K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

Cảnh gì vậy bạn ?

25 tháng 4 2018

Mỗi chúng ta ai rồi cũng phải lớn lên, rồi cũng sẽ đến những nơi xa xôi trên khắp miền Tổ quốc. Cho dù đến nơi nào nhưng trong tim vẫn luôn nhớ da diết về quê hương thân yêu, nơi luôn thật đẹp đẽ và yên bình.

>> XEM THÊM: tả cảnh chợ tết quê em

ta canh dep que huong

Viết Một Bài Văn Tả Một Cảnh Đẹp Quê Hương Mà Em Yêu Thích

Khi mới chập cũng biết đi trên con đường quanh co ngõ làng, cánh đồng lúa rộng mênh mông đã trở nên quen thuộc từ rất lâu. Và có lẽ khó ai có thể quên những  màu sắc, thanh âm thân thương, giản dị đến lạ thường. Đâu đó là hình ảnh dập dờn như làn sóng của thửa lúa xanh tươi, cứ trải mãi xa tận đến hết tầm mắt, là những đàn cò trắng rủ nhau bay lượn nơi bầu trời trong xanh, hay đơn giản là dáng mẹ cần mẫn gió mưa sớm chiều. Em thích lắm khi mùa lúa chín, những bông lúa vàng óng, trĩu nặng thật đẹp biết bao. Xôn xao mùa lúa gặt, có lẽ đây là thời điểm vui nhất, mọi người dậy từ rất sớm, ai đấy cũng háo hức như hội, rồi khắp làng đâu đâu cũng thấy thóc phơi đầy sân, tiếng cười nói không ngớt vang lên vui đến lạ thường. Khi chiều về em cùng các bạn trong xóm thường rủ nhau đi thả diều, chạy tung tăng trên cánh đồng bát ngát, từng làn gió mát cứ ùa vào mặt làm tóc bay phấp phới, con diều bay cao vút, từng đàn trâu cặm cụi gặm cỏ phía xa.

Quê hương của em có lẽ chỉ giản đơn như vậy. Em yêu quê em, nơi em đã sinh ra, nơi cho em những phút giây mải mê vui thích. Dù sau này lớn khôn, có đi rất xa em sẽ nhớ mãi về quê em

5 tháng 3 2021

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

heheTham khảo nhé!

16 tháng 3 2022

Thời học sinh đáng nhớ nhất có lẽ là những trò chơi đầy tinh nghịch. Những giây phút ra chơi sau giờ học đầy căng thẳng là liều thuốc bổ cho tinh thần giúp học sinh chúng em cảm thấy thoải mái và phấn chấn hơn. Cứ mỗi khi bác trống vang lên những tiếng kêu giòn giã, chúng em lại háo hức chạy thật nhanh ra sân trường để hòa mình vào những trò chơi thật thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi lúc nào cũng để lại trong tâm trí em những ấn tượng thật đặc biệt.

Từ các cánh cửa, học sinh ùa ra sân trường như những chú chim non, sân trường bỗng chốc ngập tràn tiếng nói cười và rực rỡ màu sắc bởi màu áo của các bạn. Ông mặt trời trên cao có lẽ cũng bị giật mình bởi tiếng nô đùa, vén màn mây nhìn xuống nhân gian. Cả sân trường nhuộm trong cái nắng vàng rực rỡ. Trên cao, lá quốc kì đang tung bay đầy kiêu hãnh trong gió. Bác phượng già vẫn đứng lặng lẽ ở sân trường, tỏa bóng râm mát để cho chúng em chơi đùa. Sân trường chả mấy chốc đã tràn ngập những trò chơi bổ ích. Đi đến đâu, ta cũng bắt gặp những nhóm học sinh đang tụm năm tụm bảy, chuẩn bị bắt đầu một trò chơi nào đó.

Ở giữa sân trường, các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Sợi dây thừng được bện hết sức chắc chắn, hai bên là hai bạn đang cầm hai đầu sợi dây, quăng lên quăng xuống hết sức nhịp nhàng. Còn hai bạn nhảy chính thì đôi chân nhanh thoăn thoắt. Mặt các bạn hớn hở, lưng áo đã ướt đẫm mồ hôi nhưng xem ra chẳng có vẻ gì là mệt. Thỉnh thoảng vài cơn gió mát thổi qua lau khô những giọt mồ hôi trên lưng áo. Những người đứng xem xung quanh đã rất nóng lòng, chuẩn bị sẵn sàng để cùng vào nhảy, đôi mắt dõi theo sợi dây một cách chăm chú.

Ở một góc khác, các bạn nam đang quan tâm đến trò kéo co. Mỗi đội gồm có 5 người, ai cũng cố gắng kéo thật mạnh, thật khỏe để chiếc khăn quàng đỏ ở giữa nghiêng về phía đội mình. Trận đấu diễn ra hết sức căng thẳng, không đội nào chịu nhường đội nào, các cổ động viên xung quanh hò hét ầm ĩ: “Cố lên! Cố lên”. Được cổ vũ nhiệt tình, những người tham gia như được tiếp thêm sức mạnh, đồng tâm, đồng lòng dốc sức để đem chiến về cho đội mình. Các bạn khác thì đang nắm tay thành vòng tròn để chơi trò mèo đuổi chuột. Người chơi cùng nhau hát bài hát quen thuộc, chú mèo và chú chuột vờn đuổi nhau thật hấp dẫn, chuột chạy trước thì mèo đã ở ngay sau.

Một số bạn thì chọn cho mình một góc yên tĩnh ngồi nói chuyện, đọc sách hay thảo luận sôi nổi về một bài toán khó dưới gốc cây phượng già với những chùm hoa rực rỡ như ánh nắng mùa hạ ấm áp. Mặt các bạn lúc thì đăm chiêu, lúc lại giãn ra và nở nụ cười thật tươi khi khám phá được điều gì thú vị. Vài bạn khác đi với nhau theo từng nhóm, thong thả tản bộ trong khuôn viên trường, ngắm nhìn những đóa hoa đang thi nhau khoe sắc, lắng nghe tiếng hót líu lo của những chú chim đang chuyền cành trên cao. Ba tiếng trống lại vang lên, học sinh lần lượt vào lớp để chuẩn bị cho những tiết học tiếp theo dù vẫn còn lưu luyến. Sân trường một lần nữa lại chìm trong cái vẻ yên ắng, có lẽ cũng nhớ lắm tiếng cười giòn giã của đám học sinh tinh nghịch.

Quang cảnh sân trường giờ ra chơi thật đông vui và nhộn nhịp. Khung cảnh ấy cùng những trò chơi lí thú đã trở thành một kỉ niệm đẹp khó phai trong thời học sinh của em.

 

hehe

 

11 tháng 10 2018

Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.

Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.

Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.

mik sống ở Quảng Ngãi nên mik tả Quãng Ngãi

Bè rớ gồm bè và rớ. Bè được làm bằng tre tươi dài nguyên cây, thường là trẻ năng già. Mỗi bè được xếp từ bốn đến năm lớp trẻ, rộng độ ba mét. Người ta dùng tre cây đã trảy sạch mắt, xếp sát nhau thành lớp, chia khoảng đều và đặt bốn đến năm đà ngang rồi buộc chặt trẻ vào đà bằng dây rừng, lạt cật hay cước sợi lớn. Cứ thế người ta xếp tiếp các lớp khác, lớp trên cùng toàn trẻ thẳng tạo nên bề mặt tương đối phẳng, là chỗ sinh hoạt gia đình, hoạt động nghề nghiệp. Nửa bè phía gốc người ta dựng một sườn khoang như khoang thuyền, và phủ kín bên ngoài bằng tấm năng tre đan kín, trát dầu rái để che mưa nắng, về sau họ thấy tấm nắng bằng tôn kẽm

Khoang bè không thể lớn được, chỉ tạm đủ cho một gia đình vợ chồng và con cái ăn ở. Sau khoang là sân nhỏ dùng cho sinh hoạt hằng ngày, nấu ăn, chăn nuôi,… Còn trước khoang là sân nghề, ngoài đầu mũi bè người ta đặt một giàn rớ. Giàn rớ gồm hai cần tre dài, to bằng cổ chân người lớn, nhưng chắc chắn, liên kết cố định hình chữ V một bên dài, một bên ngắn. Chỗ khớp hai cần được nối động với một trục nằm ngang gắn chặt vào mặt bè. Cần dài vươn ra phía nước, người ta dùng dây thật bền buộc vào đầu cần bốn gọng tre xếp chữ thập tạo nên hai cánh cung chéo nhau ở giữa, mỗi gọng là một cây tre nhỏ, dài hơn năm mét. Đầu còn lại của bốn gọng được buộc chắc vào bốn góc làm căng một tấm lưới vuông, cạnh chừng sáu mét, lỗ lưới rộng cỡ một phân gọi là rớ. Cần ngắn hơn ở phía khoan có tác dụng tạo lực đối trọng khi cất rớ. Mỗi cần còn được gia cố thêm vài cây tre cho cứng cáp và làm nhiều bực thang để trèo lên hay lùi xuống dễ dàng. Muốn  đặt rớ xuống sông, người ta leo dần theo bực thang lên phía ngọn cần dài để đè rớ cho chìm hẳn xuống đáy nước. Muốn cất rớ phải thêm người trong gia đình trèo ngược lên phía đầu gọng ngắn, tạo lực đối trọng cho rớ cất nhanh lên khỏi mặt nước, nếu không cá sẽ thoát ra ngoài. Do vậy, suốt thời gian làm nghề, cả nhà vừa cất rớ vừa bắt cá, chung sức thật vui.

Hàng năm thời gian hoạt động nghề khá dài, thường bắt đầu từ cuối mùa đông khi lũ lụt đã vơi dần, qua suốt những tháng nắng đến đầu mùa mưa năm sau, thịnh nhất là vào những đêm tối trời và nước trong. Muốn nhử cá, người ta treo đèn sáng rực giữa rớ ngay trên đầu gọng để cá thấy ánh sáng mà tụ đến. Mỗi mẻ rớ, từ khi đặt xuống đáy nước đến khi cất lên chừng hơn mười phút.

Gặp lúc cá nhiều, cảnh cất rớ nô nức hẳn, họ chạy lên cần rớ dài phía sông rồi lại chạy lên cần ngắn phía khoang, đều đều như thế, và cá được bắt vào đầy giỏ, đó là phút giây hạnh phúc, no ấm của nghề sông nước. Đến cuối thu, khi mưa nguồn về mạnh, nước đục sông, người ta lần lượt chèo bè đến những vùng sông lạch bình yên để vừa hành nghề sinh nhai, vừa tránh bão lũ làm trôi bè; bởi bè là sản nghiệp của họ như ruộng vườn của nhà nông. Hằng ngày, ngoài thời gian đánh bắt, cả nhà nghỉ ngơi, sinh hoạt, vui chơi cũng trên chiếc bè. Xưa kia cuộc sống ngư dân bè rớ có phần cách biệt với đất liền vì luôn di động trên sông lạch, tìm chỗ cá nhiều để đánh bắt. Họ chỉ giao tiếp với cư dân trên bờ vào những lúc đem cá đến chợ hay bán rong đường thôn xóm, và mua những thứ cần thiết. Ở đâu cũng nhớ ông cha, trong khoang chỗ trang trọng nhất ngư dân bè rớ đặt bàn thờ tổ tiên, ngoài khoang trên cao lại đặt một trang nhỏ thờ thần sông nước, cũng là nét văn hóa tâm linh chung trong đời sống người Việt.

Ngày trước do cách sống "giang khê" nên trẻ con của ngư dân bè rớ thiếu điều kiện học hành. Trong gia đình khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ dành dụm tiền của tạo một chiếc bè mới như chia của cho con, sau cưới hỏi là tách riêng gia đình. Và họ thường tìm bạn đời nhau, cưới  hỏi với người trong bạn nghề để dễ hiểu, dễ sống. Rồi đất nước đổi thay phát triển, dần dần ngư dân bè rớ cũng nhận ra cuộc đời nếu mãi lênh đênh trên sông lạch sẽ chịu nhiều thua thiệt, con trẻ không được hòa nhập cùng chúng bạn,... Từ đó, họ rủ nhau lên những triền sông lập xóm để vừa có điều kiện chung sống với cư dân đất liền, vừa thuận tiện nghề sông nước. Những xóm ấy nay trở thành làng đông vui, trai gái tự do lập gia đình với bạn đồng trương lứa của nhiều tầng lớp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn.

Đến nay, nghề bè rớ hầu như vắng bóng, người già đã qua đời, trẻ con trở thành trai tráng, nhưng hình ảnh chiếc bè, cảnh gia đình cùng nhau cất rớ, ánh lửa lập lòe trên sông, cuộc sống ngược xuôi theo dòng nước, rồi đến lúc phải lên bờ định cư lập nghiệp mới,…. Tất cả những điều đó mãi là nét văn hóa đẹp chứa đựng tình cảm quê hương vùng hạ lưu sông nước Quảng Ngãi.

hay thì k nha

31 tháng 12 2021

tham khảo :

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi…”. Chưa đến bảy giờ mà bọn trẻ ở khu phố em đã hát vang khắp ngõ. Em rối rít hối mẹ lấy đèn giúp em. Tay cầm đèn, tay cầm bánh em bước vội ra ngõ nhập vào cùng các bạn để lên phường.

Chúng em đi hàng đôi, miệng hát líu lo. Hàng dần dần dài ra bổi đi qua ngõ nhà ai cũng có từ một vài bạn ra nhập cuộc. Đúng bay giờ ba mươi chúng em đã có mặt ở bãi đất rộng nơi các anh chị trong Đoàn thanh niên thường sinh hoạt. Có hơn hai mươi bạn đã có mặt tự bao giờ. Các bạn ấy lớn hơn em nhưng nhìn các bạn có vẻ rụt rè, ngơ ngác lắm. Đó là những bạn không nhà, sống nhờ vào các công việc bán báo, vé số, đánh giày… Hôm nay, các bạn cũng được các anh chị trong phường mời đến vui Trung thu với chúng em.

Giữa bãi đất trống treo mấy cái đèn lồng to, bên trong gắn bóng điện, tỏa ánh sáng muôn màu xuống khắp sân. Trên hai bàn lớn bày nhiều bánh: nào là bánh nướng, bánh dẻo, nào là mứt dừa , mứt gừng, kẹo sô-cô-la… Ngoài ra, còn có một mâm trái cây thật to của các cô ngoài chợ gửi vào. Chúng em được xếp ngồi trên các dãy ghế xung quanh chiếc bàn dài. Sau những giây phút rụt rè, các bạn nhỏ bây giờ đã rối rít. Bạn thì liến thoắng kể chuyện chị Hằng Nga ở cung trăng, bạm thì hỏi dò chú Cuội còn chăn trâu không, trâu có đi ăn lúa người ta nữa không?… Bỗng, tiếng chị phụ trách vang lên, không ai bảo ai, mọi người đều im phăng phắc nghe chị nói. Sau lời tuyên bố của chị, chúng em vỗ tay, rồi bắt đầu thắp đèn. Cả bãi trống sáng rực lên, lung linh ánh nến. Các bạn nghèo cũng được phát lồng đèn thật đẹp. Đó là công sức của các anh, các chị ở Đoàn phường đã ra công vót tre, cắt giấy bóng làm nên những lồng đèn cho tụi nhỏ chúng em vui chơi tối nay. Nhìn khắp sân bãi có đến hơn năm mươi chiếc lồng đèn, xanh, đỏ, tím, vàng… với những kiểu dáng khác nhau. Đẹp nhất có lẽ là đèn của bé Thảo. Đó là chiếc đèn hình con bướm xinh xinh nhiều màu sắc, lại được trang trí bằng những sợi dây ngũ sắc, trông cứ như con bướm thật. Tiếp đó là đèn cá chép của Hoàng, đèn ông sao của Trinh, đèn con thiên nga của Thủy… Cái nào cái nấy đều trang trí đẹp mắt. Chúng em đồng thanh hát to “Tết Trung thu… Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh…” Trên bầu trời xanh thẳm, mặt trăng tròn vành vạnh soi sáng khắp mọi nơi. Ánh trăng trải xuống sân, nhảy múa trên các khóm cây làm cảnh vật thêm lung linh, mờ ảo. Có lẽ chị Hằng đang muốn xuống đây vui tết Trung thu cùng chúng em, nên mỗi lần ngước mắt nhìn trăng ngỡ là trăng đang hạ thấp dần xuống mặt đất, càng nhìn trăng càng sáng. Sau thời gian rước đèn đi vòng vòng khắp khu phố, chúng em quay về vị trí bãi chơi để tiến hành phá cỗ. Mâm bánh trái được chia đều cho mỗi bạn. Các bạn mới rụt rè chưa dám nhận. Nhưng rồi trong không khí vui vẻ, ấm tình thương ấy, tất cả như quên hết mặc cảm, côi cút của mình, hòa vào cuộc vui như anh em trong một đại gia đình. Tiếng hát lại vang vang. Trăng đã lên cao, đêm cũng đã về khuya, chị Phụ trách tuyên bố tạm thời chấm dứt đêm rước đèn, hẹn năm sau gặp lại.

Đêm Trung thu đem lại cho chúng em biết bao niềm vui. Em thầm mong bất cứ nơi nào trên Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta, các bạn nhỏ đều được dự đêm Trung thu rước đèn họp bạn vui vẻ, ấm áp để mỗi dịp tết Trung thu đều trở nên đầy ý nghĩa

25 tháng 4 2021

Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Quê hương tôi lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời.

Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giặt một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.

 

Tôi mải ngắm nhìn khung cảnh quê hương mà không biết ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.

Chà, quê mình đẹp quá. Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

24 tháng 4 2021

  Bình minh, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn mang lại thật nhiều cảm xúc. Bầu không khí trong lành và những tia nắng ban mai dịu dàng đem đến cho mỗi người nguồn năng lượng ngập tràn sức sống mới.

    Từ phía xa ngoài khơi, khoảng trời ngay sát đường chân trời, nơi giao nhau giữa mặt biển và bầu trời chợt sáng bừng lên bởi một vùng sáng vàng sắc đỏ, thứ ánh sáng dịu ấm ấy viền lên những đám mây tạo nên những mảng sáng nhỏ hơi chói và lấp lánh, nó từ từ nhuộm dần cả đám mây, từ trên mặt biển vầng hào quang nhô lên mạnh mẽ và rồi Mặt Trời lên! Một vầng vòng cung nhỏ đỏ rực chợt nhô lên khỏi mặt biển, mặt trời lên thật nhanh thoáng một cái cả nửa khối cầu mầu đỏ sắc vàng sáng đã nằm trên mặt biển, một nửa kia hắt trên mặt nước lao xao, lung linh, nhấp nhô theo từng con sóng, khi ba phần tư quả cầu đỏ rực ấy nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc ta cảm thấy khối cầu ấy như muốn bứt lên khỏi một biển nham thạch đang cháy đỏ, cái một phần tư còn lại ấy cứ uốn éo, vặn vẹo, lô xô, nhấp nhô theo nhịp dao động của những con sóng nơi chân trời, nó gây cho ta cảm giác khối cầu ấy như là một thứ chất lỏng tinh khiết, nguyên sơ mà ta có thể luồn bàn tay của mình đỡ lấy nó để rồi từng dòng chất lỏng màu đỏ lung linh ấy chảy tràn xuống dưới mặt biển qua những từng kẽ ngón tay của mình.

    Bầu trời sáng bừng lên và trên mặt biển những con sóng lao xao phản chiếu ánh sáng mặt trời, khoảng không gian thật rộng và bao la dường như vô tận hiện ra trước mắt mọi người.

Nói là ko chép mạng nhưng bạn lên đây hỏi thì cũng là chép mạng rồi đó

Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, trường em đều tổ chức một buổi lễ chào cờ. Em rất thích lễ chào cờ này bởi sau mỗi buổi lễ, em thấy như có thêm nhiều năng lượng để bắt đầu một tuần học mới.

Sáng thứ hai là sáng đầu tiên của một tuần học và bởi cần chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ nên chúng em phải đến sớm hơn những ngày khác. Đúng bảy giờ kém mười chúng em đã có mặt tại trường để chuẩn bị ghế và xếp hàng ngay ngắn đợi hồi sống vào lớp vang lên cũng là lúc buổi lễ chào cờ bắt đầu. Thường khi trời mưa thì giờ chào cờ sẽ được hoãn lại còn những hôm trời đẹp, buổi lễ được tổ chức trong niềm hân hoan của cả thiên nhiên và con người. 

Chúng em ngồi dưới sân trường với những hàng được xếp ngay ngắn khiến cho cả sân trường phủ một màu trắng áo học trò và phấp phới khăn quàng đỏ trên vai. Mở đầu buổi lễ là khẩu lệnh: “Chỉnh đốn trang phục, chuẩn bị làm lễ chào cờ” được bạn liên đội trưởng hô vang dõng dạc sau lời nhắc nhở mọi người đứng đúng đội hình đội ngũ. Tiếng nhạc hùng tráng vang lên và chúng em bắt đầu hát quốc ca tay phải đưa ngang thái dương và đôi mắt luôn hướng về phía lá cờ tổ quốc đỏ tươi đang bay phấp phới trong gió. 

Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm không tên dội lên trong lòng về tổ quốc thân yêu. Những lúc ấy em có cảm giác như không chỉ có con người mà ngay cả lùm cây, ghế đá, lớp học cũng đang chìm vào không gian nghiêm trang ấy. Thời gian làm lễ rất nhanh trôi qua và phần thứ hai của buổi lễ cũng quan trọng không kém, phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm toàn cảnh trường mình trong buổi lễ. 

Toàn cảnh sân trường bao trùm một không khí trang nghiêm nhưng không ngột ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập thể được biểu dương thì phấn khích reo hò, có thêm động lực để phấn đấu và phát huy, còn những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhở để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người bạn học bình thường rất nghịch ngợm thì đều trở nên vô cùng ngoan ngoãn, dễ mến trong những buổi chào cờ như vậy. Các bạn không hay chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất nghiêm chỉnh lắng nghe những điều cô tổng phụ trách phổ biến trên sân khấu.

Điều làm em thấy thú vị nhất là cuối mỗi buổi chào cờ sẽ có tiết mục văn nghệ do đội văn nghệ của nhà trường biểu diễn. Các tiết mục hay làm cho ai nấy đều cảm thấy có tinh thần hơn cho một ngày mới. Buổi lễ chào cờ kết thúc luôn trong sự hân hoan trên từng nét mặt của mỗi học sinh và khi ấy, em cảm thấy mình như vừa được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho một tuần học với nhiều những điều mới mẻ và thú vị đang chờ đón.

9 tháng 5 2020

thanks bạn nhìu

7 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!!

 

 “Tùng tùng tùng”, tiếng trống vào lớp vang lên cũng là lúc chúng em biết sẽ vào giờ tập làm Văn. Đây là giờ kiểm tra một tiết mà chúng em đã được cô báo từ tuần trước. Chắc hẳn mọi người ai cũng rất mong chờ tiết kiểm tra này.

   Hôm đó cô giáo bước vào lớp. Cả lớp đứng lên chào cô và ngồi trật tự, không nhốn nháo như đầu những tiết học khác. Có thể thấy ai cũng rất coi trọng giờ kiểm tra này. Cô bước vào lớp phổ biến mọi quy tắc trong giờ kiểm tra. Cô giáo bắt đầu viết chữ lên bảng thật to: Kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn, thời gian 45 phút. Cô đi phát đề kiểm tra cho từng bạn. Mới phát đến bàn đầu mà bàn cuối chờ đợi với tâm trạng đầy háo hức, không biết sẽ vào đề như thế nào đây.

   Lúc tất cả đã có đề bài trong tay tất cả đều bắt tay vào làm bài ngay. Trong lớp không khí thật im ắng. Ai ai cũng ngồi ngắn và làm bài thật nghiêm túc. Lúc đó chỉ nghe thấy thở, tiếng bút viết và tiếng lật tờ giấy kiểm tra. Vì lớp học quá im ắng có thể nghe thấy cả tiếng giảng bài của các cô ở lớp bên cạnh. Tiếng chim hót ríu rít trên những vòm cây trong sân trường khiến chúng em thấy có động lực làm bài.

 

   Trong lúc làm bài có bạn rất chăm chú viết, không hề bị mất tập trung. Có bạn lại trầm tư suy nghĩ, đôi lông mày chau lại rất tập trung rồi chợt đặt bút viết có vẻ như đã nghĩ ra một ý tưởng nào đó. Đã hết hai phần ba thời gian, cô giáo nhắc tất cả các bạn làm bài thật cẩn. Có những bạn làm nhanh đã gần hoàn thành, có bạn vẫn cố gắng viết thật nhanh cho kịp thời gian. Thỉnh thoảng cô lại đi một vòng để nhìn bao quát lớp. Cô đi qua nhắc nhở một số bạn ngồi cho thẳng lưng lên hay nhắc làm bài cẩn thận, không phải vội vàng vì còn khá nhiều thời gian.

   Một lúc sau cô nhắc cả lớp: “Chỉ còn năm phút nữa các em nhé!”. Nghe xong lời nhắc của cô có bạn đã đặt bút xuống để soát lại bài. Có bạn vẫn cố gắng tăng tốc thật nhanh để viết cho xong kết bài. Em nhớ nhất là cái Linh, nó cuống cuồng cả lên vì mải viết quá nhiều, quá dài nên đến lúc đó vẫn chưa xong thân bài. Mặt bạn rất căng thẳng, lúc đó em ngồi bên cạnh thấy vậy đã khuyên Linh bình tĩnh, hoàn thành nốt phần thân bài rồi chuyển sang kết bài để có bài văn hoàn thiện. Tiếng trông hết giờ lại dõng dạc vang lên lần nữa “tùng tùng tùng”. Vậy là đã hết giờ. Cô giáo hô: “Đã hết thời gian làm bài, tất cả các em dừng bút lại”. Cuối cùng Linh cũng đã xong kịp khi cô thu bài. Bạn Phương Thảo lớp trưởng đã đi thu bài của từng bạn và nộp lại cho cô. Xong bài nhìn mặt bạn nào cũng bớt căng thẳng hơn, thở phào nhẹ nhõm sau bốn mươi lăm phút tập trung cao độ. Trong lớp lúc đó xôn xao những tiếng trao đổi về bài văn vừa viết.

   Bài viết văn hôm đó em cũng cảm thấy tương đối hài lòng vì mình đã viết được những đoạn văn, câu văn thật ưng ý, thể hiện được ý tưởng của mình. Em thích những giờ tập làm văn bởi lúc ấy là lúc em được thể hiện cảm xúc, ý tưởng của mình.

7 tháng 3 2021

Trong đời học sinh ai chẳng phải làm những bài kiểm tra. Nào là kiểm tra miệng, kiểm tra mười lăm phút, kiểm tra một tiết rồi kiểm trạ học kì và cả những đợt thi học sinh giỏi nữa. Tất cả các giờ kiểm tra đều mang lại một cảm giác hồi hộp cho học sinh dù đó là học sinh giỏi hay kém. Đối với tôi, hồi hộp nhất là giờ kiểm tra Ngữ văn. lớp tôi trước mỗi giờ kiểm tra Ngữ văn, không khí ôn tập có vẻ ghê gớm hơn bình thường một chút. Tôi nhớ nhất buổi kiểm tra Ngữ văn vừa rồi. Hôm đó, khi cô giáo dạy nhạc vừa ra khỏi lớp, cả lớp tôi đã nhao nhao lên. Hầu như các bạn đều không xuống sân chơi. Đứa thì vội vội vàng vàng lôi mấy quyển vở ra “tụng”, đứa lại quay xuống bàn dưới ôn bài cùng bạn, đứa thiếu cẩn thận thì chạy ngược chạy xuôi xin tờ giấy kiểm tra. Trống vào lớp, bầu không khí lớp tôi đang xôn xao bỗng im ắng hẳn đi. Khi cô giáo văn bước vào lớp, cả lớp ai cũng im re như sợ nếu mất trật tự sẽ bị cô cho đề khó hơn. Cô cho cả lớp ngồi xuống rồi bắt đầu đọc đề bài. Cả lớp im lặng lắng nghe, cắm cúi ghi lại đề bài và bắt đầu làm bài. Một vài bạn nam tinh nghịch còn chưa tập trung quay ngang quay ngửa. Cô nhắc nhở nghiêm khắc làm các bạn trật tự ngạy lập tức.Đề kiểm tra này có hai phần: Tiếng Việt và Tập làm văn. Phần Tiếng Việt cũng không có gì là khó mà toàn là câu hỏi trắc nghiệm nên tôi làm xong khá nhanh chóng. Tranh thủ nghỉ một lát, tôi ngước lên nhìn xung quanh: Không khí im ắng làm lớp học dường như cao hơn, rộng hơn. Ánh sáng từ ngoài cửa sổ chiếu vào lớp chan hòa kì lạ. Chỉ còn nghe tiếng bút đưa sột soạt trên giấy, tiếng mở giấy và tiếng quạt quay đều đều. Cô giáo ngồi trên bàn giáo viên, có vẻ như đang chấm bài. Đôi lúc cô ngẩng lên nhìn xuống khắp lớp. Cô “tăm” rất kĩ càng một học trò nào đó có ý định nhấp nhổm nhìn bài hay nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng kiên quyết một học trò cóp bài. Bởi sự nghiêm khắc và tinh tường đó của cô mà lớp tôi ai cũng ngoan ngoãn khác thường. Bạn thì im ru cắm cúi làm bài, bạn thì vừa viết vừa chau mày suy nghĩ, có bạn chắc đang bí nên cứ ngồi cắn cắn vào đầu bút như thể đang cố nhớ lại một điều gì đó. Tôi cũng tiếp tục đọc lại bài kiểm tra của mình một lượt xem có chỗ nào còn sai sót và tiếp tục làm bài.Còn khoảng mười phút nữa là hết giờ, bài của tôi cũng đã xong và đã được kiểm tra kĩ càng. Lúc này tôi mởi thở phào và ngước mắt nhìn xung quanh. Cả lớp tôi vẫn im phăng phắc. Ai cũng cặm cụi với bài làm của mình, không còn những gương mặt ngó nghiêng ra ngoài cửa sổ như trong những tiết học bình thường khác. Những bạn học khá môn Ngữ văn hay chăm chỉ trong lớp có vẻ đã làm bài xong và hài lòng với bài làm của mình. Bạn thì cặm cụi làm nốt phần cuối, bạn thì đang đọc lại bài viết của mình. Riêng có một số bạn mà tôi biết là không chăm chỉ cho lắm đang ngó ngoáy, hình như gặp khó khăn trong bài làm. Gương mặt các bạn có vẻ rất lo lắng. Tôi nghe thấy có đôi ba tiếng xì xào ở chỗ các bạn ấy nhưng rồi các bạn lại im bặt khi gặp cái nhìn “nảy lửa” của cô. Sau buổi hôm nay, chắc chắn các bạn ấy sẽ rất hối hận vì sự lười nhác của mình. Cô giáo đi xuống và tiếp tục quan sát khắp lớp. Nhìn qua bài của mấy bạn làm xong ánh mắt của cô ánh lên nét tin tưởng, khích lệ rõ rệt. Còn khi nhìn mấy bạn đang bắng nhắng, ngó nghiêng, cô lại lộ vẻ buồn buồn nhưng cũng khá nghiêm khắc. Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường giòn giã vang lên kết thúc hai tiết kiểm tra. Cô yêu cầu các tổ trưởng đi thu bài, trong khi đó, lớp dần yên ả trở lại. Mấy bạn tổ trưởng vừa thu bài vừa hỏi han, so sánh kết quả bài làm. Các bạn khác cũng bàn tán sôi nổi. Có bạn ngồi bàn một còn quay xuống, hỏi bài bạn ngồi tận bàn cuối. Có vài bạn khôn lanh vội vã sửa lại đôi chỗ ở bài làm của mình. Bài thu rồi, lớp còn ồn hơn, tiếng hỏi bài, tiếng kều chán nản khi làm sai một câu nào đó và cả tiếng hét lên sung sướng khi làm bài khá hoàn chỉnh. Mấy bạn ngó ngoáy trong giờ nay có vẻ chán nản ghê gớm. Nhưng rồi những điều đó cũng qua đi sau khi cô giáo thu bài và bước ra khỏi lớp. Cả lớp tôi không ai ngồi lại phòng, tất cả đều ùa xuống sân để được chơi sau những giây phút làm bài căng thẳng.Một giờ kiểm tra Ngữ vãn như thế đấy, có cả những niềm vui và nỗi thất vọng. Sau mỗi giờ kiểm tra như thế, cô giáo có thể biết được học lực và mức độ chăm chỉ của mỗi học sinh, , còn chúng tôi cũng có thể tự đánh giá được năng lực học tập môn học của bản thân.

27 tháng 12 2017

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

12 tháng 7 2018

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.