí của nó. Ảnh hưởng của gió mùa cũng là một lý do khiến Việt Nam phải chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Hơn nữa, bên cạnh biển, thủy triều gây lũ lụt ở nhiều vùng có hệ thống thoát nước kém. Thêm vào đó, sự nóng lên của Trái Đất dẫn tới sự gia tăng mực nước biển và nạn phá rừng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn. Lũ lụt phá hủy đất đai, ruộng lúa, nhà cửa, làm hư hại các cơ sở vật chất vùng trung lưu. Mọi người mất nhà và thậm chí cả mạng sống do lũ lụt. Mặc dù Việt Nam luôn hỗ trợ các địa phương nhưng phải mất thời gian và ngay sau khi khôi phục lại cuộc sống, lũ sẽ lại xảy ra. Để ngăn chặn điều này, chính phủ đang tìm kiếm giải pháp mới hiện đại và đưa ra các biện pháp phòng ngừa với các cảnh báo càng sớm càng tốt. Tôi hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có một giải pháp hiệu quả hơn và người dân địa phương ở khu vực miền trung sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

5 tháng 12 2017

hơi dài nhé

Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.

Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ lànhững gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.

Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.

Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽdùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".