K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2019

Mặc dù đạt được một số thành tựu, tuy nhiên, nền công nghiệp nước ta thời gian qua phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ yếu phát triển theo các mục tiêu ngắn hạn, thiếu tính bền vững. Những hạn chế, tồn tại của công nghiệp Việt Nam chủ yếu gồm:

- Tăng trưởng công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp chưa thực sự là nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong nhiều năm qua, tỷ trọng của công nghiệp trong GDP thay đổi không lớn. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp có xu hướng tăng song vẫn ở mức thấp so với yêu cầu công nghiệp hóa.

- Tái cơ cấu các ngành công nghiệp thực hiện còn chậm, chưa tạo ra những thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp, chậm được đổi mới, nhất là đối với các doanh nghiệp công nghiệp trong nước. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp công nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ tụt hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 – 3 thế hệ, đặc biệt là trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp).

- Công nghiệp chưa thu hút mạnh mẽ lao động để tạo ra sự dịch chuyển cơ cấu lao động chung của nền kinh tế đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa. Tỷ lệ lao động công nghiệp trong tổng lao động có việc làm của nước ta thấp hơn nhiều so với các nước khác đã thực hiện thành công công nghiệp hóa trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ dân số vàng.

- Nội lực của ngành công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi việc chuyển giao công nghệ còn hạn chế; năng lực, hiệu quả của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước ở mức thấp.

- Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp còn thấp, kém xa các nước khác trong khu vực và châu lục.

- Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, chủ yếu tham gia vào khâu gia công, lắp ráp. Phần lớn các mặt hàng công nghiệp của Việt Nam có hàm lượng công nghệ thấp, ngoại trừ hàng điện tử chủ yếu do khu vực FDI nắm giữ. Số lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực Việt Nam có lợi thế so sánh đang có xu hướng giảm.

- Chất lượng năng suất lao động ngành công nghiệp còn thấp, có khoảng cách khá xa so với các nước khác.

- Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đã đề ra. Trong số các ngành ưu tiên theo xác định của Chính phủ, có các ngành công nghiệp ưu tiên có tốc độ tăng trưởng khá cao là dệt may, da – giày, thép, điện tử. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp này chỉ thực sự tham gia được ở một vài khâu có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu, các sản phẩm trung gian, máy móc thiết bị sản xuất trong khi nguồn lực nhà nước hỗ trợ các ngành này thông qua ưu đãi về thuế là khá lớn. Nhiều ngành công nghiệp ưu tiên khác không đạt mục tiêu đã đề ra.

- Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ mới đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đối với các sản phẩm chủ yếu là linh kiện và chi tiết đơn giản, có giá trị thấp trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các ngành công nghiệp ở mức thấp.

- Vốn đầu tư vào khu vực công nghiệp đa số tập trung vào các ngành có thời gian hoàn vốn ngắn như công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến thực phẩm, số dự án đầu tư vào công nghệ cao chưa nhiều.

- Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp còn hạn chế và kém hiệu quả. Không gian phát triển công nghiệp hiện nay còn bị chia cắt theo địa giới hành chính, thiếu sự hợp tác và phân công lao động trong vùng, chưa có sự phân bố hợp lý trên phạm vi toàn quốc dựa trên lợi thế so sánh. Việc kết hợp và lồng ghép chính sách phát triển ngành công nghiệp với chính sách phát triển vùng chưa hiệu quả, chưa xây dựng được mạng lưới các cụm công nghiệp.

- Phát triển công nghiệp gắn kết chưa chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp.

Ngành công nghiệp phát triển thiếu gắn kết chặt chẽ đã ảnh hưởng đến việc phát huy tối đa lợi thế của các ngành kinh tế khác, trong đó đặc biệt là nông nghiệp. Giữa công nghiệp và nông nghiệp là mối liên kết cộng sinh, không thể phát triển ngành này mà không cần đến sự phát triển của ngành kia, và ngược lại. Đối với công nghiệp, nông nghiệp là nguồn cung nguyên liệu đầu vào như mía, bông, trà, gạo, lúa mì… cho ngành công nghiệp chế biến. Ngược lại, đối với nông nghiệp, công nghiệp là ngành cung cấp công cụ lao động, máy móc thiết bị giúp nâng cao hiệu quả sản xuất như máy kéo, máy cày, máy thu hoạch, máy bơm nước, phân bón… tăng hiệu quả tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp thông qua các hoạt động xây dựng đường sá, chợ, siêu thị, nhà kho… Trong các chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là việc cơ khí hóa nông nghiệp và phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.

+ Đối với việc cơ khí hóa nông nghiệp: Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mức độ trang bị động lực cho nông nghiệp của Việt Nam trung bình đạt 1,6 mã lực (HP)/ha canh tác, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (4 HP/ha), Trung Quốc (8 HP/ha), Hàn Quốc (10 HP/ha).

Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu gần 70% số máy móc phục vụ nông nghiệp, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tại đồng bằng sông Cửu Long, việc cơ giới hóa canh tác được thực hiện chủ yếu trong ngành trồng lúa, mía đường. Ngược lại, tỷ lệ này còn rất thấp với các cây trồng cạn khác ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Trên thực tế, có rất nhiều loại máy nông nghiệp, phụ thuộc vào quy trình canh tác, thu hoạch các loại cây trồng khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của từng vùng miền.

Hiện nay, ngành Cơ khí phục vụ nông nghiệp đang phải đối mặt với hai vấn đề quan trọng cần giải quyết. Thứ nhất là chất lượng kim loại của chi tiết máy nông nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu ở các khâu công nghệ rèn, đúc chi tiết máy, công nghệ gia công và công nghệ nhiệt luyện để tăng độ bền và tuổi thọ chi tiết máy. Thứ hai là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu về vận hành máy móc cơ giới hóa nông nghiệp.

Thực tế này cho thấy ngành cơ khí nông nghiệp hiện nay còn nhiều yếu kém, chưa có sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhưng việc tổ chức thực thi chưa đem lại kết quả như mong đợi.

+ Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản đã đạt được những bước phát triển tích cực những năm gần đây. Cả nước đã hình thành hệ thống khoảng hơn 7.500 doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, trong đó có một số ngành hàng có công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu khắt khe của các thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt 5-7%.

Nhờ công nghiệp chế biến nông sản tăng trưởng mạnh mà các mặt hàng nông sản xuất khẩu tăng bình quân khoảng 8-10%/năm. Bước đầu đã có một số ngành hàng, doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, an toàn thực phẩm và các thị trường cao cấp.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản của nước ta chưa tương xứng với tiềm năng. Phần lớn trong số các sản phẩm nông lâm thủy sản chế biến được xuất khẩu là ở dưới dạng sơ chế thô. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị hàng nông sản chế biến của nước ta thường thấp hơn từ 15 - 50% so với các sản phẩm cùng loại từ những nước khác.

17 tháng 4 2018

- Phát triển thủy lợi và trồng cây che phủ đất.

- Đảm bảo tính chất chặt chẽ của thời vụ và có những biện pháp phòng chống thiên tai (bão, lụt, hạn hán,...)và phòng trừ dịch bệnh hại cây trồng và vật nuôi.

4 tháng 3 2022

nguyên nhân :

- do rác thải sinh hoạt hằng ngày 

- do khí độc các nhà máy 

- dùng nhiều hoá chất độc hai 

-...v.v...

biện pháp khắc phục:

- giải thiểu rác thải nhựa 

- hạn chế dùng các loại hoá chất 

- nâng cao ý thức sử dụng và xử lý rác thải của người dân

-Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chế tài xử lý pháp luật về môi trường

-...

 
4 tháng 3 2022

nguyên nhân : 

 nước sử dụng vào nhiều mục đích đơn lẻ; ( giao thông ; du lịch ; thủy điện ;.... ) dẫn tới lãng phí

khắc phục :

=> Người ta thường sử dụng tổng hợp nước sông , hồ .Việc sử dụng tổng hợp nước  ngọt MANG lại hiệu quả kinh tế cao , hạn chế lãng phí nước và góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước 

30 tháng 3 2017

- Làm thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất.

- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.

- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.



31 tháng 3 2017

- Làm thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất.

- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.

- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.

1 tháng 3 2022

Hiện nay vấn để băng tan do Trái Đất nóng lên đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần phải được giải quyết. Sở dĩ một trong những nguyên nhân khiến TĐ nóng lên là vì con người đã làm ô nhiễm môi trường (xã rác bừa bãi, đốt rác lộ thiên, ...), trực tiếp gây ra hiệu ứng nhà kính. Giải pháp khắc phục sau đây tuy không thể làm giảm việc TĐ nóng lên, nhưng ít nhất nó cũng làm chậm quá trình băng tan, giúp mọi người trên thế giới không bị lũ lụt nhấn chìm. Chúng ta vứt rác đúng nơi quy định, chính phủ cần phải có các biện pháp mạnh nhằm đẩy lùi việc ô nhiễm.

1 tháng 3 2022

thank

 

28 tháng 9 2018

Câu 1. Quan sát hình 7.1 và 7.2 SGK tr 23, hãy :
Trả lời:
- Ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á mùa hạ gió thổi chủ yếu theo hướng tây nam và đông nam, mùa đông chủ yếu theo hướng bắc và đông bắc.
- Lượng mưa chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông vì mùa hạ gió thổi từ An Độ Dương và Thái Bình Dương vào, đem theo không khí ẩm, gây mưa lớn, còn mùa đông gió thổi từ lục địa ra, đem theo không khí khô và lạnh.

Bài 2. Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra, trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào?
Trả lời:
- Làm thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất.
- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.

11 tháng 10 2016

- Làm thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất.

- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.

- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.

11 tháng 10 2016

- Làm thủy lợi, trồng cây che phủ đất.

- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, sạt lở đất, động đất, hạn hán,...

- Phòng trừ sâu bệnh có hại cho cây trồng, vật nuôi.