K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 2

a.Trạng ngữ: Những ngày giáp Tết, trong các khu chợ

Ý nghĩa: Nêu rõ thời gian và địa điểm giúp người đọc có thể hiểu dễ dàng hơn.

b.Trạng ngữ: Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

Ý nghĩa: Nêu rõ mục đích của các hoạt động được tổ chức.

Theo ý kiến của mình là vậy ạ!

14 tháng 2

a, Trạng ngữ trong câu sau là : Những ngày giáp Tết, trong các khu chợ

Ý nghĩa : nêu lên ngày mọi người đi vào giờ, ngày nào và ở đâu

b, Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

Ý nghĩa : nêu lên rõ những điều các trường muốn làm cho học sinh

 

11 tháng 6 2019

a) Để tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều đội y tế về các bản.

b) Vì Tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng!

c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, các trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực.

 Muốn có sức khỏe dồi dào, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục.

Ý nghĩa : Trạng ngữ chỉ mục đích(ở đây chỉ mục đích để khoẻ mạnh

Học tốt

Muốn có sức khỏe dồi dào, chúng ta phải thường xuyên tập thể dục.

Ý nghĩa : Trạng ngữ chỉ mục đích trong câu chỉ rõ cho chúng ta để có sức khỏe tốt.

# Hok tốt !

21 tháng 1 2022

câu b nhé

21 tháng 1 2022

b nhé

14 tháng 11 2019

X   Chỉ sự vật (người, con vật hay cây cối, đồ vật được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

15 tháng 5 2021

X vào đáp án Chỉ sự vật(người,con vật hay cây cối,đồ vật đc nhân hóa có hoạt động đc nói đến ở vị ngữ nha

chúc học tốt

30 tháng 4 2018

Khám phá thế giới

Hoạt động du lịch:

- Đồ dùng cần cho chuyến du lịch : Lều trại, quần áo bơi, quần áo thể thao, dụng cụ thể thao, bóng, lưới, vợt, quả cầu, thiết bị nghe nhạc, đồ ăn, nước uống, ...

- Phương tiện giao thông : Ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, máy bay, tàu điện, xe buýt, ga tàu, bến xe, bến tàu, xe máy, xe xích lô, bến phà, vé tàu, vé xe, sân bay.

- Tổ chức, nhân viên phục vụ du lịch : Khách sạn, hướng dẫn viên, nhà nghỉ, phòng nghỉ, công ti du lịch, tua du lịch.

- Địa điểm tham quan, du lịch : Bãi biển, đền, chùa, công viên, thác nước, bảo tàng, di tích lịch sử.

- Tục ngữ :

   Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.

Hoạt động thám hiểm :

- Đồ dùng cần cho cuộc thám hiểm : La bàn, lều trại, quần áo, đồ ăn, nước uống, đèn pin, dao, bật lửa.

- Khó khăn, nguy hiểm cần vượt qua : Bão, thú dữ, núi cao, vực sâu, rừng rậm, sa mạc, tuyết mưa, gió, sóng thần.

 

- Những đức tính cần thiết của người tham gia đoàn thám hiểm : Kiên trì, dũng cảm, can đảm, táo bạo, sáng tạo, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó ngại khổ.

Tình yêu cuộc sống

- Những từ có tiếng lạc(lạc nghĩa là vui, mừng) : Lạc quan, lạc thú...

- Những từ phức chứa tiếng vui : Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui sướng, vui lòng, vui nhộn, vui tươi, vui vẻ, vui vui, vui tính.

- Từ miêu tả tiếng cười : Cười khanh khách, cười rúc rích, cười hi hi, cười ha ha, cười sằng sặc, cười sặc sụa, cười hơ hớ, cười hì hì, cười hi hí.

- Tục ngữ :

   Nhờ trời mưa thuận gió hoà

   Nào cày nào cấy, trẻ già đua nhau.

   Chim, gà, cá, lợn, cành cau

   Mùa nào thức ấy giữ màu quê hương

Trong mấy năm gần đây, phong trào từ thiện được nhân lên rộng rãi trên khắp đất nước ta và đã góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt nỗi khổ của những người bất hạnh trong xã hội.Người người làm việc thiện, nhà nhà làm việc thiện. Thấm nhuần tinh thần ấy, học sinh chúng em đã có những hoạt động từ thiện phù hợp với khả năng và lứa tuổi. Tuần qua, trường em phát động phong trào quyên góp giúp đỡ học sinh và đồng bào lũ lụt. Tất cả các bạn lớp 6B đều nhiệt tình hưởng ứng.Giờ sinh hoạt lớp, thầy chủ nhiệm nhắc nhở, động viên chúng em tích cực tham gia phong trào này. Chúng em rất xúc động khi nghe thầy nói về cuộc sống thiếu thốn, vất vả của đồng bào vùng bị lũ lụt. Những cánh đồng lúa ngâm dưới nước sâu. Những ngôi nhà, mái trường bị đổ nát, cuốn trôi theo dòng lũ. Hàng ngàn người không có chốn nương thân, các bạn học sinh không có nơi học tập. Rồi đói rét, bệnh tật… trăm ngàn nỗi khổ do thiên tai gây ra mà con người phải gánh chịu… Những lúc hoạn nạn như thế này, tình làng nghĩa xóm đáng quý biết bao!Nghe lời thầy, chúng em tích cực chuẩn bị cho đợt quyên góp. Ai có gì góp nấy, tùy theo hoàn cảnh của mình. Ban cán bộ lớp giúp thầy thu nhận tiền và quà của từng học sinh. Nhiều bạn nhịn ăn sáng mấy ngày liền để lấy tiền đóng góp. Một số bạn có tiền dành dụm vui vẻ đem lên bỏ vào thùng lạc quyên. Cảm động nhất là mấy bạn nghèo trong lớp cũng cố gắng đóng góp. Của ít lòng nhiều, tình cảm của các bạn thật đáng trân trọng. Bạn Xuân mồ côi cha, hằng ngày phải phụ mẹ bán hàng ở chợ để kiếm sống và nuôi các em. Cuộc sống của gia đình bạn khá chật vật. Ngay sau ngày phát động phong trào, Xuân trao cho bạn Hương lớp trưởng một gói nhỏ: "Mẹ mới may cho mình bộ quần áo, mình chưa mặc đến. Cho mình gửi tặng các bạn vùng lũ lụt". Bạn Cẩm phải nhận vé số để bán kiếm thêm tiền ăn học cũng hăng hái đóng góp mười ngàn đồng và nói: "Mình vẫn còn sướng hơn các bạn vùng bị thiên tai nhiều lắm! Cần chia sẻ khó khăn với các bạn ấy!".Sau ba ngày, số tiền và hàng quyên góp được khá nhiều. Các bạn nữ đóng gói cẩn thận từng thứ cho vào trong thùng giấy, túi xách. Công việc bận rộn nhưng ai cũng vui vẻ. Chúng em muốn những mói quà nhỏ này sớm đến tay những người bạn sống trong cảnh gieo neo. Nhìn chuyến xe tải lớn chở hàng lên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, chúng em bồi hồi xúc động. Em càng thấm thía hơn ý nghĩa câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách, Một miếng khi đói bằng một gói khi no.Đạo lí của dân tộc Việt Nam ta lấy chữ nhân làm gốc. Hơn lúc nào hết, trong cảnh tai ương, hoạn nạn, đạo lí ấy càng được khơi dậy mạnh mẽ trong lòng mọi người.

24 tháng 4 2018

a,giờ ra chơi

b,hôm nay

28 tháng 9 2017

Bài thuyết trình về bảo vệ môi trường

BÀI THUYẾT TRÌNH
VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm. Có rất nhiều hội nghị tầm cỡ toàn cầu hoặc khu vực đã được tể chức để bàn bạc và tìm ra hướng giải quyết nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hiện nay. Trong mấy năm gần đây, những thiên tai ghê gớm, khủng khiếp như động đất, sóng thần, cháy rừng, lũ lụt... xảy ra liên miên, chứng tỏ bà mẹ thiên nhiên đang nổi giận và trừng phạt loài người vì những hành vi cố tình xâm phạm và phá vỡ quy luật cân bằng sinh thái.

Ở Việt Nam, ô nhiễm môi trường sống cũng là một vấn đề nan giải vì nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng. Có thể lấy hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làm dẫn chứng để chứng minh cho vấn đề này.

Điều đáng buồn là hiện tượng vứt rác, xả rác ra đường, ra những nơi công cộng rất phổ biến. Đó là hành động thể hiện ý thức bảo vệ môi trường quá kém, thể hiện nếp sống thiếu văn hóa, văn minh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lối sống lạc hậu, ích kỉ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân. Người ta nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch là được, còn những chỗ khác thì mặc kệ. Cho nên rác rưởi, đồ phế thải, xác súc vật chết... cứ "vô tư" ném toẹt ra đường vì đã có đội vệ sinh dọn dẹp. Cách nghĩ như thế là vô cùng thiển cận. Nhiều người nghĩ sai, làm sai sẽ dẫn đến tình trạng rác rưởi đầy đường, đầy vườn hoa, sông hồ, kênh rạch... gây mất mĩ quan thành phố và vô tình tiếp tay cho các dịch bệnh có điều kiện thuận lợi để phát triển, làm suy yếu sức khỏe của con người.

Nếu có dịp đặt chân tới thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chắc du khách sẽ rất ấn tượng về một thành phố của cây xanh, nhưng đồng thời cũng là thành phố của rác. Rác hiện diện khắp nơi: trên đường phố, trên cả những thắng cảnh nổi tiếng như Hồ Gươm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và lan tràn cả đến những nơi tôn nghiêm như Văn Miếu – Quốc Tử Giám cùng các ngôi chùa cổ kính. Còn bến tàu, bến xe, công viên... thì không chỗ nào mà không có rác.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, vài năm trở lại đây tình hình có khá hơn. Tệ nạn vứt rác ra đường đã giảm bớt, tuy vậy ở các khu nhà dân ven kênh rạch hoặc gần chợ búa ở ngoại thành thì tình hình ô nhiễm vẫn đáng sợ. Rác chất thải "sống chung" với người hết năm này qua năm khác. Chính quyền thành phố đã phải tốn nhiều công sức, tiền bạc để giải quyết vấn đề nhức nhối này nhưng vẫn chưa thể dứt điểm.

Tệ nạn thứ hai là khí thải, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành cũng thường xuyên gây ô nhiễm nghiêm trọng. Khói bụi, tiếng ồn, mùi hôi thối... ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả cộng đồng. Tình trạng này cũng đang được cải thiện bằng cách di dời các nhà máy, xí nghiệp... ra vùng ngoại vi thành phố, xa hẳn khu vực dân cư sinh sống và xây dựng hệ thống lọc nước thải công nghiệp đúng tiêu chuẩn an toàn.

Một vấn đề nhức nhối khác là nạn "lâm tặc" phá rừng và việc đồng bào vùng cao khai hoang làm rẫy cũng góp phần không nhỏ vào việc phá rừng. Chủ trương đóng cửa rừng, giao rừng cho dân quản lí... hầu như rất ít hiệu quả. Nhiều người chỉ nhìn thấy nguồn lợi trước mắt là lâm sản khai thác được từ rừng mà không nhận thức được hậu quả lâu dài. Tàn phá rừng đồng nghĩa với tàn phá cái nôi của sự sống, tàn phá chính cuộc sống của mình. Nạn lũ lụt, núi lở, lũ quét, lũ ống hàng năm cướp đỉ sinh mạng của bao người. Đất đai bạc màu, xói mòn... vì không được rừng bảo vệ. Nguồn dưỡng khí từ rừng càng ngày càng ít đi, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người.

Khai thác rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống là cần thiết, nhưng muốn được hưởng lợi ích lâu dài thì chúng ta phải biết bảo vệ rừng. Bên cạnh việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng rừng. Trồng rừng để phủ xanh đất trống, đồi trọc; trồng rừng để tái tạo môi trường sống cho nhiều loài chim quý, thú quý; trồng rừng để tạo vành đai phòng hộ bảo vệ đất đai, mùa màng...

Bảo vệ rừng đi đôi với việc bảo vệ hệ thống sông ngòi và biển cả. Hiện tượng cố tình biến kênh rạch, sông ngòi thành những cống lộ thiên có sẵn để chuyên chở nước thải công nghiệp cần phải chấm dứt để trả lại vẻ đẹp vốn có và sự sống cho chúng. Hiện tượng dùng chất nổ để khai thác thủy hải sản phải bị nghiêm cấm và trừng phạt vì đó là tội ác hủy diệt thiên nhiên.

Rừng vàng, biển bạc không phải là của kho vô tận, khai thác mãi thì cũng vơi, cũng cạn. Con người nếu không biết bảo vệ thiên nhiên thì cũng có nghĩa là không biết bảo vệ chính mình. Cho nên, việc cần làm trước mắt là chúng ta hãy tự giác và nhiệt tình tham gia phong trào làm cho thành phố hoặc địa phương nơi ta ở trở nên xanh – sạch – đẹp. Nếu ai cũng có ý thức bảo vệ môi trường sống thì tin chắc rằng ngôi nhà chung của cả nhân loại là Trái Đất sẽ ngày càng tươi đẹp.

28 tháng 9 2017

Ngày này, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề MT đã và đang ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó làm ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe con người. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin về việc MT bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bv MT, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Vì vậy, chúng ta phải đấu tranh và cùng nhau hành động để bv MT sống của chúng ta.MT rất cần thiết cho cuộc sống của con ng`. MT cung cấp cho con ng` những dk để sống như hít thở, ăn, ở…..Nếu ko có những dk đó con ng` ko thể sống, tồn tại và phát triển dc. Khi sống, làm việc và học tập trong MT tốt, bầu kk mát mẽ trong lành… thì chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu và hưng phấn hơn, giúp ta hiểu sâu và tiếp thu rộng hơn những vấn đề nan giải, đồng thời giúp chúng ta thư giản và thoải mái hơn sau những giở LD, học tập thật mệt mỏi, đầy căng thẳng và vất vả…..Nhưng có thể nói hiện nay con người đang dần dần tự cướp đi sự sống của mình. Đểphát triển KT, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình, con ng` chặt fa’ cây rừng bừa bãi lấy đi bầu kk trong lành và MT xanh của tất cả chúng ta, làm cho MT bị ô nhiễm nặng và lũ lụt tràn về; đồng thời họ còn đào k/s dưới lòng đất; chặn dòng nước để làm thùy điện; xả khí thải vào MT tạo thành những lớp mây bụi đầy trời và hơn thế nữa những chất thải ấy sẽ làm thủng tằng ozon, gây ra những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các c. trình x. dựng……Nếu cứ để tình trạng ô nhiễm kk này tiếp diễn thì sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính làm cho khí hậu TĐ nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi……… Đồng thời, nước thải CN, sinh hoạt của con ng`, phân bón, thuốc trừ sâu….trên những cánh đồng chảy ra các dòng sông làm ô nhiễm các nguồn nước và nhìu ng` đang uống nc’ từ các nơi đó, mặc # còn gây ô nhiễm MT đất làm cho bệnh tật ngày càng phát sinh nhìu hơn……Tất cả là do sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều ng` dân. Nhiều người nghĩ rằngnhững việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Một số nguyên nhân khác gây ra ô nhiễmmôi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, gópphần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn; do tốc độ CN hóa và đô thị hóa khá nhanh …….Còn nhìu nguyên nhân # nữa nhưng ko ai # chính con ng` đã và đang tự hủy diệt chính MT sống của chính mình.Môi trường bị ô nhiễm chủ yếu do con người gây ra. Mỗi người đã vô tình hay vô ý làm cho môi trường sống của chúng ta ngày một ô nhiễm. Để đảm bảo sự phát triểnbền vững, con người cần phải sống thân thiện với môi trường, giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch. 

 

6 tháng 12 2018

a) Ngoài đường, xe cộ qua lại nườm nượp, mọi người đi lại tấp nập.

b) Trong nhà, em bé đang say ngủ.

c) Trên đường đến trường, em nhìn thấy một bà lão ăn xin rất tội nghiệp.

d) Ở bên kia sườn núi, hoa ban nở trắng một vạt đồi.

27 tháng 4 2019

Trả lời :

Các trạng ngữ là :

Mùa xuân

Ở bên kia sườn núi

Ngoài đường

# Hok tốt #

Trạng ngữ chỉ thời gian: Mùa Xuân.

Trạng ngữ chỉ không gian: ở bên kia sườn núi; ngoài đường.

Học tốt nha bạn