K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp. Người vô ý trông không biết là áo vá. Mà bu Ninh vá thật không biết gì là sốt ruột. Ai đâu mà ngồi đến tê cả mông, mờ cả mắt cũng không thôi. Những lúc đau lưng quá, bu Ninh chỉ ngừng kim một lát, vươn vai hoặc bẻ lưng vào cái cạnh giường kêu răng rắc, rồi lại cúi đầu xuống vá, vá hết cái này sang cái khác. Bao nhiêu là quần áo rách! Những cái quần trắng, áo cánh trắng của thầy, đầy nhựa chuối. Những cái váy bạc phếch của bu.[….] Còn gì mà chẳng mục? Không mục có họa là bằng gỗ lim! Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái giãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ trọn vẹn được cái mầu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát. […] Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn tai nào mà nghe... Đật và Ninh chiếm mỗi đứa một bên cạnh mẹ. Chúng nó nằm phục vị, đều chúi vào đít mẹ, Ninh kêu bên Ninh ấm, Đật cãi bên Đật ấm, hai đứa cãi nhau chí chóe. Mẹ đùa con, bảo:

- Có im, không thì tao đánh cho một cái... tha hồ ấm.

Chị em cười khành khạch rồi cãi nhau bô bô. Ninh mồm mép quá, Đật không nói kịp. Đật òa khóc. Mẹ ngừng kim, cốc vào đầu con gái. Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí. Mẹ Ninh bật cười. Ấy thế là Ninh sằng sặc cười thật to, khiến Đật đang khóc cũng khanh khách cười... Chao ôi! những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?

(Trích “Từ ngày mẹ chết”- Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB Văn Học)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm 01 từ tượng thanh trong câu “Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí”.  

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu “Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát”.

Câu 4. Câu chuyện đã gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
 

0
13 tháng 12 2021

a, vì trời/ mưa nên tôi/ không đến được. 

        c1     v1         c2           v2 

(  vì .... nên....)=> nguyên nhân - kết quả

b, tuy mùa đông/ đã đến nhưng cái rét/ vẫn chưa về.

           c1              v1                    c2            v2   

(tuy.....nhưng......)=> tương phản

21 tháng 3 2022

Câu 1

-  Thể thơ: năm chữ

-  Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2

Bài thơ viết theo thể năm chữ đã học: “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh)/ “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ).

Câu 3

- Phép tu từ nhân hóa: “giấy đỏ buồn”, “mực…sầu”.

- Tác dụng: Khiến những vật vố tri như “giấy”, “mực” trở nên giống như con người, cũng cảm nhận được nỗi buồn tủi của chủ nhân. Qua đó thể hiện tình cảnh buồn khổ, thảm thương của ông Đồ thời tàn và niềm cảm thông, sự xót xa của tác giả trước tình cảnh đó của tác giả.

 

Những bài văn bất hủ của học sinh(8)Đề: Tả cây chuối.Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.Đề: Tả con bò.Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm...
Đọc tiếp

Những bài văn bất hủ của học sinh(8)

Đề: Tả cây chuối.

Trước cửa nhà em có một cây chuối. Rễ của nó cắm sâu xuống lòng đất. Sáng nào em cũng vun đất cho cây, trưa em vun đất cho cây, chiều em cũng vun đất cho cây. Quả của nó sum suê, rụng cả xuống đất.

Đề: Tả con bò.

Giữa trưa hè nóng nực, em thấy con bò kéo xe trên phố, mồ hôi chảy ròng ròng. Em học tập con bò tính cần cù chăm chỉ.

Đề: Tả cây bàng.

Sân trường em có một cây bàng trồng đã 3 năm cao 3 mét, nặng 2 kg, tán xoè như một cái ô.

Đề: Tả mái đình.

Hôm nay cô giáo cho chúng em về làng quê chơi, đầu làng có cái mái đình cong cong, khi chúng em đến mái đình rung rinh chào đón chúng em.

Đề: Tả về người mẹ.

Mẹ em rất dễ thương, mắt mẹ em như hai hòn bi ve, mái tóc mẹ em đen nhánh, má mẹ em mũm mĩm.

Đề: Tả con đường đến trường.

Nhà em cách trường không xa, hàng ngày em đều đi trên con đường nhỏ ấy. Những ngày nắng thì không sao nhưng cứ đến mùa mưa thì nước ngập lên tận bẹn.

Đề: Tả vườn rau muống.

Nhà em có một vườn rau muống. Chiều chiều mẹ em lại bắc thang lên hái lá về nấu canh.

Đề: Tả con gà.

Con gà nhà em mới nở trông đến là xinh đẹp, cái đầu nó to như một nắm tay, còn mình nó to như hai nắm tay.

Đề: Tả một thắng cảnh.

Tuần trước, bố mẹ em cho em đi thăm rừng Cúc Phương. Rừng Cúc Phương toàn là hoa cúc phương.

2

có 1 ko 2

1 tháng 3 2018

LIKE

Xác định câu nghi vấn trong các đoạn sau. Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì?a) Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng, lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế ấy! … Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!…Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để...
Đọc tiếp

Xác định câu nghi vấn trong các đoạn sau. Những câu nghi vấn đó được dùng làm gì?

a) Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng, lão cũng có thể làm liều như ai hết…Một người như thế ấy! … Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!…Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng… Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…

(Nam Cao, Lão Hạc)

b)  Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ , Nhớ rừng)

c) Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho một cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ có một nghĩa buồn rầu, khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?

(Khái Hưng, Lá rụng)

d) Vâng, thử tưởng tượng một quả bong bóng không bao giờ vỡ, không thể bay mất, nó cứ còn mãi như một vật lì lợm…Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Người ham chơi)

1
17 tháng 9 2017

a, Câu nghi vấn: " Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?"

   → Biểu lộ sự ngạc nhiên đến sững sờ của ông giáo.

   b, Câu nghi vấn "Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?/ Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? / Để ta chiếm riêng ta phần bí mật? / Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

   → Bộc lộ sự nuối tiếng những ngày tháng huy hoàng, oanh liệt chỉ còn là quá khứ.

   c, Câu nghi vấn: "Vậy thì sự biệt li… nhẹ nhàng rơi?"

   → Hai câu nghi vấn trên dùng để thể hiện phủ định sự biệt li khi nhìn chiếc lá rơi.

   d, Câu nghi vấn " Ôi, nếu thế thì đâu còn là quả bóng bay?"

   → Dùng để khẳng định những đặc tính vốn có của quả bóng bay ( vỡ, bay mất).