K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1

Ác tắm thì ráo, ...sáo.. tắm thì mưa.

13 tháng 1

Đáp án là sáo nhé

30 tháng 12 2021

B. nó

30 tháng 12 2021

11 tháng 2 2022

từ em bé

11 tháng 2 2022

Cái này chỉ để mục định để tắm dành em em bé

Câu hỏi 32Câu nào dưới đây sử dụng sai cặp quan hệ từ?·          Nếu hôm nay trời nắng đẹp thì cả nhà cùng đi tắm biển.·          Lan không những học giỏi mà bạn ấy còn múa rất đẹp.·          Tuy Lan có đủ bộ màu vẽ nhưng bạn sẽ tái hiện bức tranh quê hương tươi đẹp.·          Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi sẽ học hành thật chăm chỉ.Câu hỏi 33Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ trái...
Đọc tiếp

Câu hỏi 32

Câu nào dưới đây sử dụng sai cặp quan hệ từ?

·          Nếu hôm nay trời nắng đẹp thì cả nhà cùng đi tắm biển.

·          Lan không những học giỏi mà bạn ấy còn múa rất đẹp.

·          Tuy Lan có đủ bộ màu vẽ nhưng bạn sẽ tái hiện bức tranh quê hương tươi đẹp.

·          Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi sẽ học hành thật chăm chỉ.

Câu hỏi 33

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa?

·          lấp lánh - lung linh

·          bình tĩnh - nóng nảy

·          bừa bãi - lộn xộn

·          trong veo - sạch sẽ

Câu hỏi 34

Bài tập đọc nào ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên miền núi cao?

·          Kì diệu rừng xanh

·          Trước cổng trời

·          Chuyện một khu vườn nhỏ

·          Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Câu hỏi 35

Câu "Cháu có thể lấy giúp cô quyển sách này được không?" được dùng với mục đích gì?

·          khen ngợi

·          cầu khiến

·          trần thuật

·          cảm thán

Câu hỏi 36

Quan hệ từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau?
Dòng sông Hồng uốn lượn quanh co … dải lụa đào mềm mại.

·          nhưng

·          nên

·          thì

·          như

Câu hỏi 37

Khổ thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
"Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa."
                     (Nguyễn Đình Thi)

·          nhân hóa

·          điệp ngữ

·          đảo ngữ

·          so sánh

Câu hỏi 38

Câu "Những ngôi sao lấp lánh như pha lê." thuộc câu kể nào dưới đây?

·          Ở đâu?

·          Ai là gì?

·          Ai làm gì?

·          Ai thế nào?

Câu hỏi 39

Đại từ "vậy" trong câu "Khoa thích chơi đá cầu, Hùng cũng vậy." thay thế cho nội dung nào dưới đây?

·          Khoa

·          chơi

·          Hùng

·          thích chơi đá cầu

Câu hỏi 40

Giải câu đố sau:
     Mặt trời thức giấc phía tôi
Thêm huyền là chốn cấy cày, làm ăn.
Từ thêm huyền là từ nào?

·          đồng

·          trường

·          vườn

·          đường

1

32. C

33. B

34. A

35. B

36. D

37. B

38. D

39. D

40. A.

10 tháng 8 2023

Cuối tuần nào gia đình em cũng tụ tập đông đủ mọi thành viên để tổ chức một buổi sum họp vui vẻ cùng nhau. Tuần này, buổi sum họp đã diễn ra vào buổi tối thứ bảy và để lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ cho mọi người. Dù bố bận rộn vì công việc bác sĩ phải trực ca kíp rất nhiều, nhưng đã kịp giờ về trước bữa tối của cả nhà. Bữa cơm hôm đó được mẹ em đặc biệt chuẩn bị với nhiều món ăn đặc sản như thịt vịt nướng lá móc mật, nem rán và canh măng hầm xương - món ăn mà cả gia đình em ai cũng yêu thích. Bữa cơm diễn ra trong không khí đầm ấm, vui vẻ, hòa thuận. Sau bữa cơm gia đình em cùng ngồi xem tivi, ăn hoa quả tráng miệng và trò chuyện về những điều đã diễn ra cả tuần vừa rồi. Đây là khoảng thời gian em luôn mong chờ nhất trong một tuần. Đó là một trong những điều gắn kết mọi thành viên gia đình và nuôi dưỡng tỏng em niềm tự hào, tình yêu gia đình thiêng liêng.

2 tháng 1 2022

câu b

20 tháng 1

Giúp mình với ah

Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi bóng những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền Nam, nước Việt thân yêu. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêuKhi mặt nước chập...
Đọc tiếp

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi bóng những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam, nước Việt thân yêu.

 

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ.

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

Vẫn trở về lưu  luyến bên sông,

 

Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không ghềnh thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về nơi sông nước của tình thương

Trong bài có từ ngữ được lặp đi lặp lại 2 lần để nói lên nỗi khát khao, lòng mong nhớ và sự quyết tâm của tác giả trở về thăm lại quê hương, thăm lại con sông nhiều kỉ niệm thơ ấu. đó là 2 câu thơ

0
I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc...
Đọc tiếp

I/ Đọc thầm bài:                      MỘT VIỆC NHỎ THÔI

          Một gia đình gồm hai vợ chồng và bốn đứa con nhỏ. Dịp hè họ cùng đi nghỉ mát ở một bãi biển. Bọn trẻ rất thích tắm biển và xây dựng những tòa lâu đài trên cát. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.
          Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi. Bà cụ đang lẩm bẩm một điều gì đó, dáo dác nhìn quanh rồi thỉnh thoảng lại cúi xuống nhặt những thứ gì đó trên bãi biển, bỏ vào cái túi.
           Hai vợ chồng không hẹn mà vội chạy ra gọi các con lại, căn dặn chúng phải tránh xa bà cụ khả nghi kia. Dường như họ cố ý nói to cho bà ta nghe thấy để bà ta nên đi chỗ khác kiếm ăn.
            Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác. Bà cụ lại lẳng lặng làm tiếp công việc khó hiểu của mình. Còn cả gia đình kia thì chẳng hứng thú tắm biển nữa, họ kéo nhau lên quán nước phía trên bờ biển.
           Trong lúc chuyện trò với người phục vụ bàn ăn cùng những khách hàng trong quán, hai vợ chồng quyết định hỏi thăm xem bà cụ khả nghi kia là ai và họ .... sững sờ. Bà cụ ấy là người dân ở đây, từng có một đứa cháu ngoại vì bán hàng rong trên bãi biển, vô tình đạp phải một mảnh chai rồi bị nhiễm trùng, sốt cao, đưa đi bệnh viện cấp cứu không kịp và đã chết không lâu vì bệnh uốn ván.
         Từ dạo ấy, thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc. Mọi người hỏi lý do thì bà đáp mà đôi mắt ướt nhòe : “Ồ tôi chỉ làm một việc nhỏ thôi ấy mà, để các cháu bé có thể vui chơi trên bãi biển mà không bao giờ bị chết như đứa cháu đáng thương của tôi.”
          Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

                                                                                                 MAI VĂN KHÔI (sưu tầm)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi mới xuất hiện trên bãi biển, bố mẹ những đứa trẻ nhìn thấy bà cụ già đang làm gì?

a.      Miệng lẩm nhẩm điều gì đó.

b.     Mắt nhìn quanh dáo dác

c.      Thỉnh thoảng cúi nhặt vật gì đó bỏ vào cái túi cũ mang theo.

d.     Lừ lừ đi về phía bọn trẻ.

e.      Nhìn những đứa trẻ và mỉm cười với chúng.

Câu 2: Vì sao bố mẹ hai đứa trẻ muốn các con mình tránh xa bà cụ già?

a.      Vì họ sợ bà cụ đánh bọn trẻ.

b.     Vì họ coi kinh bà cụ.

c.      Vì họ sợ bà cụ xin con họ thức ăn.

Câu 3: Bà cụ đã làm gì khi đến gần hai đứa trẻ? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 4: Hoàn cảnh bà cụ có gì đáng thương?

a.      Bà cụ có một cháu nhỏ mồ côi.

b.     Bà cụ sống một mình bằng nghề nhặt rác trên bãi biển.

c.      Bà cụ đi bán hàng rong trên bãi biển để nuôi đứa cháu ngoại mồ côi.

d.     Bà cụ có đứa cháu ngoại chết vì giẫm phải mảnh chai trên bãi biển khi bán hàng rong.

Câu 5: Bà cụ thường nhặt những gì trên bãi biển? Viết câu trả lời của em.

..............................................................................................................................

Câu 6: Sau khi trò chuyện với chủ quán, bố mẹ những đứa trẻ hiểu ra điều gì quan trọng?

a.      Bà cụ già đã mất trí nên mới đi lang thang.

b.     Bà cụ già phải đi nhặt rác để kiếm sống.

c.      Bà cụ già nhặt rác để tránh tai nạn cho bọn trẻ đi trên bãi biển

d.     Bà cụ rất thương nhớ đứa cháu ngoại đã chết.

Câu 7: Vì sao bố mẹ những đứa trẻ muốn nói lời cảm ơn với bà cụ?

a.      Vì bà cụ đã thể hiện sự yêu mến con của họ.

b.     Vì bà cụ đã làm việc tốt để giúp đỡ bọn trẻ trong đó có những đứa con của họ.

c.      Vì bà cụ đã dạy bọn trẻ con cần cẩn thận khi đi trên bãi biển.

Câu 8: Câu chuyện này cho em biết khi muốn xác định thái độ tôn trọng một người cần dựa vào điều gì là chính?

a.      Vào hình dáng bên ngoài đẹp hay xấu của người đó.

b.     Dựa vào vẻ sang trọng hay vẻ nghèo khó của người đó.

c.      Dựa vào việc làm tốt hay việc làm không tốt của người đó.

d.     Dựa vào tuổi tác của người đó.

Câu 9: Câu nào sau đây là câu ghép?

a. Cha mẹ chúng thuê một cái lều ngồi uống nước trên bờ, để tiện nhìn các con vui chơi trên bãi cát phía trước mặt.

b. Bỗng họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

c. Tóc bà đã bạc trắng, bị gió biển thổi tốc lên càng làm cho khuôn mặt nhăn nheo của bà thêm khó coi.

 d.  Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi.

Câu 10: Câu ghép dưới đây nối với nhau bằng cách gì? Viết câu trả lời của em.

      Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.          

Câu 11: Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Nghe xong câu chuyện, người chồng vội chạy ngay xuống bãi biển mong có thể nói một lời xin lỗi và một lời biết ơn chân thành, nhưng bà cụ đã đi xa rồi. Bóng bà chỉ còn là một chấm nhỏ trên bãi biển vắng người khi chiều đang xuống.

            a. bằng cách lặp từ ngữ.

         b. Bằng cách thay thế từ ngữ.

         c. Bằng cách dùng từ ngữ nối.

         d. Bằng cách lặp từ ngữ và dùng từ ngữ nối.

Câu 12: Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? Viết câu trả lời của em.

      Từ dạo ấy, bà thương cháu đến ngẩn ngơ, bà cứ lặng lẽ đi dọc bãi biển, tìm nhặt những mảnh chai, mảnh sắt hoặc hòn đá có cạnh sắc.       

...................................................................................................................................   ...................................................................................................................................

Câu 13: Các câu sau liên kết với nhau bằng cách nào?  “Bà cụ không biết có nghe thấy gì không giữa tiếng sóng biển ì ầm, chỉ thấy bà cụ cứ từ từ tiến về phía họ. Thế rồi bà cụ dừng lại nhìn mấy đứa trẻ dễ thương đang ngơ ngác nhìn mình. Bà mỉm cười với chúng nhưng không ai đáp lại, chỉ giả vờ ngó lơ đi chỗ khác.

         a. bằng cách lặp từ ngữ.                     b. Bằng cách thay thế từ ngữ.

         c. Bằng cách dùng từ ngữ nối.           d. bằng cả 3 cách a, b, c.

Câu 14: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:   Thế rồi họ trông thấy một bà cụ già nhỏ nhắn, ăn mặc xuềnh xoàng, tay cầm một chiếc túi cũ đang tiến lại gần phía bọn trẻ.

8
16 tháng 5 2022

tối đa 10 câu

16 tháng 5 2022

10 câu tối đa