K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

THAM KHẢO NHÉ

Những dòng thơ nói về "nhà" trong bài thơ.Nơi thung sâu khơi nguồn ngọn gió.Nơi sớm chiều vẫn nhen ngọn lửa. Suối trong con tắm mình thuở bé. Những dòng thơ này khiến "nhà" hiện lên thật thân thương, gần gũi và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người. Đó là nơi cuộc sống của mỗi người bát đầu, là nơi mang lại cho con người hơi ấm của tình yêu thương, nuôi dưỡng những cảm xúc trong trẻo cho tâm hồn. Là nơi chào đón bước chân đầu đời của ta. Là tổ ấm giúp chúng ta tránh các hiện tượng thiên nhiên. Tác giả đã thể hiện rất rõ cảm xúc yêu thương, trân quý ngôi nhà của mình.

30 tháng 9 2021

Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Cát Linh để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm trên phố Giảng Võ đã dần hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi còn bé tí mà đến bây giờ đã trở thành một cô bé phổng phao, hoật bát thế này.


Ba em xây ngôi nhà này cũng đượ sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn còn hấp dẫn. Cánh cổng sắt khoắc trên mình chiếc áo măng tô màu xanh sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai met, hai bên trồng cỏ tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiểu thuỷ trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng.

Ngôi nhà của em được xây làm bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông ngân nga, thánh thót. Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê hương được đặt trang trọng trong khung lớn. ở dưới tủ sách là hai chiếc loa ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên ttrên giá. Xoong, nồi, dao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật của gia đình em diễn ra đều đều ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi buổi sáng, ánh nắng chan hoà, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khoá biểu, thời gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “ Chưa làm bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. “Học tốt-chăm ngoan”. Xung quanh, em trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa sổ, em thấy nào là mùi hoa xoan tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa cúc đang độ lớn.

Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang được sống giữa mái ấm của gia đình mình. được sống trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ

Ôi! Nhà trường( câu đặc biệt) - nơi chắp cánh những giấc mơ, cung cấp cho ta những kiến thức đầu đời( câu mở rộng), dạy cho ta đạo nghĩa, xây đắp trong ta những hoài bão lớn lao. Nhà trường - nơi mẹ cha tin cậy, giao phó những đứa con của mình chờ mong sự lớn lên của mầm non được chăm bẵm bởi đôi tay dịu dàng của những người thầy, người cô. Nhà trường - nơi xã hội tin tưởng, nơi được hàng ngàn cặp mắt dõi theo, nơi gieo biết bao hi vọng về một tương lai tiến bộ. Và hơn hết, mỗi người nếu muốn trở nên hữu ích đều cần phải trải qua một môi trường rèn dũa, giáo dục. Đó là vai trò lớn lao nhất của nhà trường!

Nhs

Hok tốt

25 tháng 5 2021

đây là đoạn văn k phải bài văn

31 tháng 10 2016

Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Cát Linh để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm trên phố Giảng Võ đã dần hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi còn bé tí mà đến bây giờ đã trở thành một cô bé phổng phao, hoật bát thế này.

Ba em xây ngôi nhà này cũng đượ sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn còn hấp dẫn. Cánh cổng sắt khoắc trên mình chiếc áo măng tô màu xanh sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai met, hai bên trồng cỏ tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiểu thuỷ trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng.

Ngôi nhà của em được xây làm bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông ngân nga, thánh thót. Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê hương được đặt trang trọng trong khung lớn. ở dưới tủ sách là hai chiếc loa ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên ttrên giá. Xoong, nồi, dao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật của gia đình em diễn ra đều đều ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi buổi sáng, ánh nắng chan hoà, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khoá biểu, thời gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “ Chưa làm bài xong chưa đi ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. “Học tốt-chăm ngoan”. Xung quanh, em trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa sổ, em thấy nào là mùi hoa xoan tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa cúc đang độ lớn.

Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang được sống giữa mái ấm của gia đình mình. được sống trong vòng tay yêu thương của ông bà, cha mẹ

31 tháng 10 2016

Ngôi nhà yêu quý của em nằm ở thôn Quan Quang, xã Hoà Kiến. Ngôi nhà này đã gắn không biết bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu của em.
Những lúc đi học về, vừa bước tới ngõ, em đã thấy ngôi nhà của mình thấp thoáng hiện lên với cánh cửa sắt xanh rờn như màu của bầu trời xanh thẳm không cùng. Bước thêm vài bước nữa, hiện rõ bên trái cánh cửa sắt là một cái cửa sổ được làm bằng kính. Phía trên có đính tượng hai con chim bồ câu đang hôn nhau được làm từ thạch cao, tuyệt đẹp! Nhà em có 7 phòng. Một là phòng riêng của em, một là phòng khách, buồng ngủ, nhà cầu, nhà tắm, nhà kho và cuối cùng là nhà bếp, Trong đó, phòng khách là phòng rộng nhất, chiếm gần một phần tư căn nhà. Phía trước phòng có gắn một tấm hình vẽ phong cảnh thác nước, làm cho phòng khách trở nên lộng lẫy hơn. Phía bên phải thác nước là hình của một con hổ đang nằm dưới bóng của một rặng tre dài. Dưới tấm ảnh tuyệt đẹp ấy là một cái tủ nhỏ chứa âm li, đầu đĩa … Trên cùng là chiếc ti vi hai mươi mốt in. Bên phải ti vi là một cái tủ lạnh. Còn bên trái là một cái giá sách được làm từ gỗ hương. Tủ có bốn ngăn. Ngăn thứ nhất dùng để đựng các thứ quà tặng của mọi người nhân dịp cúng nhà ba năm. Ngăn thứ hai và ngăn thứ ba dùng để trưng bày những quyển sách mà bố em rất thích. Ngăn còn lại chứa sách vở của mẹ. Cạnh cửa sổ là một cái bàn để em ngồi đó làm bài. Nó là quà tặng của bố nhân ngày sinh nhật lần thứ 9 của em. Cạnh đó là chiếc máy tính được đặt trên cái bàn tròn. Và nó cũng là nơi đã lưa những bài tập làm văn của em từ lớp 4 đến lớp 5.
Ôi ! Ngôi nhà của em. Em yêu quý ngôi nhà này biếc nhường nào. Nơi đây đã sinh ra em và nuôi em không lớn trong vòng tay ấm áp của cha mẹ. Vì vậy, em yêu nhà em lắm

10 tháng 5 2022

refer

An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.

   Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.

   Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm?

   Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.

10 tháng 5 2022

nhanh quá anh

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến qua bài thơ ''Bạn đến chơi nhà'' em cảm thấy tình bạn là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình rồi hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cùm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đó, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

16 tháng 11 2021

Ghi tham khảo vào nha bn

29 tháng 6 2017

Trong cuộc đời, ngoài tình cảm gia đình thiêng liêng và cao đẹp, chúng ta còn có những tình bạn trong sáng và lâu bền. Đó là những người cùng tâm sự, cùng sẻ chia những nỗi buồn niềm vui trong cuộc sống và học tập. Tình bạn là tình cảm giữa những người bạn đồng trang lứa, được xây dựng trên cơ sở hiểu và cảm thông cho nhau, cùng nhau xây dựng tình bạn trong sáng và thân thiết, lâu bền. Tình bạn không chỉ là xuất hiện cùng nhau trong những niềm vui mà cần sẵn sàng giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau khi gặp khốn khó. Không vì lợi ích của riêng mình mà “phản bạn”, thay đổi tình cảm với bạn. Trong cuộc sống, có những tình bạn khiến chúng ta thật xúc động và ngưỡng mộ. Là chàng trai đã tám năm không quản nắng mưa cõng bạn đến trường hay những người bạn giúp đỡ nhau học tập thành tài. Nhưng có không ít người kết bạn chỉ vì vụ lợi, lợi dụng để đạt được mục đích của bản thân. Vì vậy, “chọn bạn mà chơi” là lời khuyên cho mỗi chúng ta, bởi có những người bạn tin tưởng và chân thành bên cạnh sẽ giúp chúng ta có thêm người đồng hành trong suốt cuộc đời.