K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2017

- Xã hội nước ta có những giai cấp và tầng lớp vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX là:

+ Địa chủ phong kiến: phần lớn trở thành tay sai cho đế quốc Pháp, áp bức bóc lột nhân dân.

+ Nông dân: phân hoá thành nhiều bộ phận, có thái độ căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì độc lập.

+ Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời: công nhân, tư sản và tiểu tư sản,

21 tháng 6 2017

Xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới : công nhân , tư sản , tiểu tư sản

Xuất hiện thêm mâu thuẫn mới : Thực dân pháp >< địa chủ

*Sự biến đổi giai cấp

Cũ : Nông >< Địa chủ

Chúc bạn học tốt hihi

31 tháng 7 2018

giai cấp, tầng lớp: Địa chủ, nông dân, công nhâ, TS, TTS.

+Địa chủ: kinh doanh ruộng đất bóc lột địa tô. Thái độ: đa số đã đầu hàng trở thành tay sai của đế quốc Pháp, áp bức bóc lột nhân dân.

+Nông dân: Bị phân hóa thành nhiều bộ phận. Một bộ phận ở lại làng quê làm tá điền, một bộ phận ra thành phố, đô thị làm các nghề phụ, một bộ phận làm công nhân trong các đồn điển, nhà máy... Thái độ căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng tham gia đấu tranh khi có giai cấp nào khởi sướng.

+Công nhân: làm thuê trong các nhà máy xí nghiệp, đồn điền, số lượng ngày càng đông, bị bóc lột sức lao động tàn bạo. Thái độ kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là động lực chính của cách mạng.

+Tư sản: là chủ các xưởng, nhà máy, các hãng buôn lớn bị Pháp chèn ép, thế lực kinh tế nhỏ bé, họ chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn, chứ chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia vào các cuộc vận động cách mạng.

+TTS: gồm các tri thức, học sinh, giáo viên, viên chức, làm công ăn lương, buôn bán nhỏ. Thái độ: đời sống bấp bênh, có tinh thần yêu nước hăng hái, tích cực chống đế quốc.

18 tháng 6 2020

Cho em hỏi TTS là j ạ

29 tháng 3 2021

Câu 3:

 

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

- Giai cấp thống trị: bao gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ phong kiến.

+ Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực cao nhất.

+ Giai cấp địa chủ, quan lại, quý tộc: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.

- Giai cấp bị trị:

+ Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

+ Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.

+ Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.

 

 

25 tháng 10 2023
Trong thế kỉ XVI, giáo hội Thiên Chúa giáo đã có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản trong xã hội châu Âu. Giai cấp tư sản là những người sở hữu và điều hành các công ty, nhà máy và tài sản sản xuất. Giáo hội cản trở sự phát triển của giai cấp này bằng cách áp đặt các quy định và hạn chế về kinh doanh và tài chính, nhằm bảo vệ lợi ích và quyền lực của giới tu sĩ và quý tộc. 
12 tháng 5 2021

Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:

- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.

- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.

- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.

 

2 tháng 5 2016
LĨNH VỰCTHÀNH TỰU
công nghiệp

kĩ thuật luyện kim được cải tiến, máy chế tạo công cụ ra đời

sắt thép than đá dầu mỏ được sử dụng nhiều

động cơ hơi nước được ứng dụng rộng rãi

giao thông vận tảitàu thủy xe lửa chay bằng hơi nước
thông tin liên lạcmáy điện tín
quân sựnhiều vũ khí mới được sx: đại bác,súng trường, chiến hạm, ngư lôi. khí cầu...
nông nghiệpsử dụng phân hóa học, máy kéo chạy bằn hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập

 

3 tháng 5 2016

Trong lĩnh vực vật lí, có những phát minh của các nhà bác học G. Xi-môn, E. Len-xơ (1804-1865) người Nga, đã mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới, những phát minh về hiện tượng phóng xạ của các nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri, phát minh của nhà bác học người Đức V. Rơn-ghen (1845-1923) về tia X vào năm 1895, giúp y học chuẩn đoán bệnh chính xác…

+ Trong lĩnh vực hóa học có định luật tuần hoàn của nhà bác học Nga Men-đe-lê-ép.

+ Trong lĩnh vực sinh học có thuyết tiến hóa của Đác-uyn (người Anh); phát minh của nhà bác học người Pháp Lu-i Pa-xtơ (1822-1895).

+ Những sáng kiến, cải tiến kĩ thuật cũng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp; tiêu biểu là kĩ thuật luyện kim với việc sử dụng lò Bet-xme và lò Mác-tanh, đã đẩy nhanh quá trính sản xuất thép; việc phát minh ra máy điện tín giúp cho việc liên lạc ngày càng nhanh và xa.

+ Cuối thế kỉ XIX, xe ô tô được đưa vào sử dụng nhờ phát minh ra động cơ đốt trong. Tháng 12-1903, nghành hàng không ra đời.

+ Nông nghiệp cũng có bước tiến đáng kể nhờ sử dụng nhiều máy móc: máy kéo, máy gặt, máy đập…Phân bón hóa học cũng được sử dụng rộng rãi.


 

29 tháng 4 2017

Nếu các bn trả lời đc câu nào thì hay câu đó, giúp mk!!ok

Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ:

- Giai cấp thống trị: bao gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ phong kiến.

+ Vua: đứng đầu đất nước, có quyền lực cao nhất.

+ Giai cấp địa chủ, quan lại, quý tộc: có nhiều ruộng đất, là giai cấp bóc lột trong xã hội.

- Giai cấp bị trị:

+ Giai cấp nông dân: chiếm tuyệt đại đa số, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

+ Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công: ngày càng đông đảo, họ phải nộp thuế cho nhà nước và không được xã hội coi trọng.

+ Nô tì: là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, bao gồm cả người Việt, người Hoa và dân tộc ít người.

 

28 tháng 2 2021

Xã hội Lê Sơ gồm 2 giai cấp:

_ Giai cấp thống trị gồm vua, quan, quý tộc, địa chủ.

_ Giai cấp bị trị: nông dân.

1 tháng 10 2017

- Xã hội thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp: vua quan phong kiến, địa chủ, nông dân, thương nhân, thợ thủ công, nô tì.

- Giai cấp nông dân chiếm đa số. Họ sống chủ yếu ở nông thôn, là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.