K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2023

loading...loading...

17 tháng 4 2023

Đây nhé bạn ưi!!!

 

22 tháng 7 2017

a) Lời của Bác Hồ.

b) Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.

9 tháng 9 2018
Những chỗ có dấu ngoặc kép Lời dẫn trong dấu ngoặc kép là câu trọn vẹn hay cụm từ ? Dấu ngoặc kép dùng phối hợp với dấu hai chấm hay dùng độc lập ?
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” (1), là “đầy tớ trung thành của nhản dân” (2). Đều là cụm từ. Dùng độc lập.
Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói : “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (3). Câu văn trọn vẹn. Dùng phối hợp với dấu hai chấm.

Giải thích thêm:

- Dấu ngoặc kép thường được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.

Ví dụ : Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” (1), là “đầy tớ trung thành của nhân dân” (2).

- Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.

Ví dụ : Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” (3).

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:                                                                            Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng.... (to lớn, rộng lớn, mênh mông ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổKhi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã........ (thương xót,đau xót,...
Đọc tiếp

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:                                                                            Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng.... (to lớn, rộng lớn, mênh mông ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ

Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã........ (thương xót,đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét,mà Người đã ra đi,.... (học hỏi, học hành, học tập ) kinh nghiệm cách mạng để “ về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự.............. (say mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó suốt đời................. (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch.

1
26 tháng 9 2021

Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:                                                                           

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ tịch là lòng thương người. Đó chính là tình thương yêu vô cùng.... (to lớn, rộng lớn, mênh mông ) đối với nhân dân lao động, đối với những người cùng khổ

Khi còn ít tuổi, Hồ Chủ tịch đã........ (thương xót,đau xót, đau lòng) trước cảnh đồng bào sống dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Chính vì thấy nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than, đói rét,mà Người đã ra đi,.... (học hỏi, học hành, học tập ) kinh nghiệm cách mạng để “ về giúp đồng bào”. Hồ Chủ tịch tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”. Ở Người, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự.............. (say mê, say sưa, mải miết) mãnh liệt. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.” Nguyện vọng đó suốt đời................. (chi phối, ảnh hưởng, tác động) mọi ý nghĩ và hành động của Hồ Chủ tịch.

* Sai xin lỗi ạ;-; *

Học tốt;-;"

Câu 1: (2 tích) Xếp các từ sau thành 2 cột (từ láy, từ ghép):nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươiCâu 2: (2 tích) Tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng...................................................................................................................................................................................................................................Câu 3: ( 2 tích) Tìm tính từ trong câu...
Đọc tiếp

Câu 1: (2 tích) Xếp các từ sau thành 2 cột (từ láy, từ ghép):

nhăn nheo, cổ kính, trắng phau, thoang thoảng, xanh tươi

Câu 2: (2 tích) Tìm hai thành ngữ, tục ngữ nói về lòng tự trọng.

.................................................................................................................
.................................................................................................................

Câu 3: ( 2 tích) Tìm tính từ trong câu sau:

Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Câu 4: (2 tích) Ghi dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau (đánh dấu trực tiếp vào đoạn văn):

Bác tự cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Câu 5: (4 tích) Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu trong đoạn văn dưới đây và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì?

“Tảng sáng vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía tây ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên bắt chéo qua thung lũng trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...”

Câu 6: (7 tích) Trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” nhà thơ Đặng Hiển có viết:

Mấy ngày mẹ về quê 
Là mấy ngày bão nổi 
Con đường mẹ đi về 
Cơn mưa dài chặn lối.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức....

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa
Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua

Hãy đặt mình vào vai em bé trong bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” viết một bức thư gửi mẹ.

2
13 tháng 3 2018

Câu 1 :

- Từ láy : nhăn nheo 

- Từ ghép : cổ kính , trắng phau , thoang thoảng , xanh tươi .

Câu 2 :

- Giấy rách phải giữ lấy lề .

- Đói cho sạch , rách cho thơm .

9 tháng 8 2018

Câu 3: Tìm tính từ trong câu sau:

Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịuthơm hơi đất, là gió đưa hương lúa ngậm đòng và hương sen.

Câu 4: Ghi dấu ngoặc kép vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau (đánh dấu trực tiếp vào đoạn văn):

Bác tự cho mình là người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận, là đầy tớ trung thành của nhân dân. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành."Không biết có đúng không nữa, dốt văn lắm =)))

28 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A

Bài làm

   Nhân dân ta không chỉ giàu về tình nghĩa, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo,… mà còn có lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng. Lòng yêu nước trở thành một truyền thống đẹp đẽ, quý báu của nhân dân ta, nó được phát huy và thể hiện mạnh mẽ mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng. Truyền thống quý báu đó được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

   Bài văn được trích trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam. Bài văn có thể coi là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

   Trước hết về nội dung, văn bản nêu lên luận đề cơ bản: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”. Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy được phát huy một cách mạnh mẽ. Trong câu văn tiếp theo tác giả đã sử dụng động từ với hình thức tăng tiến: lướt qua, nhấn chìm cùng với đó là hình ảnh so sánh tinh thần yêu nước như một làn sóng mạnh mẽ, đã cho thấy rõ lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta. Để làm sáng tỏ chân lí đó tác giả đã chứng minh nó ở hai thời điểm: quá khứ và hiện tại.

   Bề dày lịch sử truyền thống yêu nước của nhân dân ta đã được tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể ở các thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung,… đây là những vị anh hùng của dân tộc. Lấy những dẫn chứng hết sức tiêu biểu, mỗi nhân vật lịch sử gắn liền với một chiến công hiển hách, vang dội đã làm cho người đọc thấy rõ tinh thần yêu nước của tổ tiên, ông cha.

   Không dừng lại ở đó, để mở rộng luận điểm, làm người đọc tin và bị thuyết phục hơn nữa, tác giả tiếp tục lấy dẫn chứng đến thời điểm hiện tại. Ở đoạn thứ ba Hồ Chí Minh tập trung chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bằng hàng loạt các dẫn chứng. Sau câu chuyển đoạn “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” Hồ Chí Minh đã khái quát lòng yêu nước ghét giặc của nhân dân: “Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc”. Tiếp đó bằng hình thức liệt kê, kết hợp với mô hình liên kết từ …đến Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

   Phần cuối văn bản là lời khẳng định tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý, chúng có thể rõ ràng dễ thấy nhưng cũng có khi được “cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lần đầu tiên, một thứ vô hình là lòng yêu nước lại được Bác cụ thể hóa, hữu hình hóa một cách vừa giản dị vừa cao quý đến như vậy. Qua lời của Bác, lòng yêu nước không phải những điều lớn lao, xa vời mà nó giản dị, ở ngay xung quanh ta. Nhiệm vụ của ta lại phải phát huy lòng yêu nước đó thành những hành động, việc làm cụ thể trong công việc kháng chiến, công việc yêu nước.

   Về nghệ thuật, bài văn có bố cục chặt chẽ, gồm ba phần (phần một nêu lên vấn đề nghị luận “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”; phần hai chứng minh tinh thần yêu nước trong quá khứ và hiện tại; phần ba nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy tinh thần yêu nước). Lập luận mạch lạc, rõ ràng, lí lẽ thống nhất với dẫn chứng. Dẫn chứng phong phú, cụ thể, được diễn đạt bằng những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động.

   Bài văn đã làm sáng tỏ chân lí muôn đời của cha ông ta đó là truyền thống yêu nước nồng nàn, sẵn sàng đấu tranh và hi sinh để giành tự do, độc lập cho dân tộc. Truyền thống đẹp đẽ đó cần phải được phát huy mạnh mẽ vào công cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

Đề bài: Phân tích bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã nêu những dẫn chứng:

- Trong lịch sử: Những trang sử vẻ vang thời Bà Trưng, Bà Triệu,..

-Công lao của các vị anh hùng dân tộc

-Trong hiện tại: mọi lứa tuổi, mọi vùng,mọi tầng lớp đều có chung lòng yêu nước

-Mỗi luận điểm được làm rõ bằng những dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi người , mọi giới, mọi tầng lớp nhân dân. Tác giả đi từ những nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

27 tháng 7 2018

Đáp án C

Lời đề nghị của Bác Hồ đối với nhân dân là biểu hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

15 tháng 6 2019

Đáp án C