K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2023

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Nghị lực có vai trò rất quan trọng trong đời sống hiện nay...)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm nghị lực là gì?

Biểu hiện của nghị lực:

+ Vượt qua mọi khó khăn, nghịch cảnh

+ Không than vãn, bỏ cuộc

+ Quyết tâm hoàn thành công việc đến cùng

...

Vai trò của nghị lực:

+ Giúp cho con người ngày càng mạnh mẽ

+ Giúp con người dễ dàng chạm đến thành công

+ Tôi luyện ý chí của con người

...

Dẫn chứng:

Những bạn trẻ ở vùng cao vượt đèo, lội suối để đi học...

Mở rộng vấn đề:

Trái với nghị lực là gì?

Bản thân em đã làm gì để thể hiện sự nghị lực?

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

16 tháng 5 2022

:v hic tưởng đc ai ngờ khỏi chép mạng z bn đợi cái nịt nhá ai rảnh viết nguyên một bài văn cho bn

Bạn tham khảo nha: 

Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.

Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.

Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.

 

7 tháng 1 2023

Hiện nay với xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển. Con người này càng phụ thuộc vào internet. Có thể nói internrt luông song song với ta. Giới trẻ hiện nay chỉ mê mẩn các trò chơi trên mạng, game online.Cả ngày chỉ ôm máy tính, điện thoại.Các trò chơi dân gian dần đi vào quên lạng, chỉ còn là kí ức. Hiện nay để các trò chơi dân gian đến gần với giới trẻ, trò chơi dân gian đã được lồng ghép trong nhà trường. Việc trò chơi dân gian xuất hiện trong nhà trường sẽ giúp cho học sinh rè luyện được nhiều đức tính, kĩ năng xã hội, cũng là cách giải trí lành mạnh. Tăng tính đoàn kết, là cơ hội hết giao thêm nhiều bạn bè mới mà không nhờ mạng xã hội. Từ đó tạo nên một môi trường lành mạnh.

bạn học chương trình gì trong trương trình của mình văn không có bài này nên chỉ biết thế này thôi. thông cảm THANK 

24 tháng 3 2023

loading...  loading...  bạn tham khảo ạ

25 tháng 3 2023

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến rằng bảo vệ môi trường đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người. Môi trường sống là nguồn tài nguyên quan trọng và giá trị vô giá mà chính chúng ta đang sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, những hoạt động của con người đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sống và tổn hại đến chính cuộc sống của con người. Chính vì thế, chúng ta cần sự chung sức của tất cả mọi người để bảo vệ và duy trì môi trường sống trong tình trạng lành mạnh và bền vững.

Đầu tiên, chúng ta cần có ý thức về tầm quan trọng của bảo vệ môi trường sống. Mỗi cá nhân từ khi còn nhỏ đều cần được truyền đạt và giáo dục về những hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong gia đình và ở trường học. Chúng ta cần thay đổi cách nghĩ và hành động của mình để giảm thiểu sự ô nhiễm và cải thiện môi trường sống.

Thứ hai, chúng ta cần có sự chung tay của toàn thể xã hội, từ chính phủ, các tổ chức, doanh nghiệp cho đến cộng đồng địa phương. Chính phủ có thể thiết lập các chính sách và pháp luật để hạn chế việc ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cần thực hiện các hoạt động sản xuất xanh hơn, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm hơn và đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

Cuối cùng, chúng ta cần có sự hợp tác của cộng đồng để tạo nên một cuộc sống trong sạch và bền vững. Cộng đồng địa phương có thể tham gia các hoạt động như thu gom rác thải, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường và những thực hành cũng như phát triển các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường.

Tóm lại, bảo vệ môi trường sống đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội, từ chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. Chúng ta cần cùng nhau thay đổi, hành động và xây dựng một môi trường sống lành mạnh, bền vững và đầy niềm hy vọng cho chúng ta và cho thế hệ tương lai.