K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Tìm hiểu nước vào chậu đã đi đâu.

Phải chăng nước đã đi vào trong cây?

2

Tìm hiểu vì sao hoa ở trên cây lại tươi.

Hoa khi còn ở trên cây tươi có phải do được thân cung cấp nước liên tục?

3

Tìm hiểu thành phần cấu tạo của khí khổng bằng kính hiển vi.

Có thể quan sát cấu tạo của khí khổng bằng dụng cụ nào?

4

Tìm hiểu vì sao nơi nào có cây xanh lại có độ ẩm không khí cao.

Quá trình nào của cây làm độ ẩm không khí ở nơi có cây cao?

5

Tìm hiểu về biện pháp tưới nước chăm sóc cây trồng.

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt cần có chế độ tưới nước như thế nào?

6

Tìm hiểu các phương pháp trồng cây không cần đất.

Nếu không có đất, cây có thể sinh trưởng, phát triển không?

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.1. Có thể xác định được tuổi của cây thông qua việc đếm số vòng gỗ ở mặt cắt ngang của thân cây.2. Một số loài cây trồng lấy quả (mướp, cà chua, bông,…), ở giai đoạn trước khi ra hoa, người ta thường bấm ngọn để cây ra nhiều quả hơn.3. Một số...
Đọc tiếp

Hãy xác định vấn đề được nêu ra trong mỗi hiện tượng thực tiễn sau đây và đặt ra các câu hỏi nghiên cứu về hiện tượng mà em quan sát được.
1. Có thể xác định được tuổi của cây thông qua việc đếm số vòng gỗ ở mặt cắt ngang của thân cây.

2. Một số loài cây trồng lấy quả (mướp, cà chua, bông,…), ở giai đoạn trước khi ra hoa, người ta thường bấm ngọn để cây ra nhiều quả hơn.

3. Một số loài cây cảnh nhỏ (hoa hồng, hoa sứ,…) thường được tỉa cành để kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại,…

4. Dùng auxin để giúp cành giâm, cành chiết ra rễ.

5. Nòng nọc sống hoàn toàn ở nước, hô hấp bằng mang trong khi ếch trưởng thành sống vừa ở nước vừa ở cạn, hô hấp bằng da và phổi.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Tính tuổi của cây bằng cách đếm vòng gỗ.

Có phải vòng gỗ của cây được tạo ra hằng năm?

2

Bấm ngọn cây trước khi ra hoa để cây ra nhiều quả hơn.

Phải chăng bấm ngọn cây giúp kích thích cây ra chiều chồi và tạo nhiều quả hơn?

3

Tỉa cành giúp kích thích mầm mới tăng trưởng, định hình tán cây, hạn chế sâu hại,…

Có phải tỉa cành giúp cây sinh trưởng tốt hơn, định hình tán cây và hạn chế sâu hại?

4

Auxin kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết.

Có phải hormone sinh trưởng có tác dụng kích thích ra rễ, ra lá ở cây?

5

Nòng nọc có cấu tạo và hình thái khác với ếch trưởng thành.

Phải chăng nòng nọc đã trải qua quá trình biến thái để trở thành ếch trưởng thành?

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi nghiên cứu

1

Hoa hướng dương luôn hướng về phía ánh sáng mặt trời.

Có phải ánh sáng mặt trời đã gây nên tính hướng sáng dương ở hoa?

2

Thân cây luôn có xu hướng mọc cong lên phía trên.

Có phải thân cây có tính hướng trọng lực âm?

3

Rễ cây luôn hướng về phía có nguồn nước.

Có phải rễ cây có tính hướng nước dương?

4

Một số loài thực vật có hiện tượng khép lá khi bị va chạm.

Có phải lá cây bị khép lại khi va chạm là hiện tượng ứng động ở thực vật?

5

Bầu, bí sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn khi làm giàn.

Có phải các cây thân leo có tính hướng tiếp xúc?

 
5 tháng 9 2023

Một hiện tượng tự nhiên mà em có thể quan sát là hiện tượng hoa trổ. Đây là quá trình mà một bông hoa nở ra từ một búp hoa nhỏ và trở nên hoàn thiện hơn theo thời gian.

Câu hỏi có thể đặt là: Tại sao hoa lại trổ ra từ búp hoa nhỏ?

Giải thuyết cho hiện tượng này có thể là: Hoa trổ ra từ búp hoa nhỏ nhờ vào sự phát triển của các yếu tố trong thân cây và tác động của môi trường.

Để chứng minh giải thuyết này, có thể thực hiện các bước sau:

-Thu thập mẫu hoa trên một loại cây cụ thể và quan sát sự tiến triển của nó từ búp hoa nhỏ đến khi trổ ra hoa đầy đủ.
-Nghiên cứu môi trường sống của cây đó để tìm hiểu những yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, chất dinh dưỡng và các yếu tố sinh trưởng khác có ảnh hưởng đến việc hoa trổ ra không.
-Tiến hành các thí nghiệm điều chỉnh các yếu tố môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm để xem có thể tác động đến tốc độ và quá trình hoa trổ hay không.
-So sánh kết quả thực nghiệm với quan sát thực tế để kiểm chứng giải thuyết.
Với các bước trên, ta có thể đưa ra những chứng minh cho giải thuyết lý giải về hiện tượng hoa trổ từ búp hoa nhỏ trong tự nhiên. Hiểu được bản chất để có thể trả lời được câu hỏi từ thầy cô, bạn bè.

5 tháng 9 2023

Hiện tượng:

Môt hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được: băng tuyết vào mùa đông dần dần tan ra khi hè đến.

Câu hỏi:

 Nguyên nhân nào khiến các vật đang từ thể rắn chuyển sang thể lỏng?

7 tháng 4 2018
STT Tên cây Có khả năng tựu tạo ra chất dinh dưỡng Lớn lên Sinh sản Di chuyển
1 Cây lúa      +      +      + -
2 Cây ngô      +      +      + -
3 Cây mít      +      +      + -
4 Cây sen      +      +      + -
5 Cây xương rồng      +      +      + -

- Sau một thời gian ngọn cây hướng về phía có nguồn sáng vì cây có tính hướng sáng, ngọn cây sẽ hướng về phía có ánh sáng tác động.

- Thực vật có một số đặc điểm chung như sau:

     + Tự tổng hợp các chất hữu cơ .

     + Phần lớn không có khả năng di chuyển.

     + Phản ứng chậm với các kich thích của môi trường.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

- Các bước nghiên cứu hóa học

   + Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

   + Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học

   + Bước 3: Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng)

   + Bước 4: Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề

6 tháng 3 2021

Khi cho vào chậu nước nóng thì do nước gặp nóng đột ngột nên nở ra, mực nước dâng lên

Còn khi cho vào chậu nước lạnh thì ngược lại, nước trong ống thuỷ tinh gặp lạnh co lại nên mực nước giảm xuống

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 9 2023

                                                                                  BÁO CÁO

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của đất đối với thực vật

Họ và tên: Nguyễn Trần Bảo Lan

Học sinh lớp: 7A        Trường: THCS Hoàng Hoa Thám.

1. Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao lại có thể canh tác thủy canh (Trồng cây trên nước) mà thực vật vẫn có thể sinh trưởng bình thường?

2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):

Đất chỉ đóng vai trò làm giá thể giúp cố định cây trên mặt đất.

3. Kế hoạch thực hiện:

- Nghiên cứu tài liệu:

+ Tìm hiểu các bài báo khoa học liên quan

+ Tham khảo phương pháp thủy canh trong nông nghiệp

- Lên kế hoạch thực hiện:

Bước 1: Lập các ô thí nghiệm: Trồng các cây rau cải (10 cây 1 lô thí nghiệm, sức sống các cây ban đầu là như nhau) trong các điều kiện khác nhau.

+ Ô 1: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước cất

+ Ô 2: trồng cây trên cát (đất không chứa khoáng chất) và tưới nước dinh dưỡng (được bổ sung các chất cần thiết)

+ Ô 3: trồng cây trên môi trường thủy sinh (Nước dinh dưỡng) 

Bước 2: Tiến hành quan sát sinh trưởng của cây liên tục trong 10 ngày. Tiến hành xem độ xanh tốt và đo chiều cao của cây 3 ngày 1 lần, ghi chép số liệu.

Bước 3: Phân tích số liệu đã thu được và kết luận.

4. Kết quả triển khai kế hoạch:

+ Ô 1: Cây có hiện tượng héo sau 5 ngày, ngày 10 số cây chết một nửa phần còn lại sinh trưởng yếu.

+ Ô 2: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

+ Ô 3: Các cây sinh trưởng tốt bình thường.

5. Kết luận: Trong tự nhiên đất đóng vai trò là giá thể giúp cố định cây, trong đất canh tác tự nhiên có chứa các chất khoáng, các chất này hòa tan trong nước sau đó được cây hấp thụ, giúp cây sinh trưởng và phát triển.

20 tháng 8 2017

đây là toán ko pải sinh học bn ạ

22 tháng 2 2023

- Dự đoán hiện tượng đối với chậu cây hoa giấy đang trồng ngoài sáng vào trong nhà:

+ Hiện tượng: Cây bị héo, vàng lá, úa lá, còi cọc.

+ Giải thích: Khi vào trong nhà các điều kiện môi trường đều có sự thay đổi nhất định đặc biệt là ánh sáng (cường độ ánh sáng trong nhà yếu hơn rất nhiều ngoài trời) → cây thực hiện quá trình quang hợp yếu hơn so với ngoài sáng → các chất hữu cơ tạo ra ít hơn trong khi các chất hữu cơ trong cây lại bị phân giải dần dần → cây thiếu chất dinh dưỡng.

- Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp:

Phương trình tổng quát của quang hợp:

         Nước + Carbon dioxide      Ánh sáng, Diệp lục         Chất hữu cơ +   Oxygen

→ Những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp là:

+ Ánh sáng

+ Nước

+ Carbon dioxide