K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham Khảo

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay còn gọi là ám tiêu san hô vòng, "đảo" san hô vòng).Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km. Mỗi tài liệu lại có một con số thống kế riêng về số lượng thể địa lí của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm, 137 "đảo-đá-bãi" (Nguyễn Hồng Thao), khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc). Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km² (nguồn khác: 11 km²) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển ( Sân Bay Trên Đảo Hoàng Sa Lớn ) Quần đảo Trường Sa là một vi lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam. Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Sườn của các rạn đá ngầm như đá Tây, Vành Khăn, Phan Vinh có sườn dốc gần như thẳng đứng. ( Đảo Song Tử Tây chụp từ trên cao) Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm Thám Hiểm (cụm An Bang) và cụm Bình Nguyên. ( Sinh vật ven quần đảo Trường Sa ) Do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh họccao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa. Theo Nguyễn & Đặng (2009), có ba trăm hai mươi chín loài san hộ thuộc sáu mươi chín chi và mười lăm họ cùng nhau tạo lập nên các rạn san hô Trường Sa. Tuy nhiên, phân bố loài san hô rất không đồng đều và chỉ tập trung vào một số họ như họ San hô lỗ đỉnh (66 loài), họ San hô não (46 loài), họ San hô khối (17 loài), họ San hô nấm (14 loài),...[27] Các hệ sinh thái rạn san hô nơi đây không chỉ là nơi cư ngụ lí tưởng cho các sinh vật biển mà còn là nơi nuôi dưỡng nguồn lợi thủy sản dồi dào cho toàn vùng biển Đông. ( Khai thác cá trên đảo Thuyền Chài ) Trên các đảo chỉ có một vài tài nguyên (chẳng hạn phân chim) nhưng nguồn lợi thiên nhiên của vùng biển quần đảo Trường Sa thì lại rất có giá trị, ví dụ hải sản và tiềm năng dầu mỏ - khí đốt. Vào năm 1980, dân chúng trong vùng đánh bắt được 2,5 triệu tấn hải sản từ khu vực quần đảo Trường Sa.[171] Từ tháng 5 năm 2005, Việt Nam đã cho xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá tại bãi đá Tây; diện tích đến 2013 đã đạt 3.000 mét vuông, sở hữu trang bị hiện đại, hỗ trợ nhiều mặt cho ngư dân nước này.[172] Về tiềm năng dầu khí và khoáng sản khác, hiện địa chất vùng biển quần đảo vẫn chưa được khảo sát nhiều nên chưa có các số liệu đánh giá đáng tin cậy. Tuy nhiên, Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản Trung Quốc ước tính vùng quần đảo Trường Sa có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên rất lớn, lên đến 17,7 tỉ tấn so với con số 13 tỉ tấn. Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đông. Từ lâu Hoàng Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam với tên Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa. ' + Quần đảo Hoàng Sa nằm trong kinh độ 1110 ­­ đến 1130 Đông, vĩ độ 15045’; đến 17015’, ngang với vĩ độ Huế và Đà Nẵng. Hoàng Sa nằm ở phía Bắc Biển Đông, trên đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước phía Đông và Đông Bắc Á và giữa các nước Châu Á với nhau. + Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng khoảng 15.000 km2 chia ra làm 2 nhóm: Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san hô, trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5km2 ; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm lưỡi liềm, trong đó có các đảo Hoàng Sa (diện tích 1km2) gồm Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn…Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến 1947, được tổ chức khí tượng quốc tế số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt Nam) + Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. + Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Hoạt động khai thác tại quần đảo Hoàng Sa) + Dưới triều Nguyễn, quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm 1961 gọi là xã Định Hải, quận Hoà Vang tỉnh Quảng Nam. Năm 1982 chính phủ ta quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng. Nay trở thành huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng. + Năm 1956 Trung Quốc chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa) + Quần đảo Hoàng Sa là một tập hợp trên 30 đảo san hô, cồn cát, ám tiêu (rạn) san hô nói chung (trong đó có nhiều ám tiêu san hô vòng hay còn gọi là rạn vòng) và bãi ngầm thuộc biển Đông, ở vào khoảng một phần ba quãng đường từ miền Trung Việt Nam đến phía bắc Philippines. Quần đảo trải dài từ 15°45′ đến 17°15′ Bắc và từ 111°00′ đến 113°00′ Đông, có bốn điểm cực bắc-nam-tây-đông lần lượt tại đá Bắc, bãi Ốc Tai Voi, đảo Tri Tôn và bãi Gò Nổi. Độ dài đường bờ biển đạt 518 km. Điểm cao nhất của quần đảo là một vị trí trên đảo Đá với cao độ 14 m (hay 15,2 m). Vùng biển Hoàng Sa trong biển Đông nằm trong vùng "xích đạo từ" + Về khoảng cách đến đất liền, quần đảo Hoàng Sa nằm gần Việt Nam hơn. Cụ thể, khoảng cách từ đảo Tri Tôn (15°47'B 111°12'Đ) tới đảo Lý Sơn (15°22'B 109°07'Đ) là 123 hải lý. Nếu lấy toạ độ của cù lao Ré (tên cũ của Lý Sơn) là 15°23,1'B 109°09,0'Đ từ bản tuyên cáo đường cơ sở của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 12 tháng 11 năm 1982) thì khoảng cách đến bờ Lý Sơn thu ngắn lại dưới 121 hải lí. Ngoài ra, khoảng cách từ đảo Tri Tôn này đến mũi Ba Làng An (15°14'B 108°56'Đ) thuộc đất liền Việt Nam là 135 hải lí. Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa đến Lăng Thuỷ giác (Trung văn giản thể: 陵水角; bính âm: Língshuǐ jiǎo) thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc là 140 hải lí. Khoảng cách từ Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lí. Nếu Trung Quốc dùng rạn đá ngầm (đá Bắc) làm chuẩn để đo đến bờ đảo Hải Nam tại Lăng Thuỷ giác thì khoảng cách là 112 hải lí, nhưng do đá ngầm không có giá trị như đảo trong việc chuẩn định ranh giới nên lí lẽ này không thuyết phục. Tại một lùm cây cao nhất trung tâm đảo Hữu Nhật có một ngôi chòi nhỏ do ngư dân Trung Quốc dựng lên. Một ngư dân Việt Nam khi qua đây đã dùng than viết lên hai chữ " VIỆT NAM '' Hoàng Sa nằm giữa một khu vực có tiềm năng cao về hải sản nhưng không có dân bản địa sinh sống. Vào năm 1932, chính quyền Pháp ở Đông Dương chiếm giữ quần đảo này và Việt Nam tiếp tục nắm giữ chủ quyền cho đến năm 1974 (trừ hai đảo Phú Lâm và Linh Côn do Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1956). Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ Hoàng Sa từ năm 1974 sau khi dùng hải quân, lính thủy đánh bộ và không quân tấn công căn cứ quân sự của Việt Nam Cộng Hoà ở nhóm đảo phía tây trong Hải chiến Hoàng Sa 1974. Đài Loan và Việt Nam cũng đang tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này. Tháng 1 năm 1982, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã công bố sách trắng Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: lãnh thổ Việt Nam, trong đó nêu nhiều lý lẽ chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam. Ngoài ra cũng có rất nhiều bằng chứng nghiên cứu độc lập khác cho thấy Hoàng Sa là của Việt Nam.

29 tháng 3 2022

ppt là j bn mà bn đăng văn chứ?

29 tháng 3 2022

ppt là powerpoint

NG
13 tháng 8 2023

Tham khảo

Tiếp nối chính quyền chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, thông qua những hoạt động cụ thể, như: đặt hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong cơ cấu hành chính của Việt Nam; tái lập lại hai hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, biên chế nằm trong lực lượng quân đội, với nhiệm vụ thực thi chủ quyền của Việt Nam trên cả hai quần đảo này; đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, cắm cờ khẳng định chủ quyền, dựng miếu thờ và trồng cây xanh,… tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các hoạt động khai phá, chiếm lĩnh, xác lập và thực thi chủ quyền của nhà Nguyễn tại hai hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã tạo nhiều cơ sở lịch sử vững chắc cho hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Mặt khác, những nỗ lực của vua Nguyễn trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo (nói chung) và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (nói riêng) là một trong số những di sản đồ sộ mà nhà Nguyễn để lại cho dân tộc. Nó góp phần giúp chúng ta xây dựng một cách nhìn nhận mới về vị trí, vai trò của dòng họ Nguyễn trong lịch sử.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo. -    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của...
Đọc tiếp

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo.

 

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài thơ đã học ở sgk ngữ văn 6 tập 1 mà em thích.

7
12 tháng 11 2021

Tham khảo

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

12 tháng 11 2021

Tham khảo

Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

 

13 tháng 3 2022

Một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn:

Dân tộc Thái (sống ở độ cao dưới 700m)

Dân tộc Dao ( sống ở độ cao từ 700m  đến 1000m)

Dân tộc Mông ( sống ở độ cao trên 1000m).

Lễ hội, trang phục và chợ phiên của các dân tộc ít người:

Chợ phiên: Hợp một số ngày nhất định, ngoài mua bán, trao đổi hàng hoá còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn.

Lễ hội: thường vào mùa xuân, tiêu biểu như: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, thi hát, múa sạp, múa còn …

Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thường được may, khăn gối, thêu và trang trí công phu, màu sắc rực rỡ.

13 tháng 3 2022

Dân tộc Thái ,  Dao , Mông

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường...
Đọc tiếp

Em hãy ghi MỞ ĐOẠN của các đề văn sau đây :

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo
3. Viết 1 đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng nhớ ơn.
4. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tính tự giác
5. Viết 1 đoạn vắn trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tương thân tương ái của học sinh trường em
6. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận cùa em về lòng dũng cảm
7. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về con ếch trong truyện. Từ đó rút ra bài học cho bản thân
8. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ về hình ảnh các bạn học sinh góp tiền, quà để gửi ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt
9. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu thương

Gợi ý :

- Giới thiệu về chủ đề

 

Giúp mik vs mn ơi

9
27 tháng 12 2017

1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.

BÀI LÀM :

Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:

“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"

Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.

Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.

Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.

Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.

Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:

Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.

Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :

"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.

HỌC TỐT NHEN!!!



27 tháng 12 2017

2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.

bài làm :

Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.

Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.

Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.

Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.

Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.

Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.

Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.

Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.

Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.

26 tháng 10 2019

a. Mở đoạn:

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Thân đoạn:

- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

c. Kết đoạn:

- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.

 

17 tháng 11 2016

1.

MB: Giới thiệu về vấn đề gia tăng dân số. Đó là sự tăng lên quá nhanh về số dân trong một đất nước nói riêng và trên thế giới nói chung. Và ngày nay, nó là một thục trạng đáng báo động và cần đc giải quyết.

TB:
- Biểu hiện của vấn đề gia tăng dân số: sự tăng nhanh về dân số, mỗi năm có rất nhiều trẻ em được sinh ra. Chủ yếu là xảy ra ở những gia đình nghèo, những quốc gia đang phát triển. Mà Việt Nam đang ở trong tình trạng đó.

- Tác hại của vấn đề gia tăng dân số:

+ Đời sống người dân sẽ gặp nhiều khso khăn hơn. Đông con, sẽ ko có đủ điều kiện để có thể chăm sóc con cái cho tốt hơn.

+ Những đứa trẻ đc sinh ra ko được hưởng những điều tốt đẹp hơn.

+ Gia tăng dân số, vấn đề việc làm, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội của 1 quốc gia.

- Nguyên nhân:

+ Những hủ tục lạc hậu, quan niệm phong kiến lỗi thừoi, tín ngưỡing nặng nề vẫn còn tồn tại trg tư tưởng mỗi người dân.

+ Tư tưởng "sinh nhièu con để sau này còn có cái mà sướng" và đặc biệt là hệ lụy của "trọng nam khinh nữ".

+ Chưa có sự can thiệp 1 cách mạnh mẽ, nghiêm khắc từ chính quyền địa phương.

- Dẫn chứng cụ thể của thực trạng gia tăng dân số ở nước ta, và một số nước khác trên thế giới.

- So sánh với những gia đình, những quốc gia có tỉ lệ gia tăng dân số giảm mạnh và có khả năng ko tăng về điều kiện gia đình, cuộc sống của họ.

- Biện pháp:

+ Thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đúng đắn kế hoạch háo gia đình.

+ Tự mỗi người chồng người vợ có ý thức hơn, tiến bộ hơn trong viẹc sinh con.

+ Cơ quan có thẩm quyền, cơ quan chưúc năng quản lý chặt chẽ hơn.

KB: Chốt lại vấn đề, định hướng tương lai về một dân tộc VN nói riêng và thế giới nói chung sẽ ko còn phải lo âu nhiều về vấn đề gia tăng dân số nữa. Đời sống của người dân sẽ tốt hơn.
  
17 tháng 11 2016

2.Môi trường đã gắn liền với con người, từ khi Thế giới này tồn tại khái niệm con người. Nhưng hiện nay dường như con người ta chỉ biết đến mình mà quên mất đi mình đang sống, tồn tại cùng với môi trường. Đã có rất nhiều, rất nhiều những thứ mà con người ta đã làm để cho môi trường này tệ hại hơn.

Rác, rác và rác - đó là điều mà từng ngày đi trên con đường này tôi nhìn thấy.
ven đường, dưới gầm cầu, hay cả giữa đường, rác được vứt một cách táo bạo. Chẳng hiểu lúc cầm trên tay cả đống rác, tay cứ đung đưa và ném, trong đầu người ta đã nghĩ đến cái gì. "Nhà mình sạch hơn" - có lẽ thế.
Cái bản tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến lợi ích bản thân đã khiến con người ta quên đi cái gọi là vì cộng đồng.
Tôi đã được học trên lớp cái bài môi trường. Nó cần được bảo vệ, khẩn cấp. Nhưng hình như những con người vô tâm ấy ko hề được đọc hay tệ hại hơn là có đọc mà ko tiếp thu.
Từ trên tivi, tôi nghe được đâu đây những con người đang oằn mình chống lại với con sông ô nhiễm nặng nề. Thương thay! Đến khi nào con người mới ngừng cái việc gây hại cho đồng loại và cho chính cuộc sống này.
Vấn đề này nó ko phải là mới, nó cũ rất cũ nhưng chưa bao giờ được giải quyết triệt để. Có thể là khó, rất khó. Nhưng mỗi người một tay, mỗi người 1 ý thức thì đã chẳng đến nỗi báo động như bây giờ.
Nếu như cứ với tình trạng này, con người ta sẽ đi về đâu. Rồi một ngày nào đó, Thế giwois này sẽ chẳng có chỗ nào trong lành cho con người ta yên ổn dấn thân. Đó là hậu quả ko thể tránh khỏi nếu như cứ cái đà "vô ý thức" đó.
.....
Phải làm sao, trên Thế giới đã đưa ra bao nhiêu là biện pháp. Thực thi được có, trên giấy cũng có.
Nhưng chẳng gì có thể tốt hơn là ý thức bảo vệ môi trường của con người ta được nâng lên , để cho môi trường này được bảo vệ như chính những gì nó có.
Học sinh, học tập, tiếp thu, và hành động.
Tuổi nhở làm việc nhỏ, góp một phần nhỏ nhắn của mình cho môi trường to lướn đang bị đe dọa.
....
Tôi đã được nghe người ta nói nhiều về môi trường ngày nay. Ngạc nhiên cũng có, nhưng nhiều hơn là thất vọng. Có lẽ con người ta sẽ pahir hối hận vì những hành động sai lầm mà mình đã làm để cho môi trường bị ô nhiễm như hiện nay. Đến một ngày nào đó thiên nhiên sẽ ko còn có thể chịu đựng nổi cái sự "chai lì" của con người.