K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2020

Tham khảo :

                                                                                       Hà Nội có Hồ Gươm
                                                                                  Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

2 tháng 10 2020
Bài làm

Nếu như Sài Gòn sôi động có bến Nhà Rồng, có chợ Bến Thành náo nhiệt; xứ Huế mộng mơ có đại nội thâm nghiêm, cổ kính thì Hà Nội bình yên có Hồ Gươm trầm mặc, trong xanh, với tuổi đời hàng nghìn năm. Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của thủ đô ngàn năm yêu dấu.

Hồ Gươm rất rộng, đến nỗi nếu đứng từ bờ bên này nhìn sang thì cảnh vật bờ bên kia sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé và mờ ảo. Hồ Gươm như một tấm gương khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Mặt hồ luôn êm ả. Có đôi lúc nàng gió nhẹ thoảng qua chỉ đủ làm mặt hồ xao động, mặt nước loang loáng. Nước Hồ Gươm xanh một màu xanh ngọc bích. Màu nước xanh đó thay đổi theo mùa. Thích nhất là những ngày thu, nước hồ có màu sắc thật đặc biệt mà như một nhà văn đã ví von thật độc đáo với màu nước rau muống luộc. Ngày đông, cái giá lạnh làm cho mặt hồ như cũng băng kín mình với màu xanh xám lặng lẽ. Hai bên bờ, những hàng liễu rủ xuống mặt hồ trông như những thiếu nữ đang buông mái tóc dài thướt tha, soi mình xuống mặt hồ xanh ngắt. Thỉnh thooảng chị gió nghịch ngợm trêu đùa làm tung tóc rối, thậm chí làm nó vương trên mặt nước hồ. Những con đường nhỏ chạy vòng quanh hồ là nơi người dân quanh vùng có thể thoải mái đi bộ, chạy thể dục buổi sáng hay những du khách bốn phương nhàn tản lững thững ngắm nhìn cảnh vật Hồ Gươm vào lúc hoàng hôn.

Hồ Gươm được bao bọc bởi một rừng hoa và cây. Những cây cổ thụ cố trườn mình ra mặt nước, tạo thành những chiếc cầu lơ lửng, làm thích thú bao du khách ghé chân. Mùa xuân, liễu xanh mướt rủ bóng hồ thướt tha. Mùa thu, những bồn cúc nở hoa, tỏa hương thơm ngát, những cây điệp vàng nở thắm một góc trời, tô sắc cho cảnh hồ. Mùa đông, những cây lộc vừng đồng loạt trổ bông, từng chùm, từng chùm, mềm mại, đong đưa làm sáng rực không gian quanh hồ. Con đường xung quanh hồ phủ kín hoa, như được trải lớp thảm rực rỡ, làm say mê bao du khách.

Nét nổi bật nhất và cũng chính là linh hồn của Hồ Gươm là tháp Rùa cổ kính hàng nghìn năm tuổi nằm giữa hồ. Rêu phong đã in màu thời gian lên ngọn tháp. Từ xa nhìn lại, tháp Rùa như một hòn đảo nhỏ nổi lên giữa mặt nước, trầm mặc, oai nghiêm. Đã bao đời nay, tháp vẫn sừng sững, soi bóng xuống mặt nước, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử thủ đô. Trên đỉnh tháp là ngọn cờ Tổ quốc luôn tung bay trong gió, đầy kiêu hãnh, tự hào.

Không chỉ thế, Hồ Gươm còn nổi tiếng bởi có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn. Cây cầu cong cong hình con tôm đầy duyên dáng với màu đỏ chót đã bao năm đưa du khách vào viễn cảnh đền. Ngôi đền nhỏ nằm giữa các cây cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, mang đến cho du khách những giây phút thư thái, yên bình mà cũng rất linh thiêng.

Hồ Gươm đẹp nhất là vào những buổi sáng mai. Khi ông mặt trời vẫn còn say ngủ, hồ được bao bọc bởi bầu không khí trong lành, dịu mát. Những làn gió nhè nhẹ thổi trên làn nước còn đang say ngủ. Từng màn sương trắng mỏng manh bao phủ khắp mặt hồ khiến mặt nước như được diện một tấm áo choàng lung linh hư ảo. Hàng liễu ven hồ rủ bóng thướt tha. Không khí se lạnh của buổi sớm tạo nên một nét rất riêng cho Hồ Gươm. Mùi hương trầm toả ra từ đền Ngọc Sơn khiến cho nơi đây như chìm vào thế giới của nhà Phật huyền ảo. Xa xa, tháp đồng hồ sừng sững cũng cố nghiêng mình soi bóng Hồ Gươm, đến giờ lại vang lên những tiếng chuông lảnh lót, làm xao động mặt hồ.

Hồ Gươm không chỉ đẹp mà còn linh thiêng bởi xung quanh nó còn được thêu dệt bởi vô vàn những huyền thoại. Được mang tên Hồ Gươm bởi theo truyền thuyết, đây là nơi Lê Lợi đã trả lại Rùa Vàng chiếc gươm thần mà thần linh đã trao cho Ngài để dẹp tan quân xâm lược nhà Minh. Nó còn thể hiện khát vọng hoà bình của muôn dân. Trả lại gươm là từ bỏ vũ khí để không còn cảnh đổ máu thương tâm. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà giữa thủ đô Hà Nội, Hồ Gươm nghìn năm vẫn còn đó thanh bình và yên ả. Mỗi du khách đến vãn cảnh hồ như được lắng mình trong sự thanh thản và bình yên như được chìm vào thế giới an lạc.

Hồ Gươm vẫn còn đó như một chứng tích về sự vững mạnh của non sông đất nước. Nó xứng đáng là một trong những cảnh quan đep nhất của Tổ quốc, là một trong những biểu tượng thiêng liêng của thủ đô ngàn năm văn hiến.

1 tháng 11 2017

Trường mình đẹp lắm! Đẹp nhất là những buổi sớm mai trước giờ vào học. Lúc ấy, ông mặt trời vừa nhô lên lơ lửng như một quả bóng vàng khổng lồ, tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật. Đất trời bừng tỉnh dậy sau một đêm dài. Đó cũng là lúc tụi nhỏ chúng mình ríu rít đến trường để được ngắm những cảnh đẹp của một ngày nắng mới.

Sân trường lúc này mới nhộn nhịp, tấp nập làm sao! Nhìn từ xa như có một đàn bướm trắng rập rờn bay lượn trong nắng sớm. Màu áo, màu khăn quàng hòa lẫn trong sương sớm bàng bạc. Hai cánh cổng trường mở ra từ lúc nào. Người ra, người vào nhộn nhịp không khác gì một ngày hội. Giữa sân trường, những cây điệp, cây phượng cành lá còn đọng những hạt sương sớm long lanh như những viên ngọc giữa màu xanh lục của tán lá, như vui mừng chào đón những người bạn thân quen. Sân trường sôi động hẳn lên bởi tiếng cười, tiếng nói râm ran. 

Những em học sinh lớp Một vai mang cặp, tay xách bình nước được ba mẹ đưa đến tận lớp học, gương mặt còn ngơ ngác. Những học sinh lớp trên thì bạo dạn hẳn bởi đã quen trường quen lớp nên chạy nhảy đùa nghịch như những chú bê con nô đùa trên đồi cỏ. Khắp sân trường, những trò chơi của tuổi nhỏ diễn ra sôi động, hấp dẫn. Chỗ này chơi bi, chỗ kia đá cầu, chỗ nọ đuổi bắt nhau… Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục, cổ vũ cho đường bay của những trái cầu đẹp mắt hay một đường bi chính xác được bắn ra từ một “xạ thủ” nào đó. Nhóm các bạn gái cũng không kém phần sôi động. Trò chơi nhảy dây quen thuộc lúc nào cũng hấp dẫn mọi người. Sợi dây uốn lượn lên xuống nhịp nhàng với những bước nhảy đẹp mắt, trông các bạn như những “nghệ sĩ xiếc” chơi trò nhảy dây trên màn ảnh nhỏ. Trên cành điệp, cành phượng cao tít, những chú chìa vôi, chim sẻ, chích bông… cũng đua nhau cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hòa mình với cuộc vui bên dưới. Mình cũng tham gia tích cực vào trò chơi kéo co. Bởi mình kéo rất khỏe và thường đem về chiến thắng cho đồng đội nên được các bạn đặt cho cái tên ngồ ngộ: “đầu máy xe lửa”. Ở trong các hành lang cua lớp học, rải rác một so nhóm đang chụm đầu vào nhau bàn bạc sôi nổi về những bài tập chưa giải được. Hòa trong khí thế sôi động ấy, những bản nhạc thiếu nhi phát ra từ cái loa phóng thanh đặt ở phòng thiết bị nghe sao mà náo nức, rộn rã. Quang cảnh sân trường của mình trước giờ vào học: tấp nập, nhộn nhịp chẳng khác nào một ngày hội “Phù Đổng” thi tài đua sức.

Dẫu mai đây, chúng mình phải chia tay với những ngày vui của tuổi thơ thì dư âm của của những buổi sáng đẹp trời trong cái sân trường trước buổi học mãi đọng lại trong tâm hồn với hương vị ngọt ngào, êm dịu nhất. ,



 

6 tháng 11 2017

Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

mk mong đừng ai làm như vậy ^_^

TL :

Tham khảo ạ :

Thành cổ Sơn Tây là một công trình in dấu ấn đẹp, một chứng tích hào hùng về một thời anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Thành đồng thời từng là thủ phủ của vùng Tam tuyên (3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang thời nhà Nguyễn), vì Tổng đốc Tam tuyên cũng thường kiêm lý Tuần phủ Sơn Tây và lỵ sở Tổng đốc Tam tuyên chính là thành Sơn Tây.
Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 Tháng Chạp năm 1883.
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng gạch đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 400m, diện tích khoảng 16ha, chiều cao tường thành khoảng 5m. Ngoài thành là hào nước sâu 3m, rộng tới 20m và dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam (bởi cống Ba Quân), bốn mặt thành có các cổng vòm bằng gạch. Tường thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08‘11,11" - 21°08‘28,76" vĩ bắc và 105°30‘07,49" - 105°30‘26,48" kinh đông. Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi, thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền, chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điện Kính Thiên, hai ao sen (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu) phía trước khu nghi lễ (Đoan Môn, sân chầu, điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Điện Kính Thiên ở đây từng là tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ.
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Thành cổ Sơn Tây không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn mang đầy đủ giá trị của một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự. Hiện nay, Thành là một điểm du lịch lý tưởng của xứ Đoài.

_HT_

14 tháng 5 2023

ko rảnh

 

19 tháng 9 2021

1. Viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên tại Hà Nội (mình chỉ viết được 6 câu thui)

Hà Nội tuy là nơi có nhiều xe cộ qua lại tấp nập. Nhưng thiên nhiên nơi đây cũng không bao giờ thay đổi. Vào lúc sáng tinh mơ. Khi tôi vừa mới tỉnh dậy, tôi đã cảm nhận được những tia nắng xuyên qua khe cửa để chiếu rọi vào trong ngôi nhà này và tạo thêm một sự ấm cúng. Hà Nội có một bầu không khí trong lành vào lúc sáng tinh mơ. Những chú chim luôn ca hát và véo von cạnh vòm cây xanh mát. Hà Nội luôn là nơi tuyệt nhất đối với tôi.

2 Công viên có phải cảnh đẹp thiên nhiên hay không?

Trả lời: Nếu công viên luôn sạch sẽ thì đó là một cảnh đẹp thiên nhiên đó. Nếu công viên thường xuyện bụi bặm và bẩn thỉu thì đó không phải một cảnh đẹp thiên nhiên gì cả.

(Lưu ý: tui không chép trên mạng đâu nha.)

28 tháng 9 2021

tks bạn!

30 tháng 3 2018

ít nhát hết 45 phút nha bn

30 tháng 3 2018

cũng được

24 tháng 11 2017

Thu Hà Nội như một món quà mà thiên nhiên, đất trời ban tặng cho mảnh đất ngàn năm. Mùa thu thì ở đâu cũng có, nhưng thu Hà Nội vẫn cứ đẹp đến nao lòng. Bầu trời xanh hơn, nắng vàng trải nhẹ trên những con đường - góc phố, trên những ngọn cây. Gió heo may nhè nhẹ thổi, cuốn theo những chiếc lá xoay xoay rơi như nốt nhạc. Thu Hà Nội đẹp và quyến rũ không chỉ vì cảnh sắc, khí hậu mùa thu; mà còn là điều gì đó mà ta chỉ có thể cảm nhận - rất khó gọi tên; và cũng bởi Hà Nội gắn liền với mùa thu…

Có phải là ngẫu nhiên không khi những sự kiện lớn của đất nước, của Hà Nội đều chọn mùa thu? Mùa thu của đất nước độc lập, mùa thu của ngày giải phóng thủ đô. Dẫu thế nào đi nữa thì Hà Nội và mùa thu cứ hoà vào nhau, tan trong nhau để bao con tim ngơ ngẩn. Người nhạc sỹ tài hoa họ Trịnh ở phương Nam khi đến với mùa thu nơi đây, đã rung cảm tận đáy lòng viết nên “Nhớ mùa thu Hà Nội” hay “Đoản khúc thu Hà Nội”

Mùa thu, mặt hồ Gươm xanh biếc soi cả bầu trời xanh. Hàng cây cũng xanh, vài ngọn cây loà xoà đón nắng ửng vàng. Những cành lộc vừng trổ hoa, e ấp và run rẩy. Mới chiều tối còn thấp thoáng mà sáng ra đã rụng đỏ rực gốc cây, mặt hồ. Hoa lộc vừng Hồ Gươm cũng là một phần của thu Hà Nội. Và nắng lấp lánh như dát bạc mặt hồ trên những gợn sóng lăn tăn, bồng bềnh trôi những bông hoa bé xíu.

Trên phố, thấp thoáng những gánh hàng quẩy bưởi, ổi, na… - những quả của mùa thu; hay quà đặc sản khác là cốm Vòng - một thứ mà chỉ có ở mùa thu Hà Nội. Và đâu đó những xe hoa rong cũng rạng ngời trong ánh nắng.

Thu Hà Nội rộn ràng niềm vui của ngày khai trường, của đêm Rằm Trung thu cùng tiếng hát tuổi thơ. Thu Hà Nội cũng dìu dặt se sắt nỗi buồn trong từng thoáng gió lạnh hay những giọt mưa như thể rơi rớt từ mùa hè, đem  theo những chiếc lá rụng vàng trên hè phố. Nắng, gió, mưa… tất cả đan xen và thay đổi thật nhanh như một cô gái dịu dàng nhưng cũng hơi đỏng đảnh. Trong cái dịu dàng thu ấy, người ta có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái hơn, cuộc sống như trôi chậm lại…

Đêm thu dường như sâu lắng hơn, tĩnh lặng hơn. Những con phố không còn ồn ào náo nhiệt như những ngày hè. Thoảng đâu đó mùi hoàng lan, mùi hoa sữa - bất chợt vọng trong tâm tưởng một tiếng đàn. Gió lại thổi qua, lao xao tiếng lá. Có thể cảm thấy như hương mùa thu đậu trên vai áo, lùa vào trong tóc, len lỏi, vấn vương… Trong cảm xúc cùng mùa thu ấy, người ta khát khao được chia sẻ, yêu thương; khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

Thu Hà Nội đến và đi nhanh lắm - thoảng như một cơn gió! Có khi người ta chưa cảm nhận được mùa thu, chưa thấy được mùa thu thì thu đã qua đi, nhanh đến ngỡ ngàng. Mùa thu đẹp và ngắn ngủi, để lại bao bâng khuâng nuối tiếc.

Buổi sáng ngồi trên phố uống cà phê dưới vòm cây xanh, nghe nắng gió xôn xao, nghe cả hơi thở của mùa thu trong từng chiếc lá. Và yêu, và nhớ, muốn ôm lấy mùa thu, muốn níu mùa thu ở lại… Tự dưng bối rối ở trong lòng…

24 tháng 11 2017

Giúp mình đi mà !

26 tháng 10 2021

hơi dài tí cố chép nha

dàn ý tả cảnh đẹp địa phương em nè

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp ở quê mà em định tả (Cảnh gì? - sông nước, biển, hồ, núi non, vịnh hay phố xá...).

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh (có thể là màu sắc của núi, mây, nước, đất, đường....).

b. Tả chi tiết:

- Cảnh bao gồm địa hình gì? Trông xa như thế nào? Đến gần ra sao? (Sáng sớm mờ sương, mây trắng bao quanh núi, không gian tĩnh lặng).

- Nắng lên: Mặt trời làm hồng bầu trời, rót nắng chan hoà mặt đất. Chim hót líu lo. Màu mây, màu núi sậm hơn: núi xanh thẫm, mây ửng nắng hồng, vòm trời cao, xanh, rộng mênh mông. Sương tan, giọt sương đọng lại trên cỏ, sáng lấp lánh.

- Trưa: Bóng cây tròn nắng, nước biếc hơn, lá thẫm màu hơn, mây trắng bồng bềnh trôi.

- Chiều tà: Ông mặt trời gác núi để lại chút ánh sáng trên ngọn cây như những cây nến khổng lồ.

- Hoàng hôn đến với vài ánh đom đóm lập loè.

3. Kết luận:

Cảm xúc của em trước cảnh đẹp đã tả.

• Lưu ý quan trọng: Các em có thể tả cảnh đẹp quen thuộc với các em như: cảnh con đường làng, cánh đồng lúa chín, con sông, dòng suối... không cần phải là danh lam thắng cảnh. Học sinh sống ở thành phố có thế tả cảnh phố xá, công viên

đoạn văn miêu tả cảnh đẹp địa phương em

“Quê hương” hai tiếng ấy nghe mà gần gũi thân thương làm sao? Tuổi thơ ai cũng có những kỉ niệm đẹp để mà nhớ, mà yêu ở quê hương, tuổi thơ của em gắn bó với cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông nước chảy hiền hoà,… nhưng gắn bó với em nhất vẫn là con đường từ nhà tới trường. Với em, con đường này có biết bao kỉ niệm.

Đó là con đường rải đá răm như bao con đường khác. Tuy không rộng lắm, lại gồ ghề, lồi lõm nhưng đường cũng đủ cho một chiếc xe tải chạy qua. Mỗi khi đặt chân lên con đường lòng em lại cảm thấy bồi hồi. Đầu làng, cây gạo đứng giương dù che nắng.

Nơi đây đã chứng kiến những ván bi quyết liệt của bọn trẻ chúng em. Hai bên đường là hàng bạch đàn với những chiếc lá nhỏ như con mắt nhìn xuống đường. Sau hai hàng cây là cánh đồng rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Tuy vậy, đi trên đường vẫn nhìn thấy những ngôi nhà xinh xắn nằm giữa một màu xanh mượt mà của vườn tược. Ông mặt trời từ từ nhô lên thả ánh nắng ấm áp lọt qua kẽ lá chiếu xuống mặt đường như những hoa nắng đang nhảy nhót. Mọi người đổ ra đường mỗi lúc một nhiều. Trẻ em đến trường cùng bà con đi làm, đi chợ…. ồn ã. Trưa về, người đi lại thưa thớt, con đường như chìm vào trong giấc ngủ.

Những chiếc lá khẽ đu đưa trong gió như quạt mát cho con đường. Chiều về con đường như thức giấc. Lại ồn ào náo nhiệt khi các bác nông dân đi làm về. Tiếng nói, tiếng cười gọi nhau í ới, tiếng xe cộ cứ ồn ào suốt cả con đường. Trên cây những chú chim hót véo von tạo ra một bản nhạc giao hưởng. Với em, con đường đã quen thân từ khi cắp sách tới trường. Đi trên con đường mùi ngai ngái của đất, mùi của lúa đồng, cỏ nội phà vào mũi lòng em lại cảm thấy bâng khuâng.

Em rất yêu con đường. Hằng ngày, em đi trên con đường này. Có lẽ vì vậy mà em và nó trở thành đôi bạn thân thiết. Dù đi xa, được đi trên con đường đẹp hơn nhưng hình ảnh con đường làng quê vẫn in đậm mãi mãi trong kí ức của em, bởi vì nó đã nâng từng bước đi lẫm chẫm đầu tiên của đời em.

Trong số bốn mùa trong năm thì mùa thu là mùa mà em yêu thích nhất. Đó là thời khắc chuyển giao giữa hai mùa hạ và đông, chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Thời tiết lúc này có sự hòa quyện vì vậy mà không quá nóng gắt cũng không quá lạnh.

Vào mùa thu bầu trời trở nên cao và trong xanh hơn. Những cơn gió heo may thổi mang theo những mùi hương của thiên nhiên vô cùng đặc trưng vào mùa thu như mùi hương hoa sữa, mùi hương ổi, mùi hương cốm… Nhắc đến mùa thu là nhắc đến màu vàng. Đó là màu vàng của nắng, màu vàng của những chiếc lá vàng rơi. Cây cối như đang thay áo, đợi qua mùa đông sang mùa xuân chúng sẽ mọc lên những chiếc lá xanh non mơn mởn. Đó chính là ý nghĩa của việc cây rụng lá vào mùa thu. Không chỉ có vậy, mùa thu còn có màu vàng của cánh đồng lúa chín, màu vàng của những bông hoa cúc. Mùa thu đến mang theo bao nhiêu nỗi nhớ nhung, hoài niệm của người lớn. Học trò chúng em thì được trở lại trường sau 3 tháng nghỉ hè. Đặc biệt nhất, mùa thu có ngày Tết Trung thu mà các bạn nhỏ như em bao giờ cũng rất mong đợi. Đó là đêm mà trăng tròn nhất và sáng nhất.

11 tháng 11 2021

Tả cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm:

Quê hương là nơi ra cất tiếng khóc chào đời, nơi chứng kiến từng bước trưởng thành và là nơi đi về rất đỗi bình yên của mỗi người. Bởi thế mà ta yêu hơn cả từng con đường, từng hòn đất và hơn cả là niềm tự hào về những cảnh đẹp của quê hương. Với tôi, tôi rất yêu và thích cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm ở quê tôi.

Khu sinh thái núi Ngăm cách Hà Nội 90km, cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và nằm gần quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Dọc theo quốc lộ 38B ta sẽ đến với mảnh đất tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Vượt qua cảnh cổng màu vàng đồ sộ, bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng trước với khung cảnh có một không hai ở đây.

Tả cảnh đẹp Hồ Gươm:

Hè đến, để thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi em mới vừa đạt được ở năm trước, bố mẹ dẫn em đi dạo Hồ gươm chơi. Chao ôi! Khung cảnh ở đây mới đẹp và thơ mộng làm sao!

Mặt hồ phẳng lặng, trong veo, thỉnh thoảng có những làn gió thổi nhè nhẹ khiến mặt hồ lăn tăn xao động. Nước hồ xanh mướt trong vắt, những hàng liễu rủ lơ thơ hai bên hồ như những cô thiếu nữ mười sáu, mười bảy đứng chải tóc làm duyên. Mặt hồ trong vắt nhìn trên cao xuống như một tấm gương phản chiếu bầu trời cao và trong xanh trên kia. Hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, bóng bẩy, căng tràn sức sống, rộng bao la. Giữa hồ là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm nối liền đền đền Ngọc Sơn cổ kính, thiêng liêng. Không gian ở hồ vừa mát, vừa trong trẻo, vừa bình yên lại thành bình làm sao, lòng người nhờ vậy mới nhẹ nhàng và yên ả. Em được thưởng cho một cây kem chanh ở vẹn hồ, vừa ngắm cảnh, vừa được ăn kem, cảm giác mới tuyệt vời và sung sướng làm sao. Chị gió khẽ mơn man trên từng vòm lá rồi chốc chốc vuốt ve lên mái tóc em. Những tia nắng vàng tươi như rót mật lấp lánh trên mặt hồ như những đồng tiền vàng sóng sánh.

Em rất vui và hạnh phúc khi được đến hồ Gươm trải nghiệm, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em, khung cảnh bình yên ấy sẽ lưu giữ mãi trong trái tim em.

Phía bên tay phải là một nhánh sông nhỏ mà nước mùa nào cũng trong veo, hiền hòa. Ven sông là cánh đồng lúa bát ngát, vào mùa hè lại chín vàng ươm, tỏa hương thơm thân thuộc của ruộng đồng quê hương. Ở phí bên tay trái chính là ngọn núi Ngăm phủ đầy thông. Càng đi lên cao, khách du lịch lại được tận hưởng không khí thoáng đãng dưới đồi thông vi vu trong gió ngàn.

Nơi đây còn có dòng suối nhỏ chảy từ trên núi xuống. Một dòng nước trong veo và mát lành khiến ai cũng cảm thấy mát mẻ giữa những ngày hè oi bức. Ngồi trên núi, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách trong tiếng gió ngàn thì mọi mệt nhọc, lo âu về cuộc sống như được xua tan, nhường chỗ cho sự thanh thản và an nhiên.

Hè về cũng là mùa sen nở. Ở chính giữa khu sinh thái là một hồ sen lớn, xanh tốt sum xuê. Dưới ánh nắng chói chang của ngày hè, sắc hồng thắm của những bông hoa càng trở nên lung linh và rực rỡ. Ngay cạnh đó là vườn trồng hoa hướng dương với những cây hoa cao quá đầu người, bông hoa to bằng hai bàn tay người lớn nở bung về phía mặt trời. Hương thơm của các loài hoa cùng hương nắng, hương gió của mảnh đất nơi đây đã tạo nên một mùi vị rất đặc biệt, làm mê lòng bao người nơi đây.

Bên cạnh đó, khu sinh thái núi Ngăm còn là nơi vui chơi bổ ích, lí thú cho mọi người. Có rất nhiều trò chơi giải trí như trượt patin, xích đu, đạp xe đạp hay là đùa nghịch trong làn nước mát nơi bể bơi. Du khách cũng được thưởng thức những món ăn đồng quê, đặc sản nơi đây.

Khu du lịch sinh thái núi Ngăm rất đẹp khiến ai đã từng đến đây đều muốn quay trở lại. Là những người con quê hương, mọi người hãy chung tay bảo vệ và phát triển khu du lịch này.