K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2020

1. Mở bài

- Trong cuộc sống, nhiều khi người ta chỉ nghĩ đến việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết mà ít chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Hai vấn đề ấy rất chặt chẽ với nhau, quan trọng và cần thiết như nhau.

- Ý kiến: “Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết” thật sâu sắc và đúng đắn.

2. Thân bài

a) Giải thích vấn đề

- Lòng vị tha, tình đoàn kết:

+ Lòng vị tha: là tấm lòng biết vì người khác, vì lợi ích chung của cộng đồng hay xã hội;

+ Tình đoàn kết: là tình cảm làm cho nhiều người liên hợp với nhau tạo thành một khối nhất trí, gắn bó trên cơ sở một lợi ích chung nào đó.

- Lòng vị tha và tình đoàn kết là những tình cảm cao đẹp của con người. Lòng vị tha và tình đoàn kết được thể hiện thường xuyên là cơ sở hình thành lối sống nhân ái, hoà hợp - một trong những lối sống đẹp nên thường được ca ngợi, biểu dương, trân trọng.

- Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh với con người: là thái độ không quan tâm tới, không có chút tình cảm gì đối với con người và cuộc sống; không có biểu hiện tình cảm thân mật, gần gũi trong giao tiếp, ứng xử giữa con người với con người.

- Thờ ơ, lạnh nhạt là dấu hiệu của thái độ sống ích kỉ, nhỏ nhen, tầm thường ở con người. Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người nếu thành thói quen sẽ hình thành lối sống vô tâm, tàn nhẫn, tầm thường - một trong những lối sống xấu xa khiến con người dễ trở thành kẻ tha hoá, tàn bạo, mang thú tính, do đó cần phải phê phán, lên án mạnh mẽ.

b) Bàn luận

* Ý nghĩa, tác dụng

- Trong xã hội cũng như trong mỗi con người đều tồn tại cả hai thái độ sống thờ ơ, lạnh nhạt, và vị tha, đoàn kết. Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người:

+ Ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết là để khẳng định một lối sống đẹp nhằm khuyến khích những con người có lối sống đúng đắn ấy tiếp tục thể hiện và phát huy trong mọi mối quan hệ giao tiếp; mặt khác cũng góp phần làm cho con người khác có thể học tập, phấn đấu noi theo. Như thế sẽ làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, hoà hợp.

+ Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là cách bộc lộ thái độ không đồng tình, bất bình trước một lối sống xấu xa, nhằm cảnh tỉnh những người đang có lối sống sai lạc đó; giúp họ thay đổi, điều chỉnh dần để hướng đến một cách sống đúng đắn, đẹp đẽ hơn như biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người...; phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng là cách nhằm hạn chế, ngăn chặn những biểu hiện khác của lối sống sai trái như giả dối, tham lam, tàn bạo... góp phần tạo dựng một môi trường xã hội lành mạnh, nhân ái, hoà hợp.

* Biểu hiện

- Trong cuộc sống: Việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người được thể hiện dưới nhiều hình thức gắn với những biểu hiện phong phú, đa dạng nhiều khi khó nhận ra của thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người.

+ Nhắc nhở, khuyên nhủ khi thấy ai đó chưa biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ những khó khăn, vất vả, gánh nặng... của người thân hoặc có những lời nói, việc làm, ứng xử khiến người thân lo, buồn, khổ tâm...

+ Tỏ thái độ không đồng tình với một người vô tâm chạm vào nỗi đau, nỗi bất hạnh... của một ai đó.

+ Bất bình khi một ai đó dửng dưng, giễu cợt, cười nhạo người tàn tật, kẻ ăn mày, nghèo khổ, gặp tai hoạ bất ngờ; thậm chí còn tỏ ra hả hê khi thấy người mình không ưa, không thích thất bại, mất mát hay tức tối, ghen tị khi thấy người khác thành công.

+ Lên án người đã xúc phạm nặng nề danh dự, nhân phẩm, nhân cách con người vì những mục đích đen tối, xấu xa.

+ Kiên quyết đấu tranh để gạt bỏ lối sống thờ ơ, lạnh nhạt.

- Trong văn học: Văn học sinh ra và tồn tại được trong cuộc đời là để thực thi sứ mệnh cao cả trở thành “thứ khí giới thanh cao và đắc lực... để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam). Vì vậy, trong văn học, cùng với việc ngợi ca lòng vị tha và tình đoàn kết, nhà văn còn thể hiện nhiệt tình phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người:

+ Lỗ Tấn một lần đi xem phim thấy những người Trung Quốc hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga đã giật mình: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển từ nghề thuốc sang làm văn nghệ. Thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh chính là một trong những biểu hiện của “quốc dân tính” mà ông phê phán.

+ Trong các sáng tác dân gian: Mẹ con Cám thờ ơ lạnh nhạt với nỗi khổ, những nhu cầu sống, ước mơ chính đáng của Tấm, trở thành kẻ tàn nhẫn, độc ác nên đã bị tác giả dân gian trừng trị đích đáng...

+ Trong các tác phẩm văn học viết: Tắt đèn - Ngô Tất Tố; Số đỏ - Vũ Trọng Phụng; Chí Phèo - Nam Cao...

* Mở rộng, phản đề:

- Cách thức phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng rất cần thiết và quan trọng: Phê phán trung thực, thẳng thắn nhưng cũng cần khéo léo, tế nhị. Để sự phê phán có tác dụng tích cực, phải luôn xuất phát từ thái độ thiện chí với tinh thần xây dựng. Tránh lối phê phán nhằm bêu riếu, hạ thấp, xúc phạm.

- Trong cuộc sống hiện nay, khi mà tư tưởng tôn trọng cá nhân đang được đề cao, trong chừng mực nào đó, người ta hay dựa vào tư tưởng này để ngụy biện cho thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Cũng có biểu hiện ngộ nhận thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là tôn trọng tự do cá nhân, là không can thiệp vào cuộc sống của nhau. Thực ra đó là cách sống “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại” mà cha ông ta từng phê phán.

- Đôi khi cũng có hiện tượng con người vin vào lí do bận bịu công việc mưu sinh, lập nghiệp, theo đuổi lí tưởng riêng mà vô tình trở thành kẻ thờ ơ với cha mẹ, vợ con, anh em, hàng xóm... Bởi vậy, việc ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết luôn đồng hành với việc phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người, ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết thực chất là hai mặt của một vấn đề, chúng liên quan rất chặt chẽ với nhau, đều chung mục đích xây dựng lối sống đúng đắn và cao đẹp cho con người, tạo dựng một môi trường sống tốt đẹp vì con người.

- Luôn biết nhận ra, biết xấu hổ với những biểu hiện sống thờ ơ, lạnh nhạt của chính mình với niềm vui sướng, nỗi buồn đau hay thành công thất bại của người sống quanh mình. Từ đó, nghiêm khắc phê phán bản thân, quyết tâm khắc phục, từ bỏ thái độ sống như thế.

3. Kết bài

- Làm điều xấu tất nhiên là không tốt nhưng thấy cái xấu mà không lên án thì cũng chẳng phải là tốt. Vì thế, phê phán thái độ ghẻ lạnh, thờ ơ là đúng, là cần thiết trong thế giới nhân ái, nhân văn.

- Ý kiến đúng đắn đã giúp mỗi người khắc phục được cách ứng xử có tính chất cực đoan trước những vấn đề đạo đức, nhân sinh đang nảy sinh trong đời sống.

1. Mở bài

- Cuộc sống bôn ba vất vả để mưu sinh, nhiều lúc con người ta cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Khi đó, điểm tựa và nguồn động lực lớn lao có thể đưa con người vượt qua khó khăn đó chính là gia đình.

- Bàn về ý nghĩa và vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi cá nhân, Euripides nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

2. Thân bài

a) Giải thích ý nghĩa câu nói

- Gia đình: chỉ mối quan hệ hôn nhân và huyết thống giữa các thành viên của gia đình, thể hiện tình cảm gắn bó bền chặt, không thể chia cắt.

- Tai ương của số phận: chỉ những khó khăn, trắc trở gặp phải khi bước trên đường đời.

- Nội dung câu nói: Khẳng định vai trò to lớn của gia đình đối với mỗi con người - gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống.

b) Bàn luận

* Vai trò của gia đình

- Gia đình là nơi nuôi dưỡng tâm hồn con người và là gốc rễ của mọi điều tốt đẹp nhất cuộc sống. Gia đình không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách của một con người mà còn góp phần lớn tạo ra những thành công khi trưởng thành.

+ Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tài năng và nhân cách con người. Bởi vậy, mỗi con người sinh ra và lớn lên, trưởng thành đều có sự ảnh hưởng, giáo dục to lớn từ truyền thống gia đình. Chính điều đó sẽ là hành trang cho mỗi chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống.

+ Gia đình là cái nôi hạnh phúc của con người từ bao thế hệ: không chỉ đùm bọc, chở che, gia đình còn giúp con người vượt qua được những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống. Trong cuộc đời, không ai có thể tránh khỏi những va vấp, những tổn thương, những khó khăn thử thách, những thất bại. Khi đó, gia đình sẽ là nơi bao bọc, chở che, động viên, vỗ về chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chắc và vô điều kiện những khi ta đã “lưng chùng gối mỏi” sau những lúc tất tả trên đường đời.

* Trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình

- Câu nói trên đặt ra vấn đề cho mỗi con người, xã hội: Bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc. Muốn làm được điều đó cần: trong gia đình mọi người phải biết thương yêu, đùm bọc chở che nhau; phê phán những hành vi bạo lực gia đình, thói gia trưởng...

* Mở rộng, phản đề

- Gia đình có vai trò to lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con người, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để con người vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều người ngay từ khi sinh ra đã không được sự chở che, đùm bọc, giáo dục, nâng đỡ của gia đình nhưng vẫn thành đạt, trở thành con người hữu ích cho xã hội.

- Gia đình là quan trọng như thể sinh mệnh con người vậy mà có những đứa con bất hiếu đối với ông bà, cha mẹ; lãng quên cội nguồn, cự tuyệt tình thân; sống thiếu trách nhiệm đối với những người thân trong gia đình.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Câu nói trên thật đúng khi khẳng định vai trò của gia đình đối với cuộc sống mỗi người. Vì gia đình có giá trị bền vững và vô cùng to lớn không bất cứ thứ gì trên cõi đời này sánh được, cũng như không có bất cứ vật chất cũng như tinh thần nào thay thế nổi.

- Mỗi chúng ta cần góp phần bảo vệ, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Hãy biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ cho nhau. Hãy biết nhẫn nhịn, chịu đựng, hi sinh để gia đình luôn là tổ ấm hạnh phúc nhất.

3. Kết bài

- Ai đó đã định nghĩa: Gia đình, đó là nơi ngay cả khi nước sôi cũng reo lên niềm hạnh phúc. Vậy chúng ta hãy bằng tình yêu và hành động của mình để cho niềm hạnh phúc ấy luôn được reo lên trong hai tiếng thiêng liêng “gia đình”.

>>> Bài văn mẫu tham khảo: Nghị luận Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân

1 tháng 8 2021

Các văn bản: Đức tính giản dị của bác hồ, tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sự giàu đẹp của tiếng việt, ý nghĩa văn chương có điểm chung  về phương thức biểu đạt nghị luận

1 tháng 8 2021

phương thức biểu đạt là nghị luận

 

25 tháng 8 2019

Chọn A

10 tháng 5 2020

Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.

Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế 

Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị;  bác giản dị trong đời sống hằng ngày:

- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm

-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng 

-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ

-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình

Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết

-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo

-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập

Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.

Câu 3:  Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.

Công dụng của văn chương:

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống

Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú

Mình cg học lớp 7 nà

Học tốt nha bạn