K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đề của Bạn khó nha

7 tháng 7 2017
Khi những chú ve sầu kết thúc bản tình ca đầy sôi động, là lúc tháng sáu sụt sùi vẫy chào tạm biệt và tháng bảy hân hoan đến gần. Phút chia tay mọi thứ dường như quyến luyến và đằm thắm hơn, nắng cũng vàng và trở lên gắt gỏng hơn, Phượng cũng hùa theo với chiếc áo đỏ rực rỡ hơn, Bằng Lăng thủy chung và duyên dáng e ấp đến lạ kì. Mọi thứ hòa quyện tạo thành bức tranh sinh động rất riêng của những ngày cuối hạ mà với tay nhẹ là có thể chạm khẽ vào mùa thu.

Nắng gay gắt dần nhường chỗ cho những cơn mưa rả rích gắn liền với câu chuyện tình cảm động đẫm nước mắt của chàng Ngưu-nàng Chức. Vì thế tháng bảy còn gọi là tháng Ngâu, khi tôi còn bé nghe mọi người kể mưa Ngâu là trời khóc Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau sau ba trăm sáu năm ngày cách biệt, câu chuyện đó cứ theo tôi mãi cho đến tận bây giờ,... Mưa, hay phải chăng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc của những người yêu nhau gặp nhau sau những ngày xa cách. Bởi vậy mưa làm lòng người thấy bâng khuâng, buồn và có chút hoài niệm, đánh thức mọi cảm xúc dường như ngủ quên trong những ngày hạ chói chang, mưa xoa dịu mặt đất nóng hổi, mưa thổi vào không khí những luồng gió mát trong lành.

Vì thế tháng bảy còn gọi là tháng của mưa và nắng của hai dòng cảm xúc đan xen nhau đó chỉ là quy luật bình thường của tự nhiên. Nắng và mưa không quá gần và quá xa, nhưng bất chợt một lúc nào đó ta ngỡ ngàng nhận ra không biết mình đã đi qua bao nhiêu mùa mưa-nắng để cứng cáp trưởng thành. Vì thế ta thêm yêu hơn những mùa mưa để biết những ngày nắng, có những ngày thật buồn để thấy giá trị của những ngày vui. Có vấp ngã để có những bước đi vững vàng, có sóng gió để có những phút thăng hoa của hạnh phúc.

Bởi thế tháng bảy trong tôi là tháng của yêu thương ta lại chuẩn bị đón một mùa Vu Lan nữa lại về bỗng nhiên trong lòng thấy vui lạ kì có lẽ ta lại đi tìm hành trình mới cho sự yêu thương trở về.

Mai Phương Nguồn: baobacninh.com
6 tháng 12 2016

Ngồi dưới khung cửa sổ chợt những kỉ niệm náo nức nôn nao của tuổi ấu thơ ùa về trong lòng. Tôi nhớ những lúc đi chăn trâu thả diều cùng các bạn trên đê, nhớ những lúc vui buồn hờn dỗi nhưng nhớ nhất vẫn là kỉ niêm ngày đầu tiên đi học.Mẹ dắt tay tôi đến trường trên đường đi tôi không nhớ nổi con đường đó có đẹp như con đường trong tác phẩm tôi đi học của Thanh Tịnh không nữa chỉ biết rằng hai bên đường cây cỏ rung rinh như cùng chào đón chúng tôi trong năm học mới. Tôi như cảm thấy hoa cỏ tỏa hương thơm đến lạ kì cái hương thơm lạ mà quen. Trời ạ! Mải thả hồn theo đất trời mà tôi quên mất đã đến trường rồi. Sân trường đông vui hơn tôi tưởng tượng ,nhiều bạn nào bạn nấy cũng được bố mẹ đưa đi quần áo đẹp đẽ tinh tươm. Tôi siết chặt lấy tay mẹ không buông cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp cứ vẩn vơ quanh tôi. rồi cô giáo ra đón chúng tôi vào lớp tôi thì cứ òa lên khóc không dám vào lớp không buông tay mẹ cô giao từ từ lau nước mắt cho tôi rồi nhẹ nhàng dắt tay tôi vào các bạn làm quen với nhau xếp chỗ ngồi ..... còn mẹ tôi đứng ngoài cửa lớp mãi mới về và cứ thế buổi đầu tiên trong năm học mới trôi qua phẳng lặng và tôi cũng vậy theo dòng thời gian êm đềm giờ đay tôi đã là cô nữ sinh duyên dáng.

Bn đọc và tự tìm từ nha. mk đag bận lắm

7 tháng 12 2016

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
 

9 tháng 4 2020

Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.

* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.

* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.

- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.

- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.

- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.

* Cấu trúc câu lí giải:

- Không: rượu, hoa, không gian.

- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.

=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.

+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.

+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.

=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.

- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.

2 tháng 9 2019

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

2 tháng 9 2019

Tham khảo:

Ông mặt trời tỏa nắng chói chang, làm không khí thật oi ả bỗng nhiên mây đen kéo đến, trời nổi giông làm cho lá rụng lả tả, bụi bay mù mịt. Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa mau dần, lẹt đẹt, xiên xẹo theo gió, hạt mưa rào rào bắn xuống lòng đường trắng xóa. Nước chảy lênh láng, chỉ ít phút đường bây giờ đã toàn là nước. Cành cây nghiêng ngả theo gió, cành to thì sà vào dây điện. Mọi người kéo nhau dạt vào hai bên đường người thì trú lại, người thì mặc áo mưa đi tiếp. Trên vỉa hè mỗi lúc một đông. Mọi người xúm xít vào với nhau để cho người khác trú.

=> Từ tượng hình: chói chang, lả tả, mù mịt, xiên xẹo, xúm xít, lênh láng

=> Từ tượng thanh: lẹt đẹt, rào rào,...

7 tháng 12 2017

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối xả ,râm ran
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,

25 tháng 2 2020

Câu : Tôi bước ra sân nghe tiếng mưa ào ào đầu ô cửa

20 tháng 9 2019

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

20 tháng 9 2019

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

28 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

“ Học, học nữa, học mãi”, đó là lời nhắc nhở muôn đời đối với thế hệ trẻ chúng ta. Việc học không chỉ được thực hiện khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trường mà còn theo ta trên suốt hành trình của cuộc đời. Vậy mà ngay từ khi còn trẻ nhiều bạn đã bỏ bê, lơ là học tập, các bạn đâu biết rằng nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

 

Học là quá trình tìm tòi sáng tạo, lĩnh hội tri thức của loài người để hiểu biết về thế giới xung quanh, để bản thân không bị lạc hậu trong xã hội hiện đại. Có thể nói rằng người không học là người không có tương lai. Bởi dù bạn làm bất kì công việc gì bạn cũng cần phải có đầy đủ kiến thức về lĩnh vực đó. Một bác sĩ không thể khám chữa bệnh cho bệnh nhân nếu không có kiến thức về bệnh lý. Một giáo viên không thể giảng dạy cho học sinh nếu không có kiến thức về chuyên môn... Học không chỉ để hoàn thiện bản thân mình mà học còn để giúp người, để cống hiến cho xã hội. Con người sống là phải có mục đích, có lý tưởng tốt đẹp. Nếu không học, không có kiến thức về đời sống thì con người đó luôn là kẻ thụt lùi, ăn bám xã hội, không giúp ích được gì cho đời.

Tuổi trẻ là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời con người. Khi còn trẻ ta tiếp thu tri thức nhanh hơn vì ta chưa phải vướng bận gì nhiều về công việc hay gia đình. Những kiến thức ta thu nhặt được ở phổ thông là gốc rễ, là cơ sở và trở thành hành trang giúp ta gặt hái được thành công trong tương lai. Nếu không có một nền tảng vững chắc thì tương lai của chúng ta sẽ không vững bền.

Từ xa xưa, ông cha ta đã coi trọng việc học. Thời trung đại, Nho học được được giảng dạy nhằm hướng con người ta đến những điều hay lẽ phải. Người được làm quan, được người đời nể phục nhất định phải là một người có học thức. Phụ nữ thời xưa vì không được học nên phải chịu số phận con sâu cái kiến, không được hưởng một niềm hạnh phúc trọn vẹn.

Đến những năm tháng khó khăn trong cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, Bác Hồ cũng đã nhắc nhở dân ta phải diệt ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Chỉ khi có tri thức ta mới được giác ngộ và được nhận thức đúng đắn về cách mạng, về hòa bình độc lập.

Vậy mà ngày nay nhiều bạn trẻ đã đánh mất đi truyền thống hiếu học quý báu ấy của dân tộc. Cuộc sống hiện đại có vô vàn những điều thú vị mới mẻ nhưng cũng có vô vàn những cám dỗ. Vì được hưởng một cuộc sống đủ đầy nên sinh ra thói thực dụng, lười biếng, ỷ lại. Các bạn chưa xác định được mục đích học tập là gì nên không đề cao việc học. Nhiều bạn còn sa đà vào trò chơi điện tử, sâu thêm nữa là tệ nạn xã hội. Đó là những việc làm vô bổ, hủy hoại tương lai của bản thân, gia đình và xã hội.

 

Vì thế thế hệ trẻ chúng ta phải có bổn phận trách nhiệm với việc học hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Say mê, tìm tòi học hỏi là những phẩm chất cần có của mỗi học sinh. Nhưng học không phải là ngồi lì một chỗ dán mắt vào sách để học thuộc những lý thuyết những công thức khô khan mà việc học của chúng ta nên đi đôi với thực hành, trải nghiệm. Điều này làm cho việc học tập vừa thú vị vừa hiệu quả hơn.

Tri thức là cánh cửa đưa chúng ta tới thành công. Tương lai của bạn được sắp xếp thế nào, tất cả phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của bạn! Là học sinh dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của tổ quốc, bạn cần biết trách nhiệm học tập của mình để giúp ích cho xã hội và cho chính bản thân mình.

16 tháng 4 2018

Nhắc đến Bác Hồ là nhắc đến người lãnh đạo thiên tài của Cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Nhưng nhắc đến Bác, còn là nhắc đến một lối sống thanh bạch, khiêm nhường, suốt đời chỉ chăm lo đến sự nghiệp cách mạng của đất nước. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”:

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang".

Bài thơ ra đời năm 1942, một thời gian ngắn sau khi Bác Hồ về nước. Trở lại Tổ quốc sau hơn ba mươi năm bôn ba, lặn lội, Bác Hồ ở trong một hang nhỏ tại Pác Bó, Cao Bằng. Khung cảnh thiên nhiên và đời sống sinh hoạt nơi đây đã khiến Người “tức cảnh sinh tình” và viết nên bài thơ này.

“Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

Trong ba câu đầu của bài thơ, Bác nhắc đến điều kiện ở - ăn - làm việc của mình, ở và ăn là hai nhu cầu tất yếu của con người. Và riêng với Hồ Chí Minh, khi nói đến đời sống sinh hoạt của mình, Người luôn đề cập thêm vấn đề công việc. Ấy bởi Bác là người luôn luôn làm việc, suốt đời làm việc, suốt đời lo cho dân, cho nước. Với Hồ Chí Minh, làm việc như một nhu cầu tất yếu, một bản năng. Điều đó cho thấy tấm lòng dành cho dân, cho nước của Bác vĩ đại nhường nào!

Nơi thâm sơn cùng cốc ấy, Người ở - ăn - làm việc như thế nào?

“Sáng ra bờ suối tối vào hang”, câu thơ cho biết không gian sống của Bác là không gian núi rừng hoang sơ, dân dã: suối, hang. Không phải là tòa biệt thự đồ sộ, không phải là giường ấm, đệm êm dù Bác đang là một yếu nhân của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt, gian lao của đất nước, Người sẵn sàng sẻ chia thiếu thốn. Câu thơ có sự đối xứng nhịp nhàng: “sáng” - “tối”, “suối” - "hang”, “ra” - “vào”. Không gian và thời gian khép lại câu thơ đầy bóng tối: “tối”, “vào”, “hang”. Điều đó đã nhấn mạnh những gian khổ trong điều kiện ở của Bác. Chẳng nhừng vậy, điều kiện ăn uống của Bác cũng rất hạn chế: “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”. “Cháo bẹ” là cháo ngô, loại thức ăn đạm bạc thường ngày của đồng bào dân tộc Việt Bắc. “Rau măng” cũng vậy. Nhà thơ Phạm Tiến Duật từng viết “Hết rau rồi em có lấy măng không?”, nghĩa là măng còn đạm bạc hơn cả rau rừng (vốn đã bị coi là đạm bạc rồi!). Nhưng dẫu thiếu thôn, gian khổ đến vậy, Người “vẫn sẵn sàng” cho công việc cách mạng, phục vụ cho lợi ích của nước, của dân.

Và điều kiện làm việc của Người cũng không tránh khỏi những thiếu thốn “bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”. Từ “chông chênh” là từ láy chỉ tư thế không vững chãi, ở vị trí bấp bênh. Hình ảnh “bàn đá chông chênh’ vừa gợi sự gian khổ của điều kiện làm việc vừa gợi tình thế gian nan của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Hình ảnh Bác Hồ đăm chiêu làm việc bên một 'bàn đá chông chênh” gợi bao niềm cảm động trong lòng độc giả. Nhưng Bác không để cảm hứng bài thơ xuôi theo cảm xúc ủy mị, yếu ớt của sự thiếu thốn, gian khổ. Câu thơ hợp của bài tứ tuyệt thật độc đáo:

“Cuộc đời cách mạng thật là sang!”

“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.

“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

Cùng với “Vọng nguyệt”, “Nguyên tiêu”, “Cảnh khuya”...,“Tức cảnh Pác Bó” xứng đáng là một trong những bức chân dung tinh thần xinh xắn của con người vĩ đại Hồ Chí Minh.

16 tháng 4 2018

Phân tích diễn biến tâm lí chị Dậu:

Khi bọn tay sai sầm sập tiến vào, anh Dậu ốm yếu vì quá khiếp đã lăn đùng ra, hoảng quá, không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đối phó với lũ ác nhân.

Ban đầu chị cố « van xin tha thiết » rất lễ phép nhằm khơi gợi từ tâm và lương tri của ông cai.

Nhưng đến khi hắn không đếm xỉa, lại đáp lời chị bằng những quả « bịch » vào ngực và cứ xông tới trói anh Dậu, chị Dạu mới « hình như tức quá không thể chịu được », đã « liều mạng cự lại ».

Thoạt đầu chị dùng lí lẽ : « Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ ! ». Chị đã xưng tôi không còn xưng cháu nghĩa là đã đứng thẳng lên ngang hàng với đối thủ, nhìn thẳng vào mặt hắn.

Đến khi cai lệ vẫn không trả lời mà « tát vào mặt chị dậu một cái đấm bốp » rồi cứ nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu vụt đứng dậy, chị nghiến hai hàm răng : « Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem ! ». Lần này, chi xưng bà, gọi tên cai lệ bằng mày. Thế là chị túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa làm hắn « ngã chỏng quèo trên mặt đố ». Tiếp đó, chị Dậu túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái, làm hắn « ngã nhào ra thềm ». Lúc mới xông vào, hai tên này hùng hùng hổ hổ dữ tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng thảm hại xấu xí và hài hước bấy nhiêu.

Đủ thấy chị Dậu là người phụ nữ nông dân tuy mộc mạc, hiền dịu, vị tha, khiêm ngường, nhẫn nhục nhưng hoàn toàn không yếu đuối mà trái lại vẫn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng. « Con giun xéo lắm cùng quằn », « Tức nước vỡ bờ », « khi bị đẩy tới đường cùng chị đã phải vùng lên chống lại để cứu mình. Đó cũng là ý nghĩa khách quan toát ra từ tác phẩm Tắt đèn và cũng chính là của nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích.

Phân tích nhan đề: Nghĩa đen: Nước lớn ắt bờ đê sẽ vỡ.
Nghĩa bóng: Con người khi áp bức tột cùng ko đủ sức chịu đựng =>Phải đấu tranh (Có áp bức có đấu tranh).

Giờ đây, tôi đã là một học sinh lớp sáu. Ở ngôi trường mới, mái nhà mới, tôi đã có nhiều thầy cô, bạn bè, những niềm vui, nỗi buồn mới. Và đặc biệt, tôi biết mình sẽ còn có bao điều thú vị nơi đây. Đó là ngôi trường Đoàn Thị Điểm Ecopark.

Ngày đầu tiên đến trường, tôi mang theo một mớ cảm xúc lẫn lộn: "Trường ở đây thế nào?", "Bạn bè mới của tôi ra sao?", "Thầy cô có hiểu tôi không?" ... Hàng loạt câu hỏi tới tấp hiện ra trong đầu tôi, nhưng tôi vẫn lạc quan, vui vẻ bước tới lớp 6A3 của mình. Đặt bước chân đầu tiên vào cửa lớp, thứ đầu tiên đập vào mắt tôi là những dãy bàn nhỏ xinh làm bằng gỗ. Tiếp đó là tấm bảng đen thân yêu vẫn còn in dấu ấn những nét chữ mềm mại. Và, tuyệt vời là tấm bảng cuối lớp được trang trí một cách công phu với dòng chữ thân thương: "Welcome to class 6A3" được cắt bằng giấy màu.

Rồi, một, hai bạn bước vào, tươi cười, niềm nở chào tôi và ngồi vào chỗ của mình. Tôi có một cảm giác rất vui về các bạn. Ở đây thật thân thiện! Tôi chơi thân được với Thái An. Chúng tôi có rất nhiều trò vui với nhau, nào là chơi quay, đi tìm kho báu, tìm hiểu cùng nhau trong nhóm cách lắp ô tô... Và Hà Anh – bạn lớp trưởng từng học ở đây năm trước - đã kể cho tôi nghe rằng: hồi lớp 5, các bạn trong lớp thường tập kịch cùng nhau và luôn chia sẻ với nhau mọi việc... Nhưng điều làm cho tôi xúc động nhất là khi các bạn ấy giúp Hoàng, một anh bạn ở lớp tôi bây giờ. Trong lúc đá bóng, Hoàng bị gãy chân, nhờ các bạn ở lớp, Hoàng đã được chuyển đến bệnh viện nhanh chóng. Bây giờ bạn ấy đã được chữa khỏi chân và cùng chơi đùa với chúng tôi được rồi. Vui quá! Tôi mến các bạn ấy vô cùng!

Còn cô giáo chủ nhiệm lớp tôi – cô Cao Phương, mọi người quen gọi cô là "cô Phương cao thủ"! Cô rất hiền và xinh nữa. Cô giảng bài rất dễ hiểu và hay. Cô Hằng dạy toán tuy hơi nghiêm nhưng rất thân thiện. Và hai người thầy tôi yêu mến nhất là thầy Trung dạy Vật lí và thầy Hiếu dạy Mĩ thuật. Các thầy cô luôn luôn tôn trọng lớp tôi, luôn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi bất cứ khi nào chúng tôi cần đến.

Để vào được tổ ấm 6A3 này, tôi phải vượt qua một kì thi rất khó khăn. Bởi vậy, khi là học sinh lớp chuyên Anh, tôi phải cố gắng học thật giỏi để sau này có thể đi du học, làm ba mẹ vui lòng. Sau những ngày diệu kì ở lớp học mới, giờ đây, tôi đã mặc đồng phục của trường, cùng nắm tay các bạn và hòa chung bài hát: "Đoàn Thị Điểm trường em"...