K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2021

STT

CâyDạng thânDạng rễKiểu láGân lá Quả (nếu có)Môi trường sống
1Bưởi

Gỗ

Cọcđơnmạngmọngở cạn
2Đậu CỏCọckép mạngkhô nẻở cạn
3Lúa CỏChùmđơnsong songkhô không nẻở cạn
4Mướp LeoChùmđơnmạngmọngở cạn
5Ổi    GỗCọcđơnmạngmọngở cạn
30 tháng 3 2016

Bưởi, đậu, ổi, lúa, mướp

30 tháng 3 2016
STTCâyDạng thânDạng rễKiểu láGân lá Quả (nếu có)Môi trường sống
1Bưởi

Gỗ

Cọcđơnmạngmọngở cạn
2Đậu CỏCọckép mạngkhô nẻở cạn
3Lúa CỏChùmđơnsong songkhô không nẻở cạn
4Mướp LeoChùmđơnmạngmọngở cạn
5Ổi    GỗCọcđơnmạngmọngở cạn

 

 

 

 

 

 

 

 

26 tháng 7 2019

Bài làm:

Gửi cha mẹ kính yêu của con!

Chắc cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi đọc được được bức này của con. Con là con gái Út của cha mẹ đây ạ. Hôm nay, khi con sắp chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT và bước vào ngôi trường Đại học mà con hằng mong ước. Con lại mong muốn viết bức thư này để cảm ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ dành cho đứa con gái này.

Cha mẹ là người đã sinh con và dạy dỗ con trong suốt thời gian vừa qua. Con thầm cảm ơn cha mẹ vì điều đó. Từ hồi con còn bé, vì là đứa út trong gia đình, con được mẹ sinh muộn nên con yếu hơn các chị. Con hay bị ốm, mà mỗi ngày con ốm vậy, bố mẹ là người chăm sóc con. Con còn nhớ đôi bàn tay của bố sờ lên trán con xem con đã đỡ sốt chưa. Bố thay khăn để đắp lên trán con. Lúc đó, con hiểu được sự lo lắng của cha mẹ. Đến khi con bắt đầu đi học, bố lại đèo con trên chiếc xe đạp cũ. Cha mẹ dành cho con những bữa sáng ngon, có khi là chiếc bánh mỳ, bánh bao hay bánh chưng rán. Nhà mình hồi đó nghèo lắm những cha mẹ không bao giờ để chúng con bị thiệt thòi so với bạn bè. Chúng con được đến trường lớp với bạn bè được đi học đó là điều may mắn và hạnh phúc. Từ đó, con luôn tự hứa với bản thân mình phải học thật giỏi để sau này giúp đỡ cha mẹ.

Đến ngày hôm nay, cũng 12 năm con cắp sách đến trường. Con cũng chuẩn bị bước vào kì thi lớn của cuộc đời mình. Con muốn gửi đến cha mẹ tình cảm tốt đẹp nhất, sự thành kính nhất về công lao to lớn trời biển của cha mẹ. Con hứa rằng, con sẽ cố gắng đi hết chặng đường này và gặt hái được thành công để cha mẹ được tự hào về con. Sau này, con sẽ làm giáo viên để cha mẹ tự hào về đứa con này.


Thôi, con dừng bút tại đây. Cuối bức thư này, con chúc cha mẹ luôn luôn khỏe mạnh, sống thật lâu bên chúng con.

Con gái của cha mẹ:

...........................................

Nguồn: mạng =))))))

~Study well~ :)

21 tháng 2 2016

Câu 1 : Cây lông cu ly , cây bòng bong , cây rau choạy , cây dương xỉ ,cây rau bợ, ...

 

Câu 2 : muốn nhận ra một cây dương xỉ nhờ đặc điểm của lá là :
- Lá : lá non thường cuộc tròn , duỗi , cuống dài , dạng lá kép .

haha Tick mk nha bn

Trả lời:

Câu 1:

Một số loại dương xỉ thường gặp là: Dương xỉ, rau bợ, lông cu li,...

Câu 2:

Có thể nhận ra một cây thuộc dương xỉ nhờ đặc điểm lá non cuộn tròn ở đầu

 

 

19 tháng 10 2018

Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ, tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.

Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.

Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.

Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri

Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy được. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:

- Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.

Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:

- Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!

Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá rào rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.

Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.

Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:

- Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.

Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô cùng

Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.

Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng của O.Hen-ri - Bài tham khảo 2

Mùa đông! Gã viêm phổi lang thang thọc bàn tay lạnh buốt vào các khu nhà tồi tàn và tôi – Giôn-xi, một họa sĩ nghèo đã trở thành một trong số nạn nhân đầu tiên của gã. Nghèo túng, bệnh nạn khiến tôi tuyệt vọng tâm thế dành hết cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Tôi xùng Xiu – một đồng nghiệp, thuê trọ trên một căn gác gần công viên Oa-sinh-tơn, tầng dưới cụ Bơ-men đã già 60 tuổi hay ngồi làm mẫu cho chúng tôi vẽ tranh ở tầng dưới. Giờ đây thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt. Mưa phũ phàng và gió vùi dập kéo dài triền miên không dứt. Gió bấc ào ào động vào cửa sổ mưa bồm bộp quất nước. Cây thường xuân bám trên bức tường gạch nhà bên đối diện với cửa sổ căn phòng của tôi đang trút lá. Tôi đợi khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì tôi cũng hà đời.

Chị Xiu thường xuyên động viên an ủi chăm sóc tôi. Nhưng tôi chẳng để ý. Lúc này tôi thấy tâm hồn mình thật cô đơn, mọi sợi dây giàng buộc với bạn bè với cuộc sống cứ lới rộng dần từng sợi một. Trời vừa hửng sáng tôi đã thều thào nhờ chị Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Ôi kìa! Vẫn còn một chiếc lá duy nhất đơn độc dũng cảm treo bám vào tường cuống lá xanh sẫm nhưng hình như rìa răng cưa đã úa vàng trắc chắn nó sẽ rụng nhanh.

Vậy mà cả ngày hôm ấy tôi vẫn nhìn thấy nó. Cả đêm mưa gió vẫn tiếp tục ào ào. Trời vừa sáng tôi lại yêu cầu Xiu kéo tấm mành mảnh lên. Lạ chưa, chiếc lá vẫn còn ở đó. Tại sao nó không rụng nhỉ? Sức mạnh nào đã giúp nó vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, phải chăng đó là sự gan góc dũng cảm bền bỉ? Còn tôi thì sao? Tôi đã buông xuôi chán nản tuyệt vọng đầu hàng số phận. Tại sao chiếc lá có thể còn tôi không thể tồn tại? Tôi thấy mình thật yếu đuối vô dụng, phải lấy lại niềm tin nghị lực sống! Nhất định phải thế!

Tôi bèn nhờ chị Xiu lấy cho chút rượu chút sữa kê lại chiếc gối để ngồi lên lấp gương coi gương mặt của mình. Tôi tâm sự với chị: "Muốn chết là một tội! Một ngày nào đó em sẽ về vịnh Na-Plơ". Sự sống dần hồi sinh trong tôi. Nhờ thuốc men của bác sĩ, sự tận tình chăm sóc của Xiu và nghị lực lòng ham sống của tôi, cuộc sống lại mỉm cười với tôi.

Buổi chiều chị Xiu ôm lấy tôi và cả chiếc gối kể cho tôi nghe "Cụ Bơ-men đã chết rồi em ạ, em có thấy chiếc lá chẳng bao giờ rung rinh bởi đó là kiệt tác của cụ bơ-men cụ đã vẽ nó vào các đêm chiếc lá cuối cùng rụng xuống". Trời ơi! Cụ Bơ-men đã chết rồi sao. Chết vì sự ngốc nghếch ý nghĩa kì quặc của tôi ư. Tôi choáng váng ân hận day dứt. Một người sống cô độc như cụ Bơ men khao khát vẽ kiệt tác mà chưa bao giờ thực hiện được. Giờ đây chỉ vì muốn cứu tôi mà cụ đã hi sinh tính mạng của mình phải rồi đó chính là kiệt tác của cụ bởi nó được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt đêm tối mưa phũ phàng gió vùi dập nó giống thật đến mức tôi và chị Xiu không nhận ra đó là một bức vẽ. Nó cứu sống tính mạng của tôi nhưng lại cướp đi tính mạng người tạo ra nó. Nó là sản phẩm kết tinh của tài năng trái tim yêu thương vô hạn đức hi sinh và lòng vị tha. Nó còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính hướng tới phục vụ cuộc sống của con người.

Cảm ơn cụ! Giờ đây tôi phải làm gì để xứng đáng với sự ra đi của cụ? Tôi phải sống tốt hơn khỏe mạnh vẽ kiệt tác Vịnh Na-Plơ, đi khắp trái đất đem nghệ thuật chân chính phục vụ cuộc sống con người. Ca ngợi những tấm lòng cao cả biết hi sinh vì người khác.

Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt.

Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.

Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:

- À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.  Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó. 

Xiu khẽ lên tiếng:

- Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi... - ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. 

Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp:

- Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.

- Vẽ... Nhưng...

- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.

- Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin. 

Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:

- Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé. 

Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà.

Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:

- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào...

- Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!

- Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!

- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!

- Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công. 

Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương.

Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.

Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng.

Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.

- Thật kì diệu! - Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại. 

Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ - nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:

- Ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ở đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ! Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cô như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:

- Ôi, là hai người vẽ đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu... 

Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...

P/s tham khảo nha

26 tháng 3 2021

tham khảo

Từ bao đời nay,(trạng ngữ) câu tục ngữ  "Lá lành đùm lá rách chính" được đúc kết và trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy cho bao thế hệ con cháu. Câu tục ngữ lấy hình ảnh ẩn dụ của "lá lành" và "lá rách". Lá lành là ẩn dụ cho những con người có cuộc đời may mắn hơn người khác một chút. "Lá rách" là ẩn dụ cho những con người có số phận kém may mắn hơn, khổ sở hơn. Hành động "đùm" chính là hành động thương yêu, giúp đỡ bằng tình cảm hoặc bằng vật chất. Theo em, đây chính là hành động đẹp của dân tộc VN. Người giúp đỡ người, có gì giúp nấy và giúp người khác trong khả năng của mình. Nhờ có tinh thần tốt đẹp ấy mà cuộc sống được tốt đẹp hơn, nhiều số phận bớt đi sự khổ đau trong cuộc sống. Hơn nữa, tinh thần yêu thương trong 1 dân tộc chính là nền tảng của sức mạnh cộng đồng, giúp cho dân tộc ất vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Trên thực tế, nhà nước luôn có chính sách quan tâm hỗ trợ người dân ở những vùng kinh tế khó khăn, những vùng gặp thiên tai hạn hán, dịch bệnh,... Còn về bản thân em, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động quyên góp quần áo, sách vở khi địa phương hoặc nhà trường tổ chức. Chao ôi!(đặc biệt) Những vật phẩm tưởng chừng vô gía trị ấy sẽ giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn, chắp cánh ước mơ cho họ. Tóm lại, câu tục "Lá lành đùm lá rách" truyền tải thông điệp về tình yêu thương nhân nghĩa cao cả tốt đẹp, là nền tảng của việc tu dưỡng đạo đức của các thế hệ trẻ dân tộc.

19 tháng 3 2018

Dear Ly Tran Thi Huong,

English is becoming more and more important under the trend of globalization. However, after learning English for a few years, my English is not as good as I wish. In my opinion, there are several reasons. I spent little time learning English unless there are English examinations. I focused the most time and energy on preparing for passing the English exams.

I had few opportunities to practise speaking English. I can write English but I cannot speaking English well.

I think I should spend more time to study English and try to find oportunities to practise speaking with native speakers to improve my English listening nad speaking skills.

I firmly believe that I will improve my English by hard work and persistence in the future.

18 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Chiếc lá cuối cùng đã mang đến bức "thông điệp màu xanh" về nghệ thuật, nghệ thuật không chỉ tạo ra những tác phẩm đẹp đẽ, giá trị mà còn tạo ra sức mạnh nâng đỡ, tạo động lực sống cho con người. Nghệ thuật còn tạo ra sự kết nối giữa những con người, bằng tình thương, tâm huyết và tài năng nghệ thuật, cụ Bơ-men đã tìm lại khát khao sống cho Giôn-xi, cô nghệ sĩ nghèo đang tuyệt vọng trước sự sống mong manh của bản thân.