K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2018

c,ha noi la thu do cua iet nam la noi cac co quan nha nuoc toi cao la viec.                                                                                                         a,nha tran cho hop hoi diem hong,cho quan thich va tay hai chu sat that                                                                                                            b,sau tham,sng ngi day dac                                    

20 tháng 10 2017

mẹ em tên là ....Bố em tên là.....Gia đình em có 3 người em và bố mẹ của em.bố em làm công nhân.mẹ em là y tá

k cho mk nha

20 tháng 10 2017

Gia đình em có bốn người, gồm có: Bố em 37 tuổi, là kỹ sư Quản lý đất đai công tác tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Mẹ em 35 tuổi là giáo viên và em 7 tuổi là học sinh lớp 2A trường Tiểu học Lĩnh Nam. Em có em trai 4 tuổi. Bố mẹ rất yêu thương hai anh em. Em rất yêu quý bố mẹ và thương em. Em rất vui được là một thành viên trong gia đình. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ.

 

20 tháng 5 2019

ko chép lại đề nhé bn

a ) Lý Thái Tổ 

b ) Lê Lợi

c ) vua Quang  Trung 

d ) Văn Ba hoặc anh Ba ( đều được hết nhé bn )
e ) Kim Đồng

Trả lời :

- Vua Lý Thái Tổ.

- Vua Lê Lợi.

- Vua Quang Trung.

- Anh Ba.

- Kim Đồng.

#Thiên_Hy

14 tháng 2 2018

bit cau nao thi tra loi cau do nha cac bn 

14 tháng 2 2018

1, a. Hà đê sứ

b, khuyến nông sứ

C, đồn điền sứ

Câu 2 trong sách giáo khoa có cả đó

17 tháng 6 2018

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng tây. Đến làng gốm Thanh Hà bạn dễ nhận ra bởi từ con đường, góc sân đến mái ngói đều được làm từ đất nung. Một cảm giác thật bình yên với không gian xanh của hàng cau trước ngõ và sản phẩm gốm vừa mới tạo hình xong đang được phơi nắng.

Sản phẩm chủ yếu của người thợ Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, chậu cảnh, hình thù các con vật... mang nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác. Có lẽ một phần nhờ đất sét của dòng sông Thu Bồn bồi đắp và bàn tay khéo léo của người thợ Thanh Hà.

Đã nhiều thế kỷ đi qua với bao nét đậm nhạt của màu thời gian, làng gốm Thanh Hà vẫn yên bình bên đôi bờ sông Thu, người thợ Thanh Hà vẫn âm thầm hát khúc hát của đất nung, con lửa bằng đôi bàn tay cần cù bao đời nay...

Thủ đô Hà Nội với lịch sử nghìn năm Thăng Long - Đông Đô là nơi tập trung nhiều làng nghề, trong đó nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời nhất cả nước. Đặc biệt, Hà Nội có khu phố cổ 36 phố phường, mà tên mỗi phố thường bắt đầu từ chữ “Hàng” chỉ một ngành nghề thủ công nhất định. Đây chính là những phường nghề có nguồn gốc từ các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương đổ lên kinh thành Thăng Long lập nghiệp. Ngày nay, nhiều phố vẫn giữ được tên phố cùng nghề thủ công truyền thống như: Hàng Bạc vẫn sản xuất, chế tác vàng bạc, phố Hàng Thiếc làm đồ gò, hàn thiếc, phố Hàng Đồng có nghề trạm khắc đồng…Nhưng cũng có nơi giữ tến cũ như phồ Hàng Buồm, Hàng Cân, Hàng Quạt hay Hàng Lọng…nhưng nghề xưa đã mai một.  Tuy nhiên ở những nơi này vẫn lưu giữ nhiều dấu tích văn hoá, lịch sử liên quan đến các phường nghề xưa. Giáo sư, tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, cho biết: “Có những phố như phố Hàng Quạt không còn làm quạt nữa, nhưng để lại ký ức cho mọi người biết ở đây đã từng tồn tại một nghề truyền thống, tạo ra một nếp sống và còn giữ lại nếp sống truyền thống với những sắc thái về phương diện kiến trúc, lối sống làng nghề xưa”.

Nghề thủ công truyền thống của người Việt - ảnh 3
Nghề làm gốm


Do đặc tính sản xuất nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam với tổ chức xã hội gần như khép kín, người dân nông thôn Việt nam thường đề cao tính tự cung tự cấp, tinh thần đoàn kết cộng đồng, nên nhiều làng xã hình thành các ngành nghề thủ công độc đáo với bí quyết riêng. Bí quyết làng nghề ấy lại được lưu truyền từ đời này sang đời khác, bởi vậy mà qua hàng trăm năm, nhiều nghề thủ công truyền thống không những được duy trì  mà còn phát triển. Ngày nay tại Việt nam vẫn có các làng nghề thuộc các nhóm nghề chính như: sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá… Trong đó có nhiều làng nghề cổ truyền tiêu biểu như: Làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, làng dát quỳ vàng bạc Kiêu Kỵ (Hà Nội),  Làng tranh Đông Hồ, làng gỗ Đồng Kỵ (Bấc Ninh), Làng sơn mài Cát Đằng (Ý Yên, Nam Định), Làng đá mỹ nghệ Non Nước ( Đà Nẵng)… Ông Nguyễn Hữu Nam, chủ một cơ sở làm nghề ở làng Kiêu Kỵ, cho biết: “Nghề này là nghề truyền thống của gia đình từ thời cụ tổ, cụ cố của chúng tôi, cho đến bây giờ tôi nắm bắt được công nghệ gia công các sản phẩm quỳ vàng qùỳ bạc của địa phương và hiện tại tôi đã truyền nghề cho các cháu, các em trong gia đình”.

Sản phẩm của làng nghề không chỉ đơn thuần là trao đổi thương mại, mà còn có giá trị về văn hoá, lịch sử. Trong đó nhiều địa danh làng nghề, phố nghề đã trở thành điểm hấp dẫn trong các tour du lịch văn hoá và du lịch làng nghề.

20 tháng 2 2018

Tây Nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông. Các sông ở đây chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm thác ghềnh. Người ta đã đắp đập, ngăn sông tạo thành hồ lớn và dùng sức nước chảy từ trên cao xuống để chạy tua-bin sản xuất ra điện. Các hồ chứa này còn có tác dụng giữ nước, hạn chế những cơn lũ bất thường

Dưới thời lý, đạo Phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước. Các vua nhà Lý như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông đều theo đạo Phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

Thời Lý, chùa mọc lên khắp kinh thành, làng xã. Triều đình bỏ tiền ra xây dựng hàng trăm ngôi chùa. Ở các làng, nhân dân cũng đóng góp tiền của xây dựng chùa, hầu như làng xã nào cũng có chùa.

20 tháng 9 2019

đầu tiên nói lên mình tên j lớp mấy trường nào .xong rồi nói lên tình hình lớp mình rồi kết bài là xong

20 tháng 9 2019

Thanh Tâm, ngày 8 tháng 7 năm 2019
Đức Anh thân mến!
Mới chỉ xa nhau vài tháng thôi mà sao tớ thấy nhớ cậu quá. Hôm nay, thay mặt cả lớp, mình có lời hỏi thăm tới cậu.
Đức Anh ơi, dạo này cậu thế nào? Sức khỏe ra sao? Học tập tốt chứ? Bố mẹ vẫn làm ở công ty cũ chứ? Bé Bi lên lớp một rồi phải không? Còn mình, mình vẫn khỏe, học tập tốt. Còn về tình hình của lớp chúng mình diễn ra khá tốt. Từ khi vắng cậu, lớp chỉ mất đi nụ cười của cậu nhưng vẫn vui. Lớp mình vẫn ngoan nhưng nghịch ngợm lại ở hạng nhất nhì của trường. Phong trào học tập của lớp tớ ngày càng lớn. Lớp mình được cô giáo chủ nhiệm là cô Mây chia thành 4 tổ. Cô nói với bọn mình là nhóm nào có thành tích học tập cao nhất, cô sẽ có quà. Giờ ra chơi, lớp trưởng nhắc chúng mình chơi những trò chơi lành mạnh. Ngoài thời gian học ở lớp, cô Mây còn cho chúng tớ học thêm ở nhà cô Hồng ở các buổi chiều. Nhờ vậy, trong học kì vừa rồi chúng tớ có thành tích học tập tốt nhất và được cô hiệu trưởng khen, làm gương cho chi đội khác. Tình hình của trường cũng thay đổi khá nhiều. Tuần trước nhà trường vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ rất hay và đặc sắc. Ban giám khảo đã rất khó khăn mới tìm ra các lớp đoạt giải. Kết quả này thật khiến mọi người bất ngờ. Giải nhất thuộc về lớp 5A; giải nhì thuộc lớp mình và giải ba thuộc về lớp 3A. Sau đó hai ngày, nhà trường lại phát động chương trình: "Cây xanh, bảo vệ môi trường" đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều học sinh. Ngay trước và sau trường, chúng tớ đã trồng rất nhiều cây xanh. Cậu hãy tưởng tượng đi, chỉ vài năm nữa thôi, trường tớ sẽ có rất nhiều cây che bóng mát.
Thôi, thư đã dài, đêm đã khuya, tớ dừng bút đây. Lần sau nhớ viết thư cho tớ nhé. Chúc cậu học giỏi, mạnh khỏe. Tạm biệt cậu.
Bạn thân của cậu
Nguyễn Xuân Hậu