K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

CHƯƠNG V : TIÊU HÓA Câu 1 : Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?A. Lactôzơ    B. GlucôzC. Mantôzơ       D. SaccarôzơCâu 2:  Điền vào chỗ trốngQuá trình tiêu hóa được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong ……. Và …….A . Ống tiêu hóa , tuyến tiêu hóaB . Khoang miệng , ruột nonC . Ruột nonn , tuyến tiêu hóaD . Ống tiêu hóa , khoang miệngCâu 3 :  Sau khi trải qua quá trình tiêu...
Đọc tiếp

CHƯƠNG V : TIÊU HÓA

Câu 1 : Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?

A. Lactôzơ    

B. Glucôz

C. Mantôzơ       

D. Saccarôzơ

Câu 2:  Điền vào chỗ trống

Quá trình tiêu hóa được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong ……. Và …….

A . Ống tiêu hóa , tuyến tiêu hóa

B . Khoang miệng , ruột non

C . Ruột nonn , tuyến tiêu hóa

D . Ống tiêu hóa , khoang miệng

Câu 3 :  Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành

A. glucôzơ.     

B. axit béo.

C. axit amin.      

D. glixêrol.

Câu 4  :Chất nào dưới đây bị biến đổi thành các chất khác qua quá trình tiêu hóa ?

A .Vitamin

B . ion khoáng

C. Gluxit

D . Nước

Câu 5: Mỗi ngày cơ thể một người bình thường tiết bao nhiêu ml nước bọt ?

A . 1000-1500ml

B . 800-1200 ml

C. 400-600 ml

D . 600-800ml

4
3 tháng 3 2022

Câu 1 : Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm ?

A. Lactôzơ    

B. Glucôz

C. Mantôzơ       

D. Saccarôzơ

Câu 2:  Điền vào chỗ trống

Quá trình tiêu hóa được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ quan trong ……. Và …….

A . Ống tiêu hóa , tuyến tiêu hóa

B . Khoang miệng , ruột non

C . Ruột nonn , tuyến tiêu hóa

D . Ống tiêu hóa , khoang miệng

Câu 3 :  Sau khi trải qua quá trình tiêu hoá ở ruột non, prôtêin sẽ được biến đổi thành

A. glucôzơ.     

B. axit béo.

C. axit amin.      

D. glixêrol.

Câu 4  :Chất nào dưới đây bị biến đổi thành các chất khác qua quá trình tiêu hóa ?

A .Vitamin

B . ion khoáng

C. Gluxit

D . Nước

Câu 5: Mỗi ngày cơ thể một người bình thường tiết bao nhiêu ml nước bọt ?

A . 1000-1500ml

B . 800-1200 ml

C. 400-600 ml

D . 600-800ml

 
3 tháng 3 2022

Câu 1:c

Câu 2:a

Câu 3:c

Câu 4 :c

Câu 5:b

12 tháng 12 2021

tk

Hệ tiêu hóa - Chức năng, cấu tạo và cách để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

12 tháng 12 2021

Vitamin hầu như không bị biến đổi trong quá trình tiêu hoá thức ăn.

28 tháng 12 2017

Đáp án C

Đường mantôzơ được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm

10 tháng 5 2018

Chọn đáp án C

15 tháng 12 2021

6.

- Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh có kích thước nhỏ, điều này giúp cho thức ăn được trộn đều với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

- Tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa tinh bột thành đường mantose

- Hoạt động tiêu hóa có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn → no lâu hơn.

- Như vậy, khi ăn uống cần chú ý ăn chậm, nhai kĩ để cho hoạt động tiêu hóa diễn ra một cách thuận lợi nhất, lượng chất dinh dưỡng hấp thu được là tối đa, dẫn đến quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn, giúp no lâu hơn.

15 tháng 12 2021

7.

* Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như sau:

- Thức ăn được đưa vào trong miệng được tiêu hóa, chuyển hóa tạo năng lượng qua hai cơ chế: cơ học và hóa học. Các cơ chế cơ học là chức năng riêng của từng bộ phận trong ống tiêu hóa hoạt động. Còn cơ chế hóa học là quá trình điều tiết các chất ở tuyến tiêu hóa nhằm hỗ trợ cùng với nhiệm vụ riêng của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già để phân giải thức ăn.

* Nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt vì :

- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.

1 tháng 12 2021

1.Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

2.

- Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn, đồng thời tăng diện tích tiếp xúc của dịch tiêu hóa với thức ăn.

- Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa thức ăn: tinh bột → đường.

1 tháng 12 2021

TK

1, 

Thực chất sự biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là sự cắt nhỏ, nghiền cho mềm nhuyễn và đảo trộn cho thức ăn thấm đẫm nước bọt.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 11 2023

a. Trước khi nhai, bánh mì và cơm có vị không rõ ràng và miếng to, hạt lớn và có phần cứng. Sau khi nhai, bánh mì và cơm được nghiền nhỏ, trở thành một hỗn hợp và cảm nhận rõ được vị.

b. 

- Răng có vai trò nghiền nhỏ thức ăn.

- Lưỡi có vai trò trộn thức ăn khi nhai

- Nước bọt có vai trò làm mềm thức ăn khô, giúp chúng ta nhai và nuốt dễ dàng hơn; thủy phân tinh bột trong thức ăn kích thích vị giác, tạo ra cảm giác ngon miệng.

Thành phần nào dưới đây của thức ăn được tiêu hóa trong khoangmiệng?

A. 1 phần nước   
B. 1 phần Lipit    
C. 1 phần tinh bột chín    

D. 1 phần Protein

 
15 tháng 11 2018

- Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách đưa tua miệng quờ quạng xung quanh, khi chạm mồi → tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.

   - Nhờ loại tế bào nào của cơ thủy tức mà mồi tiêu hóa: tế bào mô cơ tiêu hóa.

   - Thủy tức có ruột hình túi (ruột túi) nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào: thải bã qua ngoài lỗ miệng.