K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2021

Chùa do vua Lý Thánh Tông và Vương phi Ỷ Lan chủ trì cho xây dựng vào năm 1054-1058.

30 tháng 6 2021

.chịu44444444

21 tháng 5 2023

      Kiến thức cần nhớ: Vxuôi  -  Vngược = Vnước  \(\times\) 2

      Coi độ dài khúc sông từ bến đò chùa Bà Bụt đến bến đò Đền  Quả Sơn là 1 khúc sông.

               Đổi 4km/h = \(\dfrac{1}{15}\)km/phút

           Cứ 1 phút dòng nước chảy được \(\dfrac{1}{15}\) km

           Cứ 1 phút đò xuôi dòng được: 

         1:10 =\(\dfrac{1}{10}\)(khúc sông)

            Cứ 1 phút đò ngược dòng được:

        1 : 15 = \(\dfrac{1}{15}\) (khúc sông)

          \(\dfrac{1}{15}\)km ứng với phân số là:

         (\(\dfrac{1}{10}\) - \(\dfrac{1}{15}\)) : 2 = \(\dfrac{1}{60}\) (khúc sông)

           Chiều dài khúc sông từ bến đò chùa Bà Bụt đến bến đò Đền Quả Sơn là:

               \(\dfrac{1}{15}\)\(\dfrac{1}{60}\) =  4 (km)

    Đáp số: 4 km

        

         

 

 

21 tháng 5 2023

Chịu

30 tháng 10 2023

- Hai câu thơ cuối:

+ Cách gieo vần: Vần lưng "on" ( mòn - non ) 

+ Cách ngắt nhịp: 2/4 ( câu lục ) và 2/2/4 ( câu bát ).

- Biện pháp tu từ điệp từ "xem" được lặp lại ba lần. Tác dụng: 

+ Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

+ Lời rủ rê đồng thời cũng là lời giới thiệu thắng cảnh của Hà Nội.

+ Cho thấy niềm tự hào về vẻ đẹp của Hà Nội nói riêng và đất nước nói chung

30 tháng 10 2023

cảm ơn nhưng 2/4 là của câu Đai nghiên,Tháp Bút chưa mòn đúng ko bn 

 

13 tháng 12 2021

.....???????

13 tháng 12 2021
Được lặp lại 2lần
6 tháng 3 2022

Một ngôi chùa đẹp :]

một thành phố lớn -_-"

 

12 tháng 3 2022

xin cảm ơn =)))))))))

30 tháng 1 2019

Nguồn:Copy(bạn có thể rút lại ^^)

Núi Đọi - sông Châu - biểu tượng thiên nhiên vượt trội, tiêu biểu của tỉnh Hà Nam, cũng như tháp Sùng Diện Thiên Linh xây dựng thời Lý dưới triều Lý Nhân Tông đã và đang lưu dấu trong sử sách, từ lâu xa gần biết tiếng.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Đọi Sơn thuộc tổng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lúc đó có 3 thôn Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam, về sau ba thôn Trung Tín, Đọi Lĩnh, Đọi Trung được cắt về cho xã Đọi Sơn.

Núi Đọi cùng với núi Đệp là hai ngọn núi đất đột khởi giữa đồng bằng cùng với núi An Lão (Quế sơn) ở xã An Lão, Bình Lục được tạo thành bởi vận động kiến tạo cách ngày nay khoảng 250 triệu năm. Ba ngọn núi, 3 ở phía bắc tỉnh và một ở phía nam tỉnh cùng với sông Châu, sông Ninh (có người nhầm là sông Đào). Ghi một dấu ấn sơn thuỷ riêng của Hà Nam. Nếu chỉ chọn một biểu tượng, tất nhiên chỉ một điển hình là núi Đọi - sông Châu, nếu cần thêm biểu tượng phụ nữa thì có thể kể núi Quế - sông Ninh, Cấm Sơn - Sông Đáy.

Thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn (hàm rồng), sau vào thời Hậu Lê đổi thành Đọi Sơn. Núi nằm ở giữa xã, cao khoảng 400m, chu vi khoảng 2500m. Quanh chân núi có chín cái giếng tự nhiên, dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía phong cảnh thật nên thơ. Cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, xa xa dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa uốn éo chảy xuyên giữa.

Thuyết phong thuỷ nói rằng nơi đây phát nghiệp vương bá:

Đầu gối núi Đọi

Chân dọi Tuần Vường

Phát tích đế Vương

Lưu truyền vạn đại

Xung quanh chân núi đã phát hiện được nhiều mộ cuốn vòm kiểu Hán, đầu người chết quay vào núi. Đợt khai quật mộ thuyền ở xã Yên Bắc các nhà khảo cổ lại một lần chứng kiến đầu các ngôi mộ cũng nằm hướng núi Đọi. Có thể nhận định từ xa xưa, ít ra cũng vào thế kỷ I trước công nguyên tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi Thiêng”.

Sông Châu, chảy qua xã, con đường nước nối sông Hồng với sông Đáy với các bến đò giao thương khá nhộn nhịp, thời gian còn lưu lại địa danh: chợ Dâu, gò bến…Con đường thiên lý xưa từng có một nhánh chạy qua bên Câu Tử vào đất huyện Duy Tiên qua xã Đọi Sơn để lên kinh thành Thăng Long. Kết quả khảo sát năm 2004 của Bảo tàng tỉnh Hà Nam phối hợp với các nhà nghiên cứu Trung ương, bước đầu nhận định: tháng 7 năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ thành Hoa Lư về Đại La theo lộ trình đường thuỷ là chính: kinh đô Hoa Lư - sông Hoàng Long - sông Đáy - sông Châu. Đoàn thuyền Ngự đã qua đoạn sông Châu trên đất xã Đọi Sơn ngày nay ra cửa Lỗ Hà để vào sông Hồng rồi ngược lên Thăng Long.

Đọi Sơn - một vùng nông trang trù phú. Sông Châu chảy qua phía Đông xã, trước đây cung cấp lượng phù sa dồi dào làm mầu mỡ cho đất đai. Bãi dâu ven sông Châu quanh năm tươi tốt, nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển từ lâu trong vùng ở Tiên Phong, Mộc Nam…Mưu thuận gió hoà, cây cối tươi tốt ở đất này tôn nổi trái núi thiêng, sông nước trữ tình từng gắn bó với nhiều tao nhân mặc khách thăm thú, đề thơ vịnh cảnh như: Đàm Cửu Chỉ (thời Lý), Nguyễn Phi Khanh, Lê Thánh Tông (Thời Hậu Lê), Bùi Văn Dị, Nguyễn Khuyến, Vũ Duy Vĩ (thời Nguyễn).

Khách lên thăm chùa Đọi sẽ được thưởng thức hương vị thơm chát đậm đà của chè xanh núi Đọi.

Lần theo lịch sử, những di tích đầu tiên ở núi Đọi là khu mộ táng cổ có niên đại trước sau công nguyên ở khu vực ven Đầm Vực, khu Ao Ấu và gò con Lợn. Từ khu di chỉ đến chân núi chỉ khoảng 1km. Trong 11 ngôi mộ có ba ngôi thuộc loại quan tài hình thuyền, hai ngôi mộ đất kè đá, bốn ngôi mộ dát giường. Các ngôi mộ cũng quay đầu vào núi. Hiện vật chôn theo người chết được tìm thấy trong năm ngôi mộ chủ yếu là đồng hồ, đáng chú ý là con dao gặt lúa. Qua phân tích di cốt và di vật cho thấy người cổ Đọi Sơn mang những nét của chủng tộc Anh Đô Nê Diêng điển hình và họ đã sống vào thời kỳ xã hội bước đầu có sự phân hoá giàu nghèo, nghề canh tác lúa nước đã rất phát triển.

Cũng ở núi Đọi các nhà khảo cổ còn phát hiện trống đồng Đông Sơn thuộc loại Heger IV có niên đại thế kỷ I trước công nguyên (loại hình duy nhất được biết ở Hà Nam) cùng một số đồ đồng Đông Sơn không nằm trong mộ, trong đó có chiếc rìu đồng lưỡi hình tròn, gót tròn.

Sử cũ chép lại: Mùa xuân năm 987 vua Lê Đại Hành về Đọi Sơn cày ruộng tịnh điền được một chĩnh vàng và một chĩnh bạc gọi là ruộng Kim Ngân. Như vậy mảnh đất này lần đầu tiên mở ra một tục lệ đẹp mà Lê Hoàn là người khởi xướng, các triều đại từ Lý đến Nguyễn noi theo…Thời gian đã hơn 1000 năm nhưng các địa danh ghi dấu sự kiện này vẫn còn đậm nét như: Nhà Hiến, dinh Trong, dinh Ngoài, tàu ngựa liên tiếp đến nhà vua và quan quân khi ở đây.

Nhà Lý đã sớm chú ý đến ngọn núi án ngữ ở mặt nam kinh thành Thăng Long, cũng lại mang ý nghĩa phong phú trấn yểm. Vì thế khoảng thời gian những năm Long Thuỵ Thái Bình (1054-1058) triều vua Lý Thánh Tông, tể tướng Dương Đạo Gia đã cho xây dựng ngôi chùa trên núi Đọi. Thiền sư Đàm Cửu Chỉ thế hệ thứ 7 của dòng Thiền Quang Bích nổi tiến trong tông phái Phật Giáo đã về đây trụ trì. Tên chùa Diên Linh và núi Long Đọi đã có từ thời đó.

Nhưng Đọi Sơn chỉ thực sự nổi tiếng kể từ khi vua Lý Nhân Tông cho xây dựng ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến chùa Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1121) thì hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122)nhà vua mở hội khánh thành chùa Tháp.

Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân Minh tàn bạo sang xâm lược nước ta phá huỷ. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Trải qua các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn có khôi phục lại chùa. Lần tu bổ lớn nhất vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian, lớn nhỏ thiết kế nội, ngoại quốc. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “Đại danh lam” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ.

Tháng 3 năm 1947 chùa Đọi bị chiến tranh phá huỷ. Sau này hoà bình lập lại ở phía Bắc, chính quyền và nhân dân đã tích cực tiến hành tu bổ, lần lớn nhất vào năm 1958 đã hoàn tất những công trình chính tại đây. Năm 1992 chùa Đọi được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Từ đây công tác tu bổ, tôn tạo di tích ngày càng được quan tâm, từng bước khôi phục các hạng mục. Đặc biệt năm 2002 một dự án tu bổ, tôn tạo lớp quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn với vốn đầu tư từ Trung ương trên 10 tỷ đồng. Bước đầu tiên đặt cơ sở cho việc xây dựng dự án là tiến hành khai quật khảo cổ học để tìm lại dấu tích của tháp Sùng Thiện Diên Linh và bình đồ kiến trúc thời Lý. Đó cũng là sự mong đợi từ lâu của các nhà nghiên cứu nay mới được thực hiện. Cuộc khai quật do bảo tàng lịch sử Việt Nam chủ trì với sự tham gia đóng góp ý kiến của các giáo sư, tiến sỹ có uy tín thu được kết quả khả quan. Trong hố khai quật nằm giữa Hậu Cung của chùa và nhà hậu đã tìm thấy nền móng, các vật liệu kiến trúc cùng nhiều hiện vật thời Lý như tiêu bản trang trí, đồ gốm, đồ sành, kim khí. Đặc biệt có một số di vật quý có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.

Sau khi hoàn thành khai quật công việc tu bổ được tiến hành khẩn trương theo thiết kế kỹ thuật được thẩm định chu đáo.

Dự án tu bổ tôn tạo hoàn thành quần thể di tích danh thắng có một diện mạo mới với các công trình được xây dựng mới hoặc trùng tu: nhà khách, bãi để xe, cổng chùa, đường lên, toà tam bảo, phủ mẫu, đền Cổ Bồng, nhà tổ, nhà ở của tăng ni, mạng lưới cung cấp điện nước…Điều cần nhấn mạnh là công tác tu bổ, tôn tạo đã tuân thủ nghiêm túc các tiêu chí, nguyên tắc khoa học từ khi lập dự án đến quá trình thi công.

Còn phải kể thêm những di tích khác của quần thể nàỳ. Đó là việc phát hiện hai ngôi mộ cổ thờ Hậu Lê nằm ở rìa phía bắc Đầm Vực, phía đông Ao Ấu, cách núi Đọi khoảng 300m về phía nam. Hai ngôi mộ có niên đại Cảnh Hưng (1740-1786) triều vua Lê Hiển Tông giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục mai táng và sự phân hoá giàu nghèo thời đó. Cũng là lần đầu tiên chúng ta phát hiện Văn từ huyện Duy Tiên ở trên núi về phía tây bắc cách ngôi mộ chùa khoảng 500m. Văn từ có quy mô khá lớn nhưng bị thực dân Pháp phá huỷ lấy vật liệu về xây bốt Điệp. Nay chỉ còn lại 6 bia đá, trong đó có 3 bia còn đọc được, thống kê các đỗ đạt của huyện từ thời Hậu Lê đến Nguyễn, cung cấp nguồn tư liệu rất có giá trị, trong đó có nhiều vị khoa bảng các cuốn “Đăng Khoa Lục” trước đây bỏ sót.

Lễ hội chùa Đọi hàng năm mở từ 12/3-21/3 âm lịch, chính hội vào ngày 21 là một lễ hội lớn thu hút rất đông du khách xa gần đến dự và vãn cảnh. Lễ hội với đám rước kiệu từ chân núi lên chùa nhằm tưởng nhớ Lý Nhân Tông và bà Ỷ Lan, người có công xây dựng mở mang ngôi chùa sau đó là lễ dâng hương, tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn trời Phật. Các trò hội có chơi cờ người, đấu vật, hát đối…và thi đấu thể thao. Tuy nhiên, lễ hội chùa Đọi mang tính chất Phật giáo nên việc tổ chức cần dày công hơn, cần đầu tư công sức nghiên cứu nghi lễ, trò vè cổ truyền đã từng mai một. Nên chăng về lâu dài đào hồ, dựng thuỷ tình mời đội rối nước về trình diễn để phục hiện một bộ môn nghệ thuật độc đáo đã được mô tả trên bia Sùng Thiện Diên Linh ở chính nơi tạc dựng tấm bia này.

Quần thể di tích - danh thắng Đọi Sơn ngày một đậm lên giá trị lịch sử , văn hoá và du lịch. Văn hoá vật thể đã được tu bổ tôn tạo. Văn hoá phi vật thể từng bước được làm phong phú. Đọi Sơn có trở thành điểm nhấn, dấu soi trên bản đồ du lịch Hà Nam như một sức hút không gì cưỡng được của khách du lịch hay không thì còn nhiều việc cần làm.
nguồn sưu tầm

31 tháng 1 2019

Núi Đọi - sông Châu - biểu tượng thiên nhiên vượt trội, tiêu biểu của tỉnh Hà Nam, cũng như tháp Sùng Diện Thiên Linh xây dựng thời Lý dưới triều Lý Nhân Tông đã và đang lưu dấu trong sử sách, từ lâu xa gần biết tiếng.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Đọi Sơn thuộc tổng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lúc đó có 3 thôn Đọi Nhất, Đọi Nhì, Đọi Tam, về sau ba thôn Trung Tín, Đọi Lĩnh, Đọi Trung được cắt về cho xã Đọi Sơn.

Núi Đọi cùng với núi Đệp là hai ngọn núi đất đột khởi giữa đồng bằng cùng với núi An Lão (Quế sơn) ở xã An Lão, Bình Lục được tạo thành bởi vận động kiến tạo cách ngày nay khoảng 250 triệu năm. Ba ngọn núi, 3 ở phía bắc tỉnh và một ở phía nam tỉnh cùng với sông Châu, sông Ninh (có người nhầm là sông Đào). Ghi một dấu ấn sơn thuỷ riêng của Hà Nam. Nếu chỉ chọn một biểu tượng, tất nhiên chỉ một điển hình là núi Đọi - sông Châu, nếu cần thêm biểu tượng phụ nữa thì có thể kể núi Quế - sông Ninh, Cấm Sơn - Sông Đáy.

Thời Lý chùa mang tên là Long Đội Sơn (hàm rồng), sau vào thời Hậu Lê đổi thành Đọi Sơn. Núi nằm ở giữa xã, cao khoảng 400m, chu vi khoảng 2500m. Quanh chân núi có chín cái giếng tự nhiên, dân gian gọi là chín mắt rồng. Từ trên đỉnh núi phóng tầm mắt ra bốn phía phong cảnh thật nên thơ. Cánh đồng lúa, bãi ngô, ruộng khoai mượt mà, tươi xanh, xa xa dòng Châu Giang quanh co lượn khúc như dải lụa uốn éo chảy xuyên giữa.

Thuyết phong thuỷ nói rằng nơi đây phát nghiệp vương bá:

Đầu gối núi Đọi

Chân dọi Tuần Vường

Phát tích đế Vương

Lưu truyền vạn đại

Xung quanh chân núi đã phát hiện được nhiều mộ cuốn vòm kiểu Hán, đầu người chết quay vào núi. Đợt khai quật mộ thuyền ở xã Yên Bắc các nhà khảo cổ lại một lần chứng kiến đầu các ngôi mộ cũng nằm hướng núi Đọi. Có thể nhận định từ xa xưa, ít ra cũng vào thế kỷ I trước công nguyên tín ngưỡng dân gian đã coi Đọi Sơn là trái “núi Thiêng”.

Sông Châu, chảy qua xã, con đường nước nối sông Hồng với sông Đáy với các bến đò giao thương khá nhộn nhịp, thời gian còn lưu lại địa danh: chợ Dâu, gò bến…Con đường thiên lý xưa từng có một nhánh chạy qua bên Câu Tử vào đất huyện Duy Tiên qua xã Đọi Sơn để lên kinh thành Thăng Long. Kết quả khảo sát năm 2004 của Bảo tàng tỉnh Hà Nam phối hợp với các nhà nghiên cứu Trung ương, bước đầu nhận định: tháng 7 năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ thành Hoa Lư về Đại La theo lộ trình đường thuỷ là chính: kinh đô Hoa Lư - sông Hoàng Long - sông Đáy - sông Châu. Đoàn thuyền Ngự đã qua đoạn sông Châu trên đất xã Đọi Sơn ngày nay ra cửa Lỗ Hà để vào sông Hồng rồi ngược lên Thăng Long.

Đọi Sơn - một vùng nông trang trù phú. Sông Châu chảy qua phía Đông xã, trước đây cung cấp lượng phù sa dồi dào làm mầu mỡ cho đất đai. Bãi dâu ven sông Châu quanh năm tươi tốt, nghề trồng dâu nuôi tằm được phát triển từ lâu trong vùng ở Tiên Phong, Mộc Nam…Mưu thuận gió hoà, cây cối tươi tốt ở đất này tôn nổi trái núi thiêng, sông nước trữ tình từng gắn bó với nhiều tao nhân mặc khách thăm thú, đề thơ vịnh cảnh như: Đàm Cửu Chỉ (thời Lý), Nguyễn Phi Khanh, Lê Thánh Tông (Thời Hậu Lê), Bùi Văn Dị, Nguyễn Khuyến, Vũ Duy Vĩ (thời Nguyễn).

Khách lên thăm chùa Đọi sẽ được thưởng thức hương vị thơm chát đậm đà của chè xanh núi Đọi.

Lần theo lịch sử, những di tích đầu tiên ở núi Đọi là khu mộ táng cổ có niên đại trước sau công nguyên ở khu vực ven Đầm Vực, khu Ao Ấu và gò con Lợn. Từ khu di chỉ đến chân núi chỉ khoảng 1km. Trong 11 ngôi mộ có ba ngôi thuộc loại quan tài hình thuyền, hai ngôi mộ đất kè đá, bốn ngôi mộ dát giường. Các ngôi mộ cũng quay đầu vào núi. Hiện vật chôn theo người chết được tìm thấy trong năm ngôi mộ chủ yếu là đồng hồ, đáng chú ý là con dao gặt lúa. Qua phân tích di cốt và di vật cho thấy người cổ Đọi Sơn mang những nét của chủng tộc Anh Đô Nê Diêng điển hình và họ đã sống vào thời kỳ xã hội bước đầu có sự phân hoá giàu nghèo, nghề canh tác lúa nước đã rất phát triển.

Cũng ở núi Đọi các nhà khảo cổ còn phát hiện trống đồng Đông Sơn thuộc loại Heger IV có niên đại thế kỷ I trước công nguyên (loại hình duy nhất được biết ở Hà Nam) cùng một số đồ đồng Đông Sơn không nằm trong mộ, trong đó có chiếc rìu đồng lưỡi hình tròn, gót tròn.

Sử cũ chép lại: Mùa xuân năm 987 vua Lê Đại Hành về Đọi Sơn cày ruộng tịnh điền được một chĩnh vàng và một chĩnh bạc gọi là ruộng Kim Ngân. Như vậy mảnh đất này lần đầu tiên mở ra một tục lệ đẹp mà Lê Hoàn là người khởi xướng, các triều đại từ Lý đến Nguyễn noi theo…Thời gian đã hơn 1000 năm nhưng các địa danh ghi dấu sự kiện này vẫn còn đậm nét như: Nhà Hiến, dinh Trong, dinh Ngoài, tàu ngựa liên tiếp đến nhà vua và quan quân khi ở đây.

Nhà Lý đã sớm chú ý đến ngọn núi án ngữ ở mặt nam kinh thành Thăng Long, cũng lại mang ý nghĩa phong phú trấn yểm. Vì thế khoảng thời gian những năm Long Thuỵ Thái Bình (1054-1058) triều vua Lý Thánh Tông, tể tướng Dương Đạo Gia đã cho xây dựng ngôi chùa trên núi Đọi. Thiền sư Đàm Cửu Chỉ thế hệ thứ 7 của dòng Thiền Quang Bích nổi tiến trong tông phái Phật Giáo đã về đây trụ trì. Tên chùa Diên Linh và núi Long Đọi đã có từ thời đó.

Nhưng Đọi Sơn chỉ thực sự nổi tiếng kể từ khi vua Lý Nhân Tông cho xây dựng ngôi chùa và cây tháp Sùng Thiện Diên Linh năm Hội Tường Đại Khánh thứ 9 (1118), khởi công vào tháng 5 đến chùa Thiên Phù Duệ Vũ thứ 3 (1121) thì hoàn thành. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1122)nhà vua mở hội khánh thành chùa Tháp.

Toàn bộ công trình kiến trúc quý báu đó đã bị quân Minh tàn bạo sang xâm lược nước ta phá huỷ. May mắn còn sót lại tấm bia Sùng Thiện Diên Linh và 6 pho tượng Kim Cương, tượng thần Kinaras. Trải qua các triều Hậu Lê, Mạc, Nguyễn có khôi phục lại chùa. Lần tu bổ lớn nhất vào thời Nguyễn, quy mô chùa trên 100 gian, lớn nhỏ thiết kế nội, ngoại quốc. Chùa Đọi thời Lý xếp hạng là “Đại danh lam” kiêm hành cung, thời Pháp từng được liệt vào hạng các cổ tích danh thắng để bảo vệ.

Tháng 3 năm 1947 chùa Đọi bị chiến tranh phá huỷ. Sau này hoà bình lập lại ở phía Bắc, chính quyền và nhân dân đã tích cực tiến hành tu bổ, lần lớn nhất vào năm 1958 đã hoàn tất những công trình chính tại đây. Năm 1992 chùa Đọi được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia. Từ đây công tác tu bổ, tôn tạo di tích ngày càng được quan tâm, từng bước khôi phục các hạng mục. Đặc biệt năm 2002 một dự án tu bổ, tôn tạo lớp quần thể di tích danh thắng Đọi Sơn với vốn đầu tư từ Trung ương trên 10 tỷ đồng. Bước đầu tiên đặt cơ sở cho việc xây dựng dự án là tiến hành khai quật khảo cổ học để tìm lại dấu tích của tháp Sùng Thiện Diên Linh và bình đồ kiến trúc thời Lý. Đó cũng là sự mong đợi từ lâu của các nhà nghiên cứu nay mới được thực hiện. Cuộc khai quật do bảo tàng lịch sử Việt Nam chủ trì với sự tham gia đóng góp ý kiến của các giáo sư, tiến sỹ có uy tín thu được kết quả khả quan. Trong hố khai quật nằm giữa Hậu Cung của chùa và nhà hậu đã tìm thấy nền móng, các vật liệu kiến trúc cùng nhiều hiện vật thời Lý như tiêu bản trang trí, đồ gốm, đồ sành, kim khí. Đặc biệt có một số di vật quý có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao.

Sau khi hoàn thành khai quật công việc tu bổ được tiến hành khẩn trương theo thiết kế kỹ thuật được thẩm định chu đáo.

Dự án tu bổ tôn tạo hoàn thành quần thể di tích danh thắng có một diện mạo mới với các công trình được xây dựng mới hoặc trùng tu: nhà khách, bãi để xe, cổng chùa, đường lên, toà tam bảo, phủ mẫu, đền Cổ Bồng, nhà tổ, nhà ở của tăng ni, mạng lưới cung cấp điện nước…Điều cần nhấn mạnh là công tác tu bổ, tôn tạo đã tuân thủ nghiêm túc các tiêu chí, nguyên tắc khoa học từ khi lập dự án đến quá trình thi công.Kết quả hình ảnh cho thuyết minh về chùa đọi sÆ¡n

Còn phải kể thêm những di tích khác của quần thể nàỳ. Đó là việc phát hiện hai ngôi mộ cổ thờ Hậu Lê nằm ở rìa phía bắc Đầm Vực, phía đông Ao Ấu, cách núi Đọi khoảng 300m về phía nam. Hai ngôi mộ có niên đại Cảnh Hưng (1740-1786) triều vua Lê Hiển Tông giúp chúng ta hiểu thêm về phong tục mai táng và sự phân hoá giàu nghèo thời đó. Cũng là lần đầu tiên chúng ta phát hiện Văn từ huyện Duy Tiên ở trên núi về phía tây bắc cách ngôi mộ chùa khoảng 500m. Văn từ có quy mô khá lớn nhưng bị thực dân Pháp phá huỷ lấy vật liệu về xây bốt Điệp. Nay chỉ còn lại 6 bia đá, trong đó có 3 bia còn đọc được, thống kê các đỗ đạt của huyện từ thời Hậu Lê đến Nguyễn, cung cấp nguồn tư liệu rất có giá trị, trong đó có nhiều vị khoa bảng các cuốn “Đăng Khoa Lục” trước đây bỏ sót.Kết quả hình ảnh cho thuyết minh về chùa đọi sÆ¡n

Lễ hội chùa Đọi hàng năm mở từ 12/3-21/3 âm lịch, chính hội vào ngày 21 là một lễ hội lớn thu hút rất đông du khách xa gần đến dự và vãn cảnh. Lễ hội với đám rước kiệu từ chân núi lên chùa nhằm tưởng nhớ Lý Nhân Tông và bà Ỷ Lan, người có công xây dựng mở mang ngôi chùa sau đó là lễ dâng hương, tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn trời Phật. Các trò hội có chơi cờ người, đấu vật, hát đối…và thi đấu thể thao. Tuy nhiên, lễ hội chùa Đọi mang tính chất Phật giáo nên việc tổ chức cần dày công hơn, cần đầu tư công sức nghiên cứu nghi lễ, trò vè cổ truyền đã từng mai một. Nên chăng về lâu dài đào hồ, dựng thuỷ tình mời đội rối nước về trình diễn để phục hiện một bộ môn nghệ thuật độc đáo đã được mô tả trên bia Sùng Thiện Diên Linh ở chính nơi tạc dựng tấm bia này.Kết quả hình ảnh cho thuyết minh về chùa đọi sÆ¡n

Quần thể di tích - danh thắng Đọi Sơn ngày một đậm lên giá trị lịch sử , văn hoá và du lịch. Văn hoá vật thể đã được tu bổ tôn tạo. Văn hoá phi vật thể từng bước được làm phong phú. Đọi Sơn có trở thành điểm nhấn, dấu soi trên bản đồ du lịch Hà Nam như một sức hút không gì cưỡng được của khách du lịch hay không thì còn nhiều việc cần làm.

11 tháng 7 2018

1 Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân là con trưởng của ai? Lạc Long Quân
lấy ai làm vợ?

-  Thuở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.

-  Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng.

2 Vị vua đầu tiên của nước Việt Nam là ai? và lên ngôi năm nào? Vua đặt tên nước là gì?

-  Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu và đặt tên nước là Văn Lang ,  truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.

3 Xin cho biết vì sao người Việt gọi mình là “Con Rồng Cháu Tiên”?

-  Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình là con Rồng cháu Tiên.

11 tháng 7 2018

1. Lạc Long Quân, tên Sùng Lãm, là con trưởng của Kinh Dương Vương (tên Lộc Tục, con vua Đế
Minh) và Long Nữ (con gái vua Động Đình.)
Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ làm vợ.

2. Vị vua đầu tiên của nước Việt xưa là Kinh Dương Vương.
Vua lên ngôi năm 2879 trước công nguyên (2879 B.C.)
Vua đặt tên nước là Xích Quỷ.
Giải thích thêm:
Nước Xích Quỷ rất lớn, gồm 1/2 nước Tàu phía nam sông Dương Tử và miền Bắc Việt ngày nay.

3. Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân vốn con cháu thủy thần, và vợ ông là bà Âu Cơ vốn nòi giống
tiên.
Giải thích thêm:
Nguồn gốc TIÊN: Vua Đế Minh đi tuần thú phương nam, tới miền núi Ngũ Lĩnh, lấy Vụ TIÊN
Nữ, sinh ra Lộc Tục. Sau Lộc Tục lên làm vua phương nam, tức Kinh Dương Vương.
Nguồn gốc RỒNG: Kinh Dương Vương lấy con gái Động Đình Quân là Long Nữ (RỒNG).

                                                ~ học tốt ~