K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2018

Chúng ta được sinh ra và lớn lên trong một môi trường hòa bình, yên ấm. Chúng ta được học tập, sinh hoạt trong những điều kiện tốt nhất, nhưng trong cuộc sống này vẫn còn bao hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh hơn, đó là những bạn học mồ côi cha mẹ, hay gia đình khó khăn. Nhưng điều đáng quý nhất ở các bạn học này chính là sự nỗ lực không ngừng trong cuộc sống, đó chính là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo. Em có biết một tấm gương về tinh thần hiếu học, đó là một tấm gương thực mà em trực tiếp quan sát được trong lớp học của mình.

Bạn Hiếu lớp em là một tấm gương như vậy, nhà của bạn Hiếu rất nghèo, bố mất sớm chỉ có hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Hiếu không làm cho Hiếu nhụt chí mà luôn cố gắng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, trong học tập của mình.

Vì gia đình khó khăn nên ngoài giờ lên lớp thì Hiếu thường giúp mẹ làm những công việc nhà như: quét rọn nhà cửa, nấu cơm, chăn trâu…mọi công việc đều được Hiếu làm một cách nhanh nhẹn và tươm tất. Ở trên lớp, Hiếu cũng là một trong những thành viên tham gia tích cực nhất vào các hoạt động lao động, vệ sinh tập thể. Hiếu luôn tận tình giúp đỡ các bạn ở lớp trong học tập, cũng như lao động. Vì thế, Hiếu luôn được thầy, cô giáo khen ngợi.

Hiếu còn là một học sinh xuất sắc của lớp chúng em, tuy phải giúp mẹ làm những công việc nhà nhưng mỗi khi có thời gian rảnh thì Hiếu lại mang sách vở ra học, trên lớp Hiếu cũng rất chú ý vào những bài giảng của thầy cô, hắng hái phát biểu bài, đặc biệt là Hiếu luôn tranh thủ thời gian để học.  Bởi vậy mà lực học của Hiếu vô cùng tốt, thời gian đầu khi chúng em còn chưa biết về hoàn cảnh khó khăn của Hiếu thì chúng em vẫn thường xuyên trêu đùa bạn là mọt sách. 

Tuy nhiên, khi biết được hoàn cảnh gia đình bạn chúng em lại càng cảm thấy khâm phục và ngưỡng mộ tinh thần vượt khó, hiếu học ở bạn Hiếu. Đối với em và rất nhiều bạn trong lớp, Hiếu chính là tấm gương sáng để chúng em học tập và noi theo.

Tham khảo mạng nha bn! mình  không có thời gian mà làm cho bn đâu! comenasai

18 tháng 10 2018

Trong những năm học, em được làm quen rất nhiều bạn. Những bạn ấy đều thân thiện học giỏi. Nhưng người bạn em thấy thông minh, nhanh nhẹn nhất là bạn Hải hồi lớp ba. Bạn ấy là một người thông minh. Có những bài  khó mà cả lớp không làm được thì bạn là người nghĩ ra cách giải. Vào giờ ra chơi em và Hải thường chơi với nhau, có lúc em buồn thì Hải làm nhiêù trò cười làm cho em vui.Hải còn rất gương mẫu nên cô giáo cho làm lớp trưởng. Hải còn giúp cô nhiều việc. Bạn làm cho lớp ngày càng tiến bộ tuần nào cũng được xếp thứ nhất được cả trường trầm trồ thán phục. Cuối năm Hải được danh hiệu là học sinh giỏi, đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Bây giờ em và bạn, mỗi người học ở một ngôi trường khác nhau nhưng những khỉ niện của bọn em không bao giờ phai mờ.

9 tháng 12 2018

Hãy dùng lời văn tự sự để viết đoạn văn giới thiệu một cậu học sinh thông minh, nhanh nhẹn

Hà là cô bn thân của tôi. Nhà chúng tôi gần nhau và chúng tôi học cùng trường nên sáng nào tôi cũng rủ Hà đi học. Chơi với Hà lâu nên tôi cũng hiểu Hà rất nhiều. Hà là người học giỏi, lực học của bạn luôn luôn đứng đầu lớp. Hà thông minh lắm đấy! Những câu hỏi đố vui của tôi bạn trả lời rất nhanh và chính xác. Hà là một lớp trưởng gương mẫu nên không thể thiếu đức tính nhanh nhẹn. Hà vui tính lắm! Lắm lúc bạn còn trêu tôi và kể cho tôi nghe những câu chuyện hài hước. Cũng vì thế mà tôi rất yêu quý Hà.

5 tháng 11 2017

a)Hà là cô bn thân của tôi. Nhà chúng tôi gần nhau và chúng tôi học cùng trường nên sáng nào tôi cũng rủ Hà đi học. Chơi với Hà lâu nên tôi cũng hiểu Hà rất nhiều. Hà là người học giỏi, lực học của bạn luôn luôn đứng đầu lớp. Hà thông minh lắm đấy! Những câu hỏi đố vui của tôi bạn trả lời rất nhanh và chính xác. Hà là một lớp trưởng gương mẫu nên không thể thiếu đức tính nhanh nhẹn. Hà vui tính lắm! Lắm lúc bạn còn trêu tôi và kể cho tôi nghe những câu chuyện hài hước. Cũng vì thế mà tôi rất yêu quý Hà.<

18 tháng 9 2017

Hà là cô bn thân của tôi. Nhà chúng tôi gần nhau và chúng tôi học cùng trường nên sáng nào tôi cũng rủ Hà đi học. Chơi với Hà lâu nên tôi cũng hiểu Hà rất nhiều. Hà là người học giỏi, lực học của bạn luôn luôn đứng đầu lớp. Hà thông minh lắm đấy! Những câu hỏi đố vui của tôi bạn trả lời rất nhanh và chính xác. Hà là một lớp trưởng gương mẫu nên không thể thiếu đức tính nhanh nhẹn. Hà vui tính lắm! Lắm lúc bạn còn trêu tôi và kể cho tôi nghe những câu chuyện hài hước. Cũng vì thế mà tôi rất yêu quý Hà.

18 tháng 9 2017

Người bạn thân nhất của tôi là Hà. Chúng tôi học chung với nhau từ lớp một đến bây giờ. Hà là một cô bé học sinh chăm ngoan, học giỏi.

1/ VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN (MỘT SINH HOẠT VĂN HÓA):* Yêu cầu:- Xác định rõ ngôi tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp.- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời gian).- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí.- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu,...
Đọc tiếp

1/ VIẾT BÀI VĂN THUYẾT MINH THUẬT LẠI MỘT SỰ KIỆN (MỘT SINH HOẠT VĂN HÓA):

* Yêu cầu:

- Xác định rõ ngôi tường thuật tham gia hay chứng kiến sự kiện và sử dụng ngôi tường thuật phù hợp.

- Giới thiệu được sự kiện cần thuật lại, nêu được bối cảnh (không gian và thời gian).

- Thuật lại được diễn biến chính, sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí.

- Tập trung vào một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người đọc.

- Nêu được cảm nghĩ, ý kiến của người viết về sự kiện.

* Dàn bài:

- Mở bài: Giới thiệu sự kiện (không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện).

- Thân bài: Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.

+ Những nhân vật tham gia sự kiện.

+ Các hoạt động trong sự kiện: đặc điểm, diễn biết của từng hoạt động.

+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.

1
5 tháng 4 2022

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.

    Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hóa – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội Giỗ Tổ vẫn được tổ chức theo truyền thống văn hóa của dân tộc. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội.

   Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Từ chiều ngày mồng 9, làng nào được Ban tổ chức lễ hội cho phép rước kiệu dâng lễ đã tập trung tại nhà bảo tàng dưới chân núi, trên kiệu đặt lễ vật. Sáng sớm ngày mồng 10, các đoàn đại biểu tập trung ở một địa điểm tại thành phố Việt Trì, có xe tiêu binh rước vòng hoa dẫn đầu, diễu hành tới chân núi Hùng. Các đoàn đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau kiệu lễ, lần lượt lên đền theo tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước thềm của “Điện Kính Thiên”, đoàn dừng lại, kính cẩn dâng lễ vào thượng cung đền Thượng. Một đồng chí lãnh đạo tỉnh (năm chẵn là nguyên thủ quốc gia hoặc đại biểu đại diện Bộ Văn hóa), thay mặt cho tỉnh và nhân dân cả nước đọc chúc căn lễ Tổ. Toàn bộ nghi thức hành lễ được hệ thống báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin hoặc tường thuật trực tiếp để đồng bào cả nước có thể theo dõi lễ hội. Đồng bào dâng lễ trong các đền, chùa trên núi, ai cũng có tâm nguyện cầu mong tổ tiên chứng giám, phù hộ độ trì cho con cháu.

    Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa hơn xưa. Các hình thức văn hóa truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Trong khu vực của hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các cửa hàng dịch vụ ăn uống, các khu văn thể,… được tổ chức và duy trì một cách trật tự, quy củ. Tại khu văn thể, các trò chơi văn hóa dân gian được bảo lưu có chọn lọc như: đu quay, đấu vật, chọi gà, bắn nỏ, rước kiệu, kéo lửa nấu cơm thi, đánh cờ tướng (cờ người)…. Có năm còn diễn trò “Bách nghệ khôi hài”, “Rước chúa gái”, “Rước lúa thần” và trò “Trám” tại khu vực hội. Cạnh đó là sân khấu của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hóa giữa các vùng. các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời đóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hòa, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hóa vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng.

    Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần tín ngưỡng của người Việt Nam. Không phân biệt già trẻ, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt tôn giáo…. Tất cả những người con đang sống trên mọi miền Tổ quốc, những người con xa xứ đều bình đẳng về mộ Tổ,

 thăm đền và dự lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương.

 

I - Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 (trang 85 VBT Sinh học 8): Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?

Trả lời:

- Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế: ngậm ở miệng, kẹp ở nách, bấm ở tai...

- Đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe con người

Bài tập 2 (trang 85 VBT Sinh học 8): Nhiệt độ cơ thể ở người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Con người là động vật hằng nhiệt nên nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Ở cơ thể khỏe mạnh, thân nhiệt ở mức 37ºC và dao động không quá 0,5ºC.

Bài tập 3 (trang 85-86 VBT Sinh học 8):

1.Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đi đâu và để làm gì?

2.Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?

3.Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào; còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?

5.Từ những ý kiến trả lời trên, hãy rút kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt.

Trả lời:

1.Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra, được máu đưa đi khắp cơ thể và tỏa ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

2.Khi lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hoạt động hô hấp, qua da và qua ra mồ hôi.

3.- Mùa hè, da dẻ hồng hào vì mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, tạo điều kiện cho cơ thể tăng cường tỏa nhiệt.

- Mùa đông, mao mạch co lại, lưu lượng máu qua da ít nên da tím tái. Sởn gai ốc là do co chân lông → giảm thiểu sự tỏa nhiệt qua da, giữ ấm cho cơ thể.

4.Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió, cơ thể phản ứng bằng cách chảy mồ hôi, nhưng mồ hôi không bay hơi được dẫn đến cảm giác bức bối, khó chịu, mệt mỏi.

5.Kết luận: Da là cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa thân nhiệt. Da có khả năng giúp cơ thể tỏa nhiệt và giữ nhiệt.

Bài tập 4 (trang 86-87 VBT Sinh học 8):

1.Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?

2.Vào mùa hè, chúng ta cần làm gì để chống nóng?

3.Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

4.Vì sao nói: rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh?

5.Việc xây nhà ở, công sở … cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?

6.Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?

Trả lời:

1.Chế độ ăn uống:

- Vào mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước, nhiều vitamin như: rau, hoa quả…

- Vào mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu prôtêin, thức ăn nóng.

2.Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:

- Đội nón (mũ) khi ra nắng.

- Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.

- Bố trí nhà cửa thoáng mát, sử dụng các phương tiện chống nóng.

3.Trời lạnh cần:

- Giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.

- Bố trí nhà cửa kín đáo để tránh gió.

4.Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

5.Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau: cần phải bố trí thoáng mát, phải trồng nhiều cây xanh, hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.

6.Trồng cây xanh cũng là một biện pháp chống nóng vì cây xanh hấp thụ ánh sáng mặt trời làm giảm nhiệt độ môi trường, làm mát môi trường xung quang bằng quá trình thoát hơi nước và tạo bóng mát.

II - Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

1. Hãy giải thích cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

Thân nhiệt người luôn ổn định, vì cơ thể người có các cơ chế điều hòa thân nhiệt như tăng, giảm quá trình dị hóa, điều tiết sự co dãn mạch máu dưới da và cơ co chân lông, thoát mồ hôi … để đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và tỏa nhiệt.

2. Cần rèn luyện thân thể như thế nào để tăng khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường?

Cần tăng cường rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng sức khỏe, tăng khả năng chịu đựng khi nhiệt độ môi trường thay đổi, đồng thời biết sử dụng các biện pháp và phương tiện chống nóng, lạnh một cách hợp lí.

III - Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 (trang 87 VBT Sinh học 8): Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét.

Trả lời:

- Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể.

- Khi trời oi bức, độ ẩm không khí thấp, mao mạch ở da dãn, lưu lượng máu qua da nhiều, mồ hôi tiết nhiều, cơ thể khó chịu.

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể.

Bài tập 2 (trang 88 VBT Sinh học 8): Hãy giải thích các câu:

- “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”.

- “Rét run cầm cập”.

Trả lời:

- Khi trời rét, cơ thể tăng cường quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng để tăng sinh nhiệt cho cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời rét chóng đói.

Khi trời nóng, nhiệt độ môi trường tăng cao, độ ẩm không khí thấp, cơ thể thực hiện cơ chế tiết nhiều mồ hôi, làm giảm nhiệt của cơ thể. Điều đó giải thích vì sao: Trời nóng chóng khát.

- Khi trời quá lạnh, các cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.

Bài tập 3 (trang 88 VBT Sinh học 8): Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hằng ngày em cần phải chú ý những điểm gì?

Trả lời:

- Đi nắng cần đội mũ nón.

- Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Khi trời nóng không nên lao động nặng.

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân ; không ngồi nơi hút gió.

- Không nên chơi thể thao vào những ngày trời rét.

- Rèn luyện thể dục thể thao hợp lí để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.

- Trồng cây xanh tạo bóng mát ở trường học và khu dân cư.

Bài tập 4 (trang 88-89 VBT Sinh học 8): Đánh dấu × vào ô ở câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày để đề phòng:

1.Cảm nóng cần chú ý các điểm sau

 a) Tắm ngay khi người đang nóng nực.
 b) Nghỉ ngơi nơi có nhiều gió để mồ hôi khô nhanh, hạ nhiệt nhanh.
 c) Hạ nhiệt một cách từ từ.
 d) Tránh ngồi chỗ có gió lùa.
xe) Gồm c và d.

2.Cảm lạnh cần chú ý các điểm sau

 a) Mặc thật nhiều quần áo.
 b) Mặc đủ ấm.
 c) Ngâm chân nước muối nóng khi thấy lạnh và uống nước gừng nóng.
xd) Gồm b và c.
 e) Gồm a và c.
30 tháng 10 2020

Mỗi người sinh ra đều lưu giữ trong tim hình ảnh của những thành viên, ấy chính là gia đình. Gia đình - hai tiếng gọi thân thương mà giản dị biết mấy. Đó là nơi ta chập chững những bước đi đầu đời, là nơi hạnh phúc luôn đong đầy trọn vẹn. Đó còn là nơi trở về sau những lần vấp ngã, là nơi mọi người yêu thương để tiếp cho nhau sức mạnh vững bước trên đường đời. Chỉ thế thôi thì em cũng yêu gia đình biết nhường nào.

Gia đình em là một tổ ấm gồm 6 thành viên: ông bà nội, bố mẹ, em và em gái em. Ông bà em năm nay đã ngoài 60 tuổi nhưng còn rất khỏe mạnh và minh mẫn. Ông bà sống rất được lòng mọi người, được hàng xóm quý mến. Trong gia đình thì ông bà rất yêu thương con cháu. Từ nhỏ, em đã được chìm đắm trong điệu ru ầu ơ của bà, được say sưa trong những câu chuyện cổ tích của ông. Qua đó, em được giáo dục về cách sống đẹp, biết thương người như thể thương thân, tiếp thu những điều hay lẽ phải. Bởi vậy nên mọi người trong nhà đều yêu quý và kính trọng ông bà.

Đối với em thì bố chính là một thần tượng đầy ngưỡng mộ. Tuy không làm những nghề cao quý như bác sĩ, kĩ sư ... Bố là một người công nhân tâm huyết với nghề. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Mỗi khi có những băn khoăn, trăn trở; vấp ngã hay thất bại thì bố như bức tường thành nâng đỡ em, giúp em mạnh mẽ, trưởng thành hơn trên đường đời. Những sương gió vất vả của cuộc đời in hằn trên khuôn mặt và làn da của bố, em lại càng yêu và kính trọng bố hơn.

Không chỉ có chuyên môn nghề nghiệp cao mà bố em còn rất khéo tay. Những vật dụng trong nhà hầu hết đều do bố tự tay làm. Bàn tay khéo léo ấy đóng cho em chiếc nôi thuở ấu thơ, làm cho em con ngựa gỗ để vui chơi rồi lại tự làm kệ sách cho gia đình,... Là người làm chủ gia đình nhưng bố không hề gia trưởng, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu để hạnh phúc được bền lâu.

Còn mẹ em, mẹ kém bố 3 tuổi, vậy là năm nay mẹ đã 35 tuổi rồi. Mẹ làm công nhân may ở một công ty gần nhà nên có khá nhiều thời gian rảnh để chăm sóc gia đình. Mẹ là đầu bếp số 1 của gia đình, luôn chế biến những món ăn hấp dẫn và bổ dưỡng. Nếu bố là bức tường thành vững chắc thì mẹ chính là vòng tay dang rộng luôn ôm ấp và chào đón em. Vào thời gian rảnh, mẹ thường may quần áo cho em, thêu thùa may vá vốn là sở thích của mẹ.

Em gái em mới hơn một tuổi, đang tuổi tập đi tập nói nên rất dễ thương. Ở nhà, bé được mọi người gọi là Nhím. Bé rất thích xem các chương trình quảng cáo để tập nói theo. Giờ đây bé có thể nói những từ đơn giản như mẹ, bà, bố, ông… từ ngày có thêm bé, cả nhà em lúc nào cũng tràn ngập niềm vui và tiếng cười.

Gia đình em sống rất tình cảm, quan tâm và gắn bó với nhau. Tuy mỗi người đều có công việc của riêng mình nhưng đều dành thời gian cho mái ấm gia đình.

Gia đình em là một mái ấm thân yêu. Em yêu gia đình của mình và luôn tự nhủ sẽ học thật giỏi để không phụ lòng mẹ cha.

21 tháng 11 2017

Mặc dù là ng chăm học nhưng nếu lười tham gia hoạt động tập thể cx k tốt

Việc tham gia hđtt sẽ giúp ta thoải mái tinh thần và còn giúp khỏe  người nữa....mk nghĩ  thế  <3