K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1

sao ko ai cứu mình câu này thế

 

22 tháng 1

C nhé

11 tháng 2 2022

chắc trình tự không gian(mk ko chắc nha)

Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:a. Mỗi dịp Tết, cây đào phai nở rộ làm bừng sáng cả một góc vườn. Nổi bật trên cành cây mảnh dẻ và mấy búp lá xanh non là những chùm hoa đơm đặc. Hoa đào có năm cánh mỏng, màu phớt hồng. Hoa mới nở chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi. Khi nở hết, những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.                                                           ...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:

a. Mỗi dịp Tết, cây đào phai nở rộ làm bừng sáng cả một góc vườn. Nổi bật trên cành cây mảnh dẻ và mấy búp lá xanh non là những chùm hoa đơm đặc. Hoa đào có năm cánh mỏng, màu phớt hồng. Hoa mới nở chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi. Khi nở hết, những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.

                                                                                                               Theo Minh Hương

- Đoạn văn tả bộ phận nào của cây đào?

- Tác giả quan sát bộ phận ấy bằng những giác quan nào? 

- Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả bộ phận ấy?

b. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết,... Vòm cây lá chen hoa bao trùm cả ngôi nhà lẫn mảnh sân nhỏ phía trước. Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

                                                                                                            Theo Trần Hoài Dương

- Đoạn văn tả hoa giấy vào thời điểm nào?

- Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh nào để tả vẻ đẹp của hoa giấy vào thời điểm đó?

- Tìm và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh trong đoạn văn.

1
NG
23 tháng 10 2023

a.

Đoạn văn tả hoa đào.

Tác giả quan sát bằng thị giác.

Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh : nở rộ, bừng sáng, thơm đặc; năm cánh mỏng, màu phớt hồng, chúm chím, ôm ấp nhụy màu vàng tươi; những cánh hoa mềm mại, rung rinh trong gió như muôn ngàn cánh bướm.

b. 

Đoạn văn tả hoa giấy vào lúc trời nắng gắt (mùa hè, lúc hoa nở).

Tác giả dùng từ ngữ, hình ảnh: bồng lên rực rỡ; màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết; lá chen hoa; giản dị; cánh hoa giống hệt một chiếc lá, mỏng manh, có màu sắc rực rỡ.

Hình ảnh so sánh: mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ: Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung hình dạng và độ mỏng của cánh hoa.
3 tháng 12 2023

Các tính từ là:

++ Xanh cao, trắng, xốp, nhẹ nhàng, trong suốt, đẹp, xanh tươi.

3 tháng 12 2023

xanh cao

trắng

xốp

nhẹ nhàng

trong suốt

đẹp

xanh tươi

đầy đủ

19 tháng 4 2022

Các câu kể ai thế nào :

Những nụ mai / không phô hồng mà ngời xanh màu ngọc bích.

      CN                                     VN

Khi nở, cánh hoa mai / xòe ra mịn màng như lụa.( "khi nở" không phải CN đâu)

                      CN                       VN

Nhưng cành mai / uyển chuyển hơn cành đào. ("Nhưng" là từ ngữ nối, không thuộc CN)

                CN                         VN

nhưng cánh hoa mai / to hơn cánh hoa đào một chút ("Nhưng" là từ ngữ nối, không thuộc CN))

                 CN                                   VN

Nếu sai thì bạn thông cảm cho mình, còn nếu đúng bạn tick cho mình nhé. Cảm ơn bạn

Khi miêu tả hoa sầu đâu, tác giả miêu tả NHỮNG gì?   Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn...
Đọc tiếp

Khi miêu tả hoa sầu đâu, tác giả miêu tả NHỮNG gì?
   Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười. Hoa nhỏ bé, lấm tấm mấy chấm đen nở từng chùm, đu đưa như đưa võng mỗi khi có gió. Cứ đến tháng ba, nhớ đến sầu đâu là tôi cảm thấy thoang thoảng đâu đây một mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả hương cau, mà dịu dàng có khi hơn cả mùi thơm hoa mộc. Mùi thơm huyền diệu đó hòa với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phú hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên,... Bao nhiêu thứ đó, bấy nhiêu thương yêu, khiến người ta cảm thấy như ngây ngất, như say say một thứ men gì.
                                                                                                                              (Theo Vũ Bằng)

 

A. Màu sắc

B. Hương thơm

C. Hình dáng

D. Công dụng

Khi viết kết bài theo kiểu mở rộng, có thể viết 2 nội dung nào dưới đây?

 

A. Những ích lợi mà cây mang lại. 

B. Những kỉ niệm và tình cảm thể hiện sự gắn bó với cây.

C. Miêu tả vị trí và nguồn gốc của cây.

D. Cây có những đặc điểm gì nổi bật.

E. Rễ, thân, cành, lá, hoa của cây có nét gì độc đáo.

3

A. Màu sắc

B. Hương thơm

C. Hình dáng

D. Công dụng

Khi viết kết bài theo kiểu mở rộng, có thể viết 2 nội dung nào dưới đây?

 

A. Những ích lợi mà cây mang lại. 

B. Những kỉ niệm và tình cảm thể hiện sự gắn bó với cây.

C. Miêu tả vị trí và nguồn gốc của cây.

D. Cây có những đặc điểm gì nổi bật.

E. Rễ, thân, cành, lá, hoa của cây có nét gì độc đáo.

26 tháng 7 2021

1. Trước nhàTN, //mấy cây bông giấyCN// nở hoa tưng bừng. VN 

2. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ. 

3. Mùa xuân đến, hoa mai bắt đầu nở. 

4. Khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa. 

26 tháng 7 2021

Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu sau:

1. Trước nhà, mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. 

2. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên rực rỡ(ko có trạng ngữ)

3. Mùa xuân đến, hoa mai bắt đầu nở. 

4. Khi nở, cánh hoa xòe ra mịn màng như lụa. 

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.a. Tá lá Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Tá lá 

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.

(Đoàn Giỏi)


– Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?

– Lá bàng được tả theo trình tự nào?

– Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?

b. Tả hoa

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

(Mai Văn Tạo)


– Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?

– Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?

c. Tả quả

Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

(Theo Vũ Tú Nam)

– Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn. 

– Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

d. Tả thân cây

Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em? 

1
NG
29 tháng 9 2023

a.

- Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.

- Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông

- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất. Vì mùa đông lá bàng đỏ như đồng, có thể nhìn cả ngày không chán.

b.

- Đoạn văn tả những đặc điểm: thời gian trổ hoa, hương thơm, màu sắc và hình dáng của hoa sầu riêng.

- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm hương thơm và hình dáng cánh hoa của hoa.

c.

- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn là: 

+ Câu văn sử dụng biện pháp so sánh: Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. 

+ Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa: Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

- Tác dụng của những biện pháp đó là:

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi với con người.

+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

d.

- Những từ ngữ tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em là: sừng sững, nứt nẻ đầy vết sẹo, to xù xì không cân đối, quều quào xòe rộng, con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh, ....