K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2022

Là một người con ngoan em luôn chăm chỉ , học thật giỏi để không phụ lòng thầy cô và cha mẹ người mà đã nuôi lớn em , người đã dạy dỗ em nên người . Không chỉ chăm chỉ , học giỏi em còn là một người rất nghe lời và tôn trọng người khác. Phải luôn chăm ngoan, lễ phép , nghe lời thì mới là con ngoan trò giỏi và cháu ngoan Bác Hồ . ( Một ý kiến riêng thôi nhé )

 

26 tháng 6 2022

Bố mẹ là người đã cho chúng ta một tình yêu thương vô bề bến  , thầy cô là người lái đò mang tri thức đến chúng ta  . Vì vậy , đối với vai trò là 1 người con , người trò , em luôn tự nhắc chính bản thân mình phải chăm ngoan học giỏi để không phụ bố mẹ và thầy cô . Dù chỉ có vài hành động nhỏ nhưng em sẽ luôn luôn cố gắng để dạt được ước mơ , để bố mẹ hài lòng và thầy cô yêu quý , xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ , tô thêm vẻ đẹp cho đất nước Việt Nam.

nếu mik viết ko hay thì mong bạn thông cảm!

23 tháng 3 2022

chịu

18 tháng 4 2021

tham khảo nhévui

" Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau , bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta ! 

19 tháng 4 2021

Bạn ơi cho mình hỏi

Bạn chỉ nói về cha mẹ thôi đúng ko ?

" Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta ". Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng : cha thức khuya dậy sớm làm nụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau , bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có hiếu là người con luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ, phải làm cho cha mẹ vui lòng và tự hào về những cử chỉ hành động của chúng ta ! 

có thể hỏi câu khác đc ko ak ví dụ về 1 câu chuyện chẳng hạn

8 tháng 12 2021

Tham Khảo 
Là người học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường,điều cốt yếu nhất là phải học hành chăm chỉ,tu dưỡng đạo đức,rèn luyện bản thân thật tốt để trở thành người công dân hữu ích,sau này mang tài đức đi xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên VIP
21 tháng 12 2022

Tham khảo các ý:

- Cha mẹ yêu thương, sẵn sàng hi sinh, chăm sóc quan tâm cho con cái, thông qua các hình ảnh "mẹ là cơn gió mùa thu", "mẹ là đêm sáng trăng sao soi đường chạy lối" cho con có được cuộc sống hạnh phúc.

- Con cái cần biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, từ đó phải yêu thương, kính trọng làm trọn hiếu đạo, đền đáp công ơn.

HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường....
Đọc tiếp
HAI MẸ CON VÀ BÀ TIÊN Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp liều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách: - Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này. Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngay hôm ấy lên đường. Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền Thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé nhặt tay nải lên. Miệng túi không hiểu sao lại mở. Cô bé thoáng thấy bên trong có những thỏi vàng lấp lánh. Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!”. Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm. Cô bé đoán đây là tay nải của bà cụ. Cô bé nghĩ: “Tội nghiệp cho bà cụ, mất chiếc tay nải này chắc buồn và tiếc lắm. Mình không nên lấy của cụ”. Nghĩ vậy, cô bé bèn rảo bước nhanh đuổi theo bà cụ, vừa đi vửa gọi : - Bà ơi, có phải chiếc tay nải này là của bà để quên không? Bà lão cười hiền hậu: - Khen cho con hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con. Thế là người mẹ được chữa khỏi bệnh. Mẹ con họ lại sống hạnh phúc bên nhau. Dựa theo nội dung bài học, hãy khoanh vào câu trả lời đúng: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm Câu 2. Hai mẹ con cô bé sống trong hoàn cảnh như thế nào? A. Giàu có, sung sướng B. Nghèo khó, vất vả C. Bình thường, không giàu có cũng không thiếu thốn D. Hạnh phúc Câu 3. Khi mẹ bị bệnh năng, cô bé đã làm gì? A. Ngày đêm chăm sóc mẹ. B. Đi tìm thầy thuốc giỏi chữa bệnh cho mẹ. C. Nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ D. Tất cả những việc làm trên. Câu 4: Ai đã chữa bệnh cho cô bé? A. Thầy thuốc giỏi B. Bà tiên C. Bà lão tốt bụng D. Thầy lang Câu 5. Vì sao bà tiên lại nói: “Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà?” A. Vì cô bé trả lại tay nải cho bà. B. Vì cô hết lòng chăm sóc mẹ ốm, tìm người chữa chạy cho mẹ và lại không tham của rơi. C. Vì cô bé ngoan ngoãn, không tham của rơi. D. Vì cô bé hiếu thảo. Câu 6. Ý nghĩa câu chuyện là gì? A. Khuyên người ta nên thật thà. B. Khuyên người ta nên quan tâm chăm sóc cha, mẹ. C. Ca ngợi cô bé hiếu thảo và thật thà D. Ca ngợi cô bé là người tốt bụng Câu 7. Dấu ngoặc kép trong câu: Cô mừng rỡ reo lên: “ Mình có tiền mua thuốc cho mẹ rồi!” có tác dụng gì? A. Trích dẫn lời của tờ báo B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 8. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 9. Trong câu: “Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.” có mấy từ láy? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 10. Trong câu “Ngẩng đầu lên, cô chợt thấy phía xa có bóng một bà cụ lưng còng đang đi chầm chậm.” có mấy cụm danh từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (1 điểm ) Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 2. (1 điểm) Xác định một cụm động từ trong văn bản trên và đặt câu với cụm động từ đó. Câu 3. (3 điểm) Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì? Em hãy viết một đoạn văn 3 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật cô bé trong câu chuyện.
1
10 tháng 12 2021

I . TRẮC NGHIỆM 

Câu 1 : C

Câu 2 : D

Câu 3 : A

Câu 4 : C

Câu 5 : A

Câu 6 : B

Câu 7 : A

Câu 8 : D

Câu 9 : C

Câu 10 : B

II . TỰ LUẬN 

Câu 1 : Chiếc tay nải 

Câu 2 : chữa bệnh . Bác sĩ đang chữa bệnh

Câu 3 : Hãy luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn .

Bài làm :

Cô bé có lòng tốt , biết giúp một bà tiên , khi chiếc tay nải bị rơi . Cô đã nhặt lên đưa cho bà cụ . Đó là lòng tốt của những người tốt như cô bé . Hãy nhớ rằng : Luôn luôn giúp đỡ người xung quanh , họ sẽ trả ơn bạn và ai cũng sẽ yêu quý bạn

Mọi Người giúp mk với!^^Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới “…Tôi được chuyển trường về quê tiếp tục học. Trong những năm tháng ngồi ghế nhà trường, tôi có nhiều thầy cô nhưng cô Trúc cùng tấn bi kịch của gia đình tôi ngày ấy như một vết cắt trong lòng tôi không lành. Còn nhớ, lúc ở nhà cô khi tỉnh giấc trong đêm tôi thấy cô ngồi bên bàn dáng gầy gầy, lưng cong cong, nhẫn nại và kiên trì. Và...
Đọc tiếp

Mọi Người giúp mk với!^^
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới
 

“…Tôi được chuyển trường về quê tiếp tục học. Trong những năm tháng ngồi ghế nhà trường, tôi có nhiều thầy cô nhưng cô Trúc cùng tấn bi kịch của gia đình tôi ngày ấy như một vết cắt trong lòng tôi không lành. Còn nhớ, lúc ở nhà cô khi tỉnh giấc trong đêm tôi thấy cô ngồi bên bàn dáng gầy gầy, lưng cong cong, nhẫn nại và kiên trì. Và như bao đứa con nít khác, lúc ấy tôi mơ được trở thành cô giáo.

Ước nguyện ấy sau cùng tôi đạt được. Tôi dạy văn ở một trường trung học tại huyện nhà. Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào. Trời hết mưa rồi nắng. Nắng cháy thịt da người đi làm đồng và mưa thật to cho hoa màu tươi tốt. Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm. Trên chiếc cầu mới xây hàng ngày học sinh đi về lũ lượt. “Những tà áo trắng bay trong gió. Có áo em mình trong đó không?” Tôi bắt đầu biết rung động trước những câu thơ và tập tành viết văn. Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…

… Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi. Phố chợ, đường xá đều mở rộng đổi mới. Tuy vậy ba cũng tìm được cây cầu trắng rồi lần dò hỏi thăm nhà cô. Tôi không tìm thấy hai con đường có nhiều hoa giấy đỏ nhưng thật bất ngờ, trước nhà cô có một giàn hoa giấy đỏ thật to. Nhánh xum xuê, hoa đầy cành, như thể đánh dấu để một ngày trở về thị xã tôi sẽ tìm được cô. Ngần ấy năm, cây lớn lên là tôi đã hiện diện trong cô theo những tháng ngày. Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.

Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm. Ánh mắt đã từng nhìn tôi đau đến xé lòng. Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy. Thời gian đã biến tôi trở nên một thiếu nữ xinh đẹp thì thời gian đã để lại trên mái tóc cô những sợi bạc, trên gương mặt cô những nếp nhăn. Cô sắp sửa nghỉ hưu rồi, chị Ngọc đang dạy ở trường cao đẳng. Và cho đến lúc này tôi mới biết chị Ngọc không phải là con ruột của cô. Trong lúc trò chuyện có một đứa trẻ thập thò nơi cửa buồng nhìn ra.” Ai vậy cô?”. Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó”…”

                                                   (Bài học vỡ lòng, Nguồn: Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3: Câu: “Ai vậy cô” là lời của nhân vật nào?
A. Lời của chị Ngọc
B. Lời của nhân vật “tôi”
C. Lời của cô Trúc
D. Lời của người bố
Câu 4: Câu văn “Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.” có bao nhiêu cụm danh từ?
A. Một cụm danh từ
B. Hai cụm danh từ
C. Ba cụm danh từ        
D. Bốn cụm danh từ
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác cụm động từ trong câu văn: “Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm.”?
A. Chảy
B. Vẫn chảy
C. Vẫn chảy quanh năm
D. Dòng sông trước nhà vẫn chảy
Câu 6. Từ nào dưới đây là từ đa nghĩa với từ “mắt” trong câu “Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm.”?
A. Mí mắt
B. Bọng mắt
C. Mắt na
D. Mắt cười
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ “năm” trong câu “Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi.”?
A. Ngôi sao năm cánh
B. Năm xưa
C. Bao năm rồi vẫn mãi nhớ y nguyên
D. Ta đi qua những năm tháng tuổi thơ
Câu 8: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “rung động” trong đoạn trích trên?
A. Chỉ sự chuyển động qua lại liên tiếp không theo một hướng xác định, do một tác động từ bên ngoài
B.  Chỉ sự vận động, cử động, thường là nhằm một mục đích nào đó
C. Chỉ sự tác động đến tình cảm, làm nảy sinh cảm xúc
D. Chỉ sự tác động tiêu cực để cảm xúc con người
Câu 9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào.”
A. Dòng thời gian hiện lên một cách sống động, chầm chầm trôi qua đủ để con người kịp sửa sai lỗi lầm
B. Dòng thời gian mang dáng vẻ đủng đỉnh, thư thái như một con người nhàn hạ
C. Dòng thời gian hiện lên thật gần gũi, như một đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch
D. Dòng thời gian hiện lên thật sinh động, giống như một con người vội vã bước đi, không thể trì hoãn thêm
Câu 10: Nhân vật cô Trúc trong đoạn trích được tác giả miêu tả qua những phương diện nào?
A. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, suy nghĩ
B. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, cảm xúc
C. Cử chỉ, tính cách, cảm xúc, ngôn ngữ
D. Cảm xúc, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
Câu 11: Dòng nào dưới đây nêu rõ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong câu văn “Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…”
A. Nhân vật tôi cảm thấy buồn bã vì bản thân kém cỏi, không thể tiếp thu thêm kiến thức
B. Nhân vật tôi cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống tất bật hàng ngày
C. Nhân vật tôi cảm thấy trong cuộc sống không có điều gì đáng để học hỏi thêm
D. Nhân vật “tôi” cảm thấy trân trọng và biết ơn vì những bài học của cô giáo
Câu 12: Cô Trúc cảm thấy thế nào khi gặp lại nhân vật “tôi”?
A. Mệt mỏi, buồn bã, chán trường                                          
B. Vui mừng, xúc động, nghẹn ngào
C. Mệt mỏi nhưng vẫn xúc động                                   
D. Tức giận, bực bội, khó chịu
Câu 13: Dấu phẩy trong câu văn “Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy.” có công dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong một câu ghép
B. Liên kết các yếu tố đồng chức năng
C. Ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu
D. Ngăn cách cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
Câu 14: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó.”?
A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.                                           
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.                             
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 15: Dòng nào dưới đây nhận xét chính xác về cô giáo Trúc trong đoạn trích?
A. Là một cô giáo hiền từ, đằm thắm, tận tâm với nghề, hết lòng thương, giúp yêu học trò của mình
B. Là một cô giáo xinh đẹp, giỏi giang, có nhiều năm công tác tốt và được đồng nghiệp yêu quý
C. Là một cô giáo nghèo nhưng luôn cố gắng để vượt qua khó khăn, vươn lên thành một giáo viên gương mẫu
D. Là một cô giáo xinh đẹp, không quá giỏi nhưng luôn được học sinh yêu mến, quý trọng vì sự cởi mở
Câu 16: Dòng nào dưới đây nêu đúng thông điệp, bài học rút ra từ đoạn trích trên?
A. Hãy luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người để cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn
B. Hãy cố gắng học tập thật tốt để trở nên giàu có, an nhàn và hạnh phúc
C. Hãy luôn cố gắng, nỗ lực để vượt qua cuộc sống áp lực, nhiều khó khăn
D. Hãy nên nhìn về phía trước, không cần phải nhớ lại quá khứ đau buồn
                                                   END
Mong m.n giúp mk trả lời 16 câu hỏi!^^Thank you!!!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2
22 tháng 12 2021

Mong m.n giúp mk trả lời 16 câu hỏi!^^

22 tháng 12 2021

Mọi Người giúp mk với!^^
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới
 

“…Tôi được chuyển trường về quê tiếp tục học. Trong những năm tháng ngồi ghế nhà trường, tôi có nhiều thầy cô nhưng cô Trúc cùng tấn bi kịch của gia đình tôi ngày ấy như một vết cắt trong lòng tôi không lành. Còn nhớ, lúc ở nhà cô khi tỉnh giấc trong đêm tôi thấy cô ngồi bên bàn dáng gầy gầy, lưng cong cong, nhẫn nại và kiên trì. Và như bao đứa con nít khác, lúc ấy tôi mơ được trở thành cô giáo.

Ước nguyện ấy sau cùng tôi đạt được. Tôi dạy văn ở một trường trung học tại huyện nhà. Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào. Trời hết mưa rồi nắng. Nắng cháy thịt da người đi làm đồng và mưa thật to cho hoa màu tươi tốt. Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm. Trên chiếc cầu mới xây hàng ngày học sinh đi về lũ lượt. “Những tà áo trắng bay trong gió. Có áo em mình trong đó không?” Tôi bắt đầu biết rung động trước những câu thơ và tập tành viết văn. Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…

… Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi. Phố chợ, đường xá đều mở rộng đổi mới. Tuy vậy ba cũng tìm được cây cầu trắng rồi lần dò hỏi thăm nhà cô. Tôi không tìm thấy hai con đường có nhiều hoa giấy đỏ nhưng thật bất ngờ, trước nhà cô có một giàn hoa giấy đỏ thật to. Nhánh xum xuê, hoa đầy cành, như thể đánh dấu để một ngày trở về thị xã tôi sẽ tìm được cô. Ngần ấy năm, cây lớn lên là tôi đã hiện diện trong cô theo những tháng ngày. Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.

Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm. Ánh mắt đã từng nhìn tôi đau đến xé lòng. Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy. Thời gian đã biến tôi trở nên một thiếu nữ xinh đẹp thì thời gian đã để lại trên mái tóc cô những sợi bạc, trên gương mặt cô những nếp nhăn. Cô sắp sửa nghỉ hưu rồi, chị Ngọc đang dạy ở trường cao đẳng. Và cho đến lúc này tôi mới biết chị Ngọc không phải là con ruột của cô. Trong lúc trò chuyện có một đứa trẻ thập thò nơi cửa buồng nhìn ra.” Ai vậy cô?”. Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó”…”

                                                   (Bài học vỡ lòng, Nguồn: Internet)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Miêu tả
D. Nghị luận
Câu 2. Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3: Câu: “Ai vậy cô” là lời của nhân vật nào?
A. Lời của chị Ngọc
B. Lời của nhân vật “tôi”
C. Lời của cô Trúc
D. Lời của người bố
Câu 4: Câu văn “Vẫn là một ngôi nhà trệt có khuôn sân hẹp, giản dị đơn sơ dù có sửa sang đôi chút.” có bao nhiêu cụm danh từ?
A. Một cụm danh từ
B. Hai cụm danh từ
C. Ba cụm danh từ        
D. Bốn cụm danh từ
Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác cụm động từ trong câu văn: “Còn dòng sông trước nhà vẫn chảy quanh năm.”?
A. Chảy
B. Vẫn chảy
C. Vẫn chảy quanh năm
D. Dòng sông trước nhà vẫn chảy
Câu 6. Từ nào dưới đây là từ đa nghĩa với từ “mắt” trong câu “Thoạt đầu tôi không nhận ra cô ngay nhưng nhìn vào mắt cô tôi biết tôi đã không lầm.”?
A. Mí mắt
B. Bọng mắt
C. Mắt na
D. Mắt cười
Câu 7. Trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ “năm” trong câu “Nhiều năm qua rồi có biết bao là thay đổi.”?
A. Ngôi sao năm cánh
B. Năm xưa
C. Bao năm rồi vẫn mãi nhớ y nguyên
D. Ta đi qua những năm tháng tuổi thơ
Câu 8: Dòng nào dưới đây giải thích đúng nghĩa của từ “rung động” trong đoạn trích trên?
A. Chỉ sự chuyển động qua lại liên tiếp không theo một hướng xác định, do một tác động từ bên ngoài
B.  Chỉ sự vận động, cử động, thường là nhằm một mục đích nào đó
C. Chỉ sự tác động đến tình cảm, làm nảy sinh cảm xúc
D. Chỉ sự tác động tiêu cực để cảm xúc con người
Câu 9. Dòng nào dưới đây nêu chính xác tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu văn: “Thời gian trôi qua không hề nán lại giây phút nào.”
A. Dòng thời gian hiện lên một cách sống động, chầm chầm trôi qua đủ để con người kịp sửa sai lỗi lầm
B. Dòng thời gian mang dáng vẻ đủng đỉnh, thư thái như một con người nhàn hạ
C. Dòng thời gian hiện lên thật gần gũi, như một đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch
D. Dòng thời gian hiện lên thật sinh động, giống như một con người vội vã bước đi, không thể trì hoãn thêm
Câu 10: Nhân vật cô Trúc trong đoạn trích được tác giả miêu tả qua những phương diện nào?
A. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, suy nghĩ
B. Lời nói, ngoại hình, cử chỉ, cảm xúc
C. Cử chỉ, tính cách, cảm xúc, ngôn ngữ
D. Cảm xúc, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
Câu 11: Dòng nào dưới đây nêu rõ cảm xúc của nhân vật “tôi” trong câu văn “Trong cái tất bật của cuộc sống hằng ngày những gì tôi học được không thể so sánh với bài học vỡ lòng cô đã dạy tôi…”
A. Nhân vật tôi cảm thấy buồn bã vì bản thân kém cỏi, không thể tiếp thu thêm kiến thức
B. Nhân vật tôi cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống tất bật hàng ngày
C. Nhân vật tôi cảm thấy trong cuộc sống không có điều gì đáng để học hỏi thêm
D. Nhân vật “tôi” cảm thấy trân trọng và biết ơn vì những bài học của cô giáo
Câu 12: Cô Trúc cảm thấy thế nào khi gặp lại nhân vật “tôi”?
A. Mệt mỏi, buồn bã, chán trường                                          
B. Vui mừng, xúc động, nghẹn ngào
C. Mệt mỏi nhưng vẫn xúc động                                   
D. Tức giận, bực bội, khó chịu
Câu 13: Dấu phẩy trong câu văn “Cô cười, hai giọt nước lăn ra từ đôi mắt ấy.” có công dụng gì?
A. Ngăn cách các vế trong một câu ghép
B. Liên kết các yếu tố đồng chức năng
C. Ngăn cách thành phần chính với thành phần phụ của câu
D. Ngăn cách cách thành phần chú thích với thành phần khác trong câu
Câu 14: Công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Cô cười đằm thắm. “Như con ngày đó.”?
A. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.                                           
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.                             
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 15: Dòng nào dưới đây nhận xét chính xác về cô giáo Trúc trong đoạn trích?
A. Là một cô giáo hiền từ, đằm thắm, tận tâm với nghề, hết lòng thương, giúp yêu học trò của mình
B. Là một cô giáo xinh đẹp, giỏi giang, có nhiều năm công tác tốt và được đồng nghiệp yêu quý
C. Là một cô giáo nghèo nhưng luôn cố gắng để vượt qua khó khăn, vươn lên thành một giáo viên gương mẫu
D. Là một cô giáo xinh đẹp, không quá giỏi nhưng luôn được học sinh yêu mến, quý trọng vì sự cởi mở
Câu 16: Dòng nào dưới đây nêu đúng thông điệp, bài học rút ra từ đoạn trích trên?
A. Hãy luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người để cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn
B. Hãy cố gắng học tập thật tốt để trở nên giàu có, an nhàn và hạnh phúc
C. Hãy luôn cố gắng, nỗ lực để vượt qua cuộc sống áp lực, nhiều khó khăn
D. Hãy nên nhìn về phía trước, không cần phải nhớ lại quá khứ đau buồn
                                                   END

Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh...
Đọc tiếp

Văn bản mẹ hiền dạy con ( sgk 6 trang 150 và 151)

2. Nêu ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu là gì? Tronghai sự việc sau là gì? Ở hai sự việc sau, về ý nghĩa có khác gì so với ba sự việc đầu? Hãy nêu lên tác dụng của cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử

3. Em hình dung bè mẹ thầy Mạnh Tử là người như thế nào?

4. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.

5. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa , em có suy nhĩ gì về đạo làm con của mình .

6. có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

- tử : chết

- tử : con

Hãy cho biết cá kết hợp dưới đây được sử dụng với nghĩa nào?

công tử, tử trận, bất tử , hoàng tử , đệ tử, cảm tử

2
25 tháng 12 2016

2. Ba sự việc đầu cho thấy: việc lựa chọn môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ thơ. Người Việt Nam có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" phần nào thể hiện ý nghĩa tương tự. Hai sự việc sau, bà mẹ cũng thể hiện những quan điểm dứt khoát trong cách dạy con: Thứ nhất, không được nói dối trẻ; thứ hai, kiên quyết hướng trẻ vào việc học tập – kể cả phải chấp nhận tốn kém về của cải vật chất. Mạnh Tử học tập chuyên cần, sau trở thành một bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của người mẹ.

3. Vì thương con rất mực, Mạnh mẫu sẵn sàng chuyển nhà để chọn cho con môi trường học tập thuận lợi, cũng như sẵn sàng sửa chữa sai lầm của chính mình; nhưng cũng kiên quyết rèn luyện ý thức học tập cho con.

4. Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dêt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung. Cử chỉ của bà mẹ thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt là công sức lao động bao ngày nhưng bà mẹ sẵn sàng huỷ nó đi để biến thành một lời dạy rất nghiêm và sâu sắc. Nhờ bài học đầy ý nghĩa đó, Mạnh Tử đã trở nên nghiêm túc và chăm chỉ hơn trong học tập. Hành động của Mạnh mẫu vừa thể hiện sự thương yêu, vừa thể hiện trí tuệ và sự kiên quyết trong việc dạy con của người mẹ. Đúng là nếu không có một bà mẹ vĩ đại, thầy Mạnh Tử sẽ không bao giờ có thể trở thành một nhà hiến triết vĩ đại được.

5. Chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử khiến chúng ta phải suy nghĩ về đạo làm con. Làm con, thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng trọn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.

6. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm:

  • Tử: chết
  • Tử: con

Cho biết các kết hợp sau được sử dụng với nghĩa nào?

Công tử, tử trận, bất tử, hoàng tử, đệ tử, cảm tử.

Gợi ý: Trong các từ: tử trận, bất tử, cảm tử (từ tử được dùng với nghĩa chết). Các từ còn lại, từ tử được dùng với nghĩa là con.

25 tháng 12 2016

mọi người giúp em với, làm ơnkhocroikhocroikhocroi